Sau màn đổ bộ lên Mặt Trăng, Ấn Độ triển khai sứ mệnh Mặt Trời

Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trời với việc phóng một vệ tinh quan sát hiện đại vào đầu tuần tới, không lâu sau khi nước này hạ cánh thành công trạm đổ bộ xuống Mặt Trăng .

Sau màn đổ bộ lên Mặt Trăng, Ấn Độ triển khai sứ mệnh Mặt Trời - Hình 1
Hình ảnh minh họa của Aditya-L1. Ảnh: The Quint

IndianExpress tối 28/8 (giờ địa phương) dẫn thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) xác nhận nước này ngày 2/9 tới sẽ phóng tên lửa đẩy vũ trụ PSLV mang vệ tinh Aditya-L1 vào không gian từ sân bay vũ trụ ở khu vực Sriharikota thuộc bang Andhra Pradesh trong sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trời đầu tiên.

Vệ tinh Aditya-L1 theo đó sẽ di chuyển khoảng 1,4 triệu km từ Trái Đất đến điểm L-1 (Điểm Langrange) lý tưởng để quan sát Mặt Trời, gấp khoảng 4 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Thời gian di chuyển dự kiến có thể mất khoảng 4 tháng liên tục.

Sau khi phóng, Aditya-L1 sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp của Trái Đất bằng tên lửa PSLV rồi tìm thời điểm thích hợp để kích hoạt động cơ đẩy di chuyển vào quỹ đạo mới đến điểm L-1.

Thông qua 7 thiết bị quan sát được gắn trên Aditya-L1, các nhà khoa học Ấn Độ kì vọng có thể quan sát và nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về các hiện tượng diễn ra ở Mặt Trời, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ và có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang trên Trái Đất.

Sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trời của ISRO được công bố vài ngày sau khi Ấn Độ trở thành nước đầu tiên hạ cánh thành công trạm đổ bộ Vikram ở điểm gần cực Nam Mặt Trăng. Trước khi Vikram đổ bộ, tàu Luna-25 của Nga cũng cố gắng hạ cánh xuống cực Nam Mặt Trăng, nhưng thất bại.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhiều quan chức cấp cao nước này đánh giá New Delhi đang bước vào “kỷ nguyên vàng” của chương trình thám hiểm không gian.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.

Video đang HOT

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ - Hình 1
Hình ảnh được phát trực tiếp gần một tháp đồng hồ ở Srinagar (Ấn Độ) cho thấy tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng, ngày 23/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhắc lại lời của Thủ tướng Narendra Modi, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S. Somanath tuyên bố "kỷ nguyên vàng" của chương trình không gian của Ấn Độ chỉ mới bắt đầu.

Ông Somanath cho biết trọng tâm của cơ quan vũ trụ trong vài tháng qua là đảm bảo thành công của sứ mệnh Chandrayaan-3 (tiếng Phạn có nghĩa là tàu Mặt Trăng), nhưng ISRO cũng đang thực hiện các dự án lớn khác được lên kế hoạch cho những tháng tới.

Sau Chandrayaan-3, ISRO sẽ lập tức thực hiện dự án Aditya-L1 - sứ mệnh khoa học đầu tiên được Ấn Độ đưa vào không gian để nghiên cứu Mặt Trời. Sứ mệnh này ban đầu được đặt tên là Aditya-1 (Aditya trong tiếng Phạn có nghĩa là Mặt Trời), gồm một vệ tinh có khối lượng 400 kg mang theo một thiết bị tự hành VELC và dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo tầm thấp, cách Trái Đất 800 km.

Aditya L-1, sứ mệnh phức tạp nhất từ trước đến nay của ISRO, dự kiến sẽ được khởi động vào tuần đầu tiên của tháng 9 tới, có rất nhiều điểm độc đáo. Thứ nhất, lần đầu tiên Ấn Độ xây dựng một "đài quan sát không gian" để quan sát Mặt Trời liên tục, theo dõi quả cầu lửa 24/7.

Thứ hai, Ấn Độ chưa bao giờ phóng tàu vũ trụ lên một điểm Lagrange, nằm trong vùng quỹ đạo của 2 hoặc nhiều thiên thể có khối lượng lớn (như Mặt Trời và Trái Đất) chuyển động quanh nhau dưới tác dụng của lực hấp dẫn, mà ở đó một vật thể có khối lượng không đáng kể (như thiên thạch, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ) có thể nhận được lực hấp dẫn từ 2 thiên thể lớn để duy trì quỹ đạo ổn định, nói dễ hiểu là "đứng yên".

Việc đưa tàu vũ trụ đổ bộ một cách chính xác xuống một điểm trong không gian cách Trái Đất 1,5 triệu km (giữa Trái Đất và Mặt Trời), đòi hỏi kỹ năng điều khiển khéo léo để "lái" tàu vũ trụ đến vị trí xác định; và giữ nó ở đó thậm chí còn khó khăn hơn.

Có 5 điểm Lagrange trong hệ Mặt Trời-Trái Đất, được đặt tên theo nhà toán học và thiên văn học người Italy Joseph-Louis Lagrange. Aditya L-1, được lắp ráp và tích hợp tại Trung tâm vệ tinh Rao U R (URSC) ở Bengaluru, thủ phủ bang Karnataka, sẽ được bố trí tại Lagrange-1 (ký hiệu là L1).

Vệ tinh Aditya L-1 sẽ mất khoảng 109 ngày để đi đến quỹ đạo quầng sáng quanh điểm L1, cách Trái Đất 1,5 triệu km. Hai thiết bị chính trên tàu Aditya L-1 - SUIT và VELC - do các nhà khoa học Ấn Độ thiết kế và chế tạo.

Ngoài ra, VELC sẽ thực hiện "các phép đo quang phổ" để nghiên cứu từ trường của Mặt Trời - lần đầu tiên do một quốc gia thực hiện nghiên cứu trong không gian. Do đó, dữ liệu thiết bị tự hành này thu thập được sẽ đóng góp rất lớn cho nghiên cứu khoa học.

Nhưng trước hết, tại sao ISRO lại quan tâm đến Mặt Trời?

Vệ tinh/tàu vũ trụ Aditya L-1 về cơ bản là một kính viễn vọng không gian. Nhìn rộng ra, sứ mệnh Aditya L-1 có 2 mục tiêu: dài hạn (nhiệm vụ khoa học) và ngắn hạn (bảo vệ các vệ tinh của chúng ta).

Sứ mệnh này bắt đầu vào năm 2006, khi một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ và Hiệp hội Thiên văn Ấn Độ có bài thuyết trình trước ISRO, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ vệ tinh khỏi "những thứ" phát ra từ Mặt Trời.

Vào thời điểm đó, các nhà khoa học có ý tưởng đưa một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất để theo dõi và chụp ảnh Mặt Trời. Nhưng Giáo sư U. R. Rao, cựu Chủ tịch ISRO, đã đề nghị mở rộng quy mô sứ mệnh và bố trí tàu vũ trụ tại điểm L1.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ - Hình 2
Vệ tinh/tàu vũ trụ Aditya L-1. Ảnh: ISRO

Ý tưởng của dự án Aditya L-1 là theo dõi Mặt Trời liên tục để đưa ra cảnh báo sớm về các cơn bão từ của Mặt Trời, vốn có thể làm hỏng vệ tinh và lưới điện của chúng ta. Bão Mặt trời có nhiều dạng, chẳng hạn như sự phun trào khối vành nhật hoa (CME, hàng tỷ tấn vật chất văng ra từ Mặt Trời, có thể bắn ra bất cứ đâu, kể cả hướng về Trái Đất) và các cơn bão từ Mặt Trời - tức những vụ nổ năng lượng đột ngột, thường ở dạng lưỡi lửa dài hàng nghìn km có thể phát ra tia X, sóng điện từ hoặc các hạt năng lượng cao vào không gian và có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến và gây hại cho các phi hành gia vũ trụ).

Về lâu dài, người ta hiểu rằng tia cực tím của Mặt Trời có thể tác động đến khí hậu Trái Đất và tầng ozone trong khí quyển. Bức xạ tia cực tím có bước sóng từ 200 đến 310 nanomet được oxy và ozone trong bầu khí quyển Trái Đất hấp thụ. Bức xạ tia cực tím trên 310 nm xuyên qua bầu khí quyển.

Chúng ta cần biết Mặt Trời có thể phát ra loại tia UV nào. Những thay đổi trong bức xạ tia cực tím có thể ảnh hưởng đến sự hình thành đám mây, hàm lượng hơi nước và mô hình nhiệt độ trong bầu khí quyển thấp hơn của Trái Đất. Do đó, điều quan trọng là nghiên cứu hành vi của Mặt Trời để xem tác động của nó đối với khí hậu Trái Đất.

Aditya L-1 nghiên cứu Mặt Trời như thế nào?

Aditya L-1 sẽ mang theo 7 thiết bị để nghiên cứu bầu khí quyển của Mặt Trời, các cơn bão từ của Mặt Trời và tác động của nó đối với môi trường xung quanh Trái Đất. Một số thiết bị nghiên cứu Mặt Trời từ xa, trong khi những thiết bị khác phân tích các hạt bắn ra từ Mặt Trời "truyền" vào tàu vũ trụ.

Nhưng chủ yếu có 2 thiết bị - Kính viễn vọng chụp ảnh tia cực tím Mặt Trời (SUIT) và Đường phát xạ nhìn thấy được (VELC) - cả hai đều được chế tạo tại Trung tâm Thiên văn và Vật lý thiên văn liên trường đại học (IUCAA) ở Pune.

SUIT sẽ quan sát đĩa Mặt Trời, bao gồm quang quyển bên trong và sắc quyển bên ngoài, trong khi VELC sẽ theo dõi vành nhật hoa quanh Mặt Trời. SUIT sẽ thu thập dữ liệu các tia cực tím gần (bước sóng 200-400 nm) phát ra từ Mặt Trời; và VELC sẽ thu bức xạ cận hồng ngoại từ Mặt Trời.

Tiến sĩ Somak Raychaudhary, người tham gia phát triển SUIT, cho biết: "Đây là những thiết bị rất độc đáo, được chế tạo hoàn toàn ở Ấn Độ". Ông Raychaudhary giải thích rằng vì SUIT và VELC quan sát Mặt Trời cùng lúc nên có thể thấy tác động của bất kỳ thay đổi nào trong quang quyển và sắc quyển của Mặt Trời trên vành nhật hoa - phác họa bức tranh rõ hơn về hành vi của ngôi sao.

Mặt Trời không rắn như Trái Đất mà là một quả cầu khí khổng lồ với nhiều lớp khác nhau, tất cả đều được bao quanh bởi vành nhật hoa; mỗi lớp quay với tốc độ khác nhau. SUIT sẽ đồng thời lập bản đồ quang quyển và sắc quyển của Mặt Trời, bằng cách sử dụng 11 bộ lọc nhạy với các bước sóng khác nhau và bao phủ các độ cao khác nhau trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Theo một bài báo của các nhà khoa học IUCAA xuất bản năm 2017, "điều này sẽ giúp hiểu được các quá trình liên quan việc truyền khối lượng và năng lượng từ lớp này sang lớp khác".

VELC sẽ nghiên cứu vành nhất hoa, chụp ảnh quang học và ghi lại quang phổ - tức phân tách ánh sáng thành các bước sóng tạo các tia lửa mặt trời và các đám mây plasma khổng lồ. Tiến sĩ Dipankar Banerjee, người đã tham gia phát triển VELC ở IUCAA, giải thích rằng thiết bị này cho phép quan sát bằng phép đo quang phổ. Từ trường là "thủ phạm chính" chịu trách nhiệm cho mọi động lực học của Mặt Trời, vì vậy hiểu rõ về từ trường là rất hữu ích. Sau đó, VELC có thể nghiên cứu các vạch quang phổ màu đỏ và xanh lục, giúp nhìn rõ nhiệt độ của vùng Mặt Trời nơi ánh sáng phát ra.

Năm thiết bị còn lại chịu trách nhiệm thu thập và phân tích tia X và các hạt từ Mặt Trời. Như vậy, bảy thiết bị của vệ tinh Aditya L-1 bao gồm toàn bộ gam bức xạ điện từ - gần tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, gần tia cực tím và tia X cũng như các hạt phun trào từ Mặt Trời - tất cả đều từ một điểm quan sát tại điểm L1. Nếu sứ mệnh này thành công, ISRO có thể tuyên bố "Mặt Trời đã nằm trong túi của họ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam PhiTổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi
14:00:33 23/05/2025

Tin đang nóng

Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz ViệtHồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt
13:17:02 23/05/2025
Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!
15:02:40 23/05/2025
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông MãĐò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã
15:40:31 23/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi bị loại khỏi chung kết Head to Head Challenge, khó vô top 40 MWHoa hậu Ý Nhi bị loại khỏi chung kết Head to Head Challenge, khó vô top 40 MW
12:41:05 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo LộcPhát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
14:40:05 23/05/2025
Nam Em đòi công bằng cho Thùy Tiên, lên án 1 kẻ có hành vi lấp liếm bán đồ giảNam Em đòi công bằng cho Thùy Tiên, lên án 1 kẻ có hành vi lấp liếm bán đồ giả
14:07:37 23/05/2025
Duyên Quỳnh "đá bay" Võ Hạ Trâm, hát hit diễu binh cùng Đông Hùng, tuyên bố sốc!Duyên Quỳnh "đá bay" Võ Hạ Trâm, hát hit diễu binh cùng Đông Hùng, tuyên bố sốc!
16:02:20 23/05/2025
"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?
13:19:22 23/05/2025

Tin mới nhất

ECB: Lạm phát đang trong tầm kiểm soát

ECB: Lạm phát đang trong tầm kiểm soát

17:55:52 23/05/2025
Trước khi Mỹ công bố các mức thuế mới, một số thành viên ECB từng đề xuất tạm dừng việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, sau khi thị trường tài chính lao dốc vì tuyên bố của ông Trump, họ đã thay đổi quan điểm.
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản hướng đến các cuộc đàm phán 'có hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản hướng đến các cuộc đàm phán 'có hiệu quả'

17:51:43 23/05/2025
Trước thềm vòng đàm phán thuế quan cấp bộ trưởng tiếp theo tại Washington, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Ryosei Akazawa cũng đã rời Tokyo cùng ngày.
Mỹ: Thương vong trong vụ máy bay nhỏ rơi xuống khu dân cư

Mỹ: Thương vong trong vụ máy bay nhỏ rơi xuống khu dân cư

17:44:53 23/05/2025
Hai nạn nhân thiệt mạng được xác định là người đi máy bay. Khoảng 100 người dân đã được sơ tán sau vụ tai nạn trên. Giới chức Mỹ xác nhận những ngôi nhà ảnh hưởng do vụ tai nạn này là nhà ở quân sự.
Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

15:33:39 23/05/2025
Ukraine cho rằng tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vùng đệm an ninh biên giới sẽ gây cản trở cho nỗ lực đàm phán hòa bình.
Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

15:19:12 23/05/2025
Ukraine tăng cường các cuộc tấn công vào vùng Kursk của Nga, trong khi Tổng thống Vladimir Putin lệnh thúc đẩy an ninh biên giới.
Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

15:13:04 23/05/2025
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valery Zaluzhnyi cho rằng Ukraine nên từ bỏ ý nghĩ khôi phục đường biên giới năm 1991, thậm chí đường biên giới trước năm 2022.
Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

15:06:00 23/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đang thực thi mệnh lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới với Ukraine.
EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

15:00:16 23/05/2025
EU công bố số tiền mà Nga thu được nhờ bán năng lượng cho khối dù trước đó châu Âu thể hiện quyết tâm sẽ dừng mua mặt hàng này từ Moscow.
Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

14:43:58 23/05/2025
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên tiếng sau khi bị một tòa án Thái Lan yêu cầu bồi thường hơn 270 triệu USD vì chương trình gây tranh cãi khi bà còn cầm quyền.
Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

14:35:06 23/05/2025
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo rằng Israel sẽ phải nhận một đòn đáp trả tàn khốc và dứt khoát nếu tiến hành tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

14:02:08 23/05/2025
Năng lực đóng tàu của Trung Quốc cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc. Năm ngoái, các xưởng đóng tàu Trung Quốc đã cung cấp 53% trọng tải toàn cầu, so với chỉ 8% vào năm 2002.
Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

14:01:29 23/05/2025
Một số cộng đồng đang thử nghiệm các mô hình như biến quả mathenge thành thức ăn chăn nuôi hoặc làm than sinh học. Tổ chức VSF Suisse cùng Đại học Nairobi đã triển khai dự án phối hợp tại các vùng bị ảnh hưởng nặng.

Có thể bạn quan tâm

Đi học về nhưng không có một ai ở nhà, hành động của con trai khiến mẹ bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình

Đi học về nhưng không có một ai ở nhà, hành động của con trai khiến mẹ bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình

Netizen

18:01:31 23/05/2025
Nhiều người lớn vẫn hay giữ quan điểm: Trẻ con có biết gì đâu! , nhưng câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ ngay lập tức.
Park Shin Hye gây chú ý với tóc bob cá tính trên bìa tạp chí

Park Shin Hye gây chú ý với tóc bob cá tính trên bìa tạp chí

Sao châu á

17:56:10 23/05/2025
Hình ảnh trưởng thành, quyến rũ và hiện đại của Park Shin Hye được xem là dấu mốc mới trong hành trình làm mới bản thân sau khi kết hôn và trở thành mẹ.
NSƯT Đức Khuê già chục tuổi, tiết lộ hậu trường cảnh đánh đấm ở U60

NSƯT Đức Khuê già chục tuổi, tiết lộ hậu trường cảnh đánh đấm ở U60

Hậu trường phim

17:44:20 23/05/2025
Ở tuổi U60, NSƯT Đức Khuê vẫn hào hứng với dự án mang màu sắc tâm linh - kinh dị, thử sức với cảnh phim mang tính hành động.
Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?

Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?

Xe máy

17:38:50 23/05/2025
Hiện tại, Medley hiện hành tại Việt Nam được nâng cấp lần gần nhất vào năm 2021. Xe được trang bị động cơ i-Get với 2 tùy chọn bao gồm 125 và 150 cc, 4 thì, 4 van phun xăng điện tử và làm mát bằng dung dịch.
Huyền thoại làm nên ca khúc thành công của The Carpenters qua đời ở tuổi 85

Huyền thoại làm nên ca khúc thành công của The Carpenters qua đời ở tuổi 85

Nhạc quốc tế

17:35:49 23/05/2025
Roger Nichols, người đứng sau nhiều ca khúc đình đám của nhóm nhạc huyền thoại The Carpenters, vừa qua đời ở tuổi 85.
Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký

Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký

Sao thể thao

17:09:41 23/05/2025
Mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã được vợ Chu Thanh Huyền hộ tống tham gia chương trình truyền hình thực tế Mái ấm gia đình Việt .
Hồng Phượng nghi xúi mẹ nuôi Hồng Loan, chị Ni thay con Vũ Linh lên tiếng ẩn ý

Hồng Phượng nghi xúi mẹ nuôi Hồng Loan, chị Ni thay con Vũ Linh lên tiếng ẩn ý

Sao việt

17:00:28 23/05/2025
Hồi năm 2023, con nuôi nghệ sĩ Vũ Linh gây xôn xao khi được một nữ doanh nhân kim hoàn nhận làm con nuôi. Tuy nhiên mới đây mối quan hệ này rạn nứt không êm thấm gây xôn xao trên mạng xã hội.
Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Thế giới số

16:50:51 23/05/2025
Bigo Live, nền tảng livestream hàng đầu thế giới, đã khởi động cuộc thi tìm kiếm tài năng toàn quốc mang tên Spot On 2025 nhằm tìm ra thế hệ ngôi sao diễn xuất tiếp theo của Việt Nam, với đêm chung kết sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 6
Từ vụ án hoa hậu Thùy Tiên: Thế nào là "lừa đảo" và "lừa dối"?

Từ vụ án hoa hậu Thùy Tiên: Thế nào là "lừa đảo" và "lừa dối"?

Pháp luật

16:40:45 23/05/2025
Theo luật sư, trong khi lừa đảo là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nói chung thì lừa dối nhằm vào những người là người tiêu dùng và được thể hiện ở các hành vi cụ thể khác nhau.
Doraemon Movie 44 'đè bẹp dí' phim Việt, lại bị vợ chồng Salim 'hại thê thảm'

Doraemon Movie 44 'đè bẹp dí' phim Việt, lại bị vợ chồng Salim 'hại thê thảm'

Phim châu á

16:33:22 23/05/2025
Sau 2 ngày công chiếu sớm sức mạnh của fan Doraemon đã khiến khán giả choáng ngợp chỉ sau ngày đầu bán vé đã đạt doanh thu 9,5 tỷ đồng. Nhờ con số khởi đầu mạnh mẽ bộ phim đã nhanh chóng đè bẹp dí các siêu phẩm Việt thời gian qua.
Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Tin nổi bật

16:30:47 23/05/2025
Tài xế lái xe máy có cán bộ CSGT bám víu chới với phía sau khai nhận, do không có giấy phép lái xe nên khi bị ra hiệu dừng kiểm tra thì sợ bị phạt, tìm cách chạy thoát thân.