Sau quyết định hợp pháp hóa cần sa của Mỹ
Đầu tháng 11.2012, hai bang ở Mỹ là Colorado và Washington đã bỏ phiếu hợp pháp hóa, ra chế tài và đánh thuế cần sa.
Những gói cần sa được buôn bất hợp pháp ở Mexico.
Quyết định này được nhận định có tác động mạnh mẽ tới nước láng giềng Mexico và cuộc chiến đấu chống lại các băng nhóm buôn ma túy tại nước này.
Hằng năm, những người ủng hộ cần sa tại Seattle- thủ phủ bang Washington, Mỹ- tổ chức lễ hội hút cần sa thường niên Hempfest, vốn kéo dài 2 ngày. Trong những ngày lễ hội, vô số đám đông ngồi dọc bãi biển của thành phố phì phèo điếu cần sa kẹp trong những ngón tay, thổi khói thuốc vào không khí trong khi nghe nhạc sống. Xung quanh là những tiệm hàng dạo, bán tẩu, giấy cuốn và các dụng cụ để hút khác…
Trong khi đó, cảnh sát đi tuần gắt gao để đảm bảo không một ai tham dự lễ hội có hành vi mua hay buôn bán cần sa. Tuy nhiên, vào lễ hội Hempfest năm sau, họ có thể sẽ không cần phải làm như vậy nữa.
Vào ngày mà các cử tri Mỹ tại Washington bỏ phiếu bầu Tổng thống Barack Obama tái đắc cử, họ cũng đồng ý thông qua ý kiến hợp pháp hóa thú tiêu khiển hút cần sa. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở vùng dãy núi Rockies ở bên bang Colorado
Video đang HOT
“Những gì xảy ra ở Colorado và Washington thực sự mang tính cách mạng. Hiện chưa một nước tiên tiến nào dỡ bỏ việc cấm sản xuất và phân phối cần sa không có lý do y tế ” – Giám đốc Beau Kilmer- thuộc Viện Nghiên cứu chính sách ma túy RAND tại California, Mỹ- cho hay.
Khi lệnh hợp pháp hóa cần sa chính thức có hiệu lực tại Colorado vào đầu tháng 12.2012 tới, việc một người trên 21 tuổi tại bang này có thể mang trong người 28 gram cần sa, trồng cần sa ngay trong nhà, đưa cho người khác 28 gram cần sa… đều trở nên hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn nhiều câu hỏi phức tạp được đặt ra xung quanh công tác xây dựng một khung pháp lý dành cho việc sản xuất và phân phối ma túy – dự kiến phải ít nhất 1 năm xây dựng.
Quyết định trên được nhận định đã đặt hai bang Colorado và Washington vào cuộc đối đầu pháp lý với Chính phủ liên bang Mỹ và các chính sách quốc gia liên quan đến ma túy. “Tại thời điểm này, không ai biết Chính phủ liên bang Mỹ sẽ phản ứng thế nào với hai bang Colorado và Washington, nhưng tôi không nghĩ rằng sẽ là hành động đồng nhất” – tiến sĩ Kilmer cho biết.
Ở cách Mỹ hàng nghìn kilômét, trong một quán hút cần sa ở Mexico, tin tức Colorado và Washington hợp pháp hóa cần sa được nồng nhiệt chào đón. Rất nhiều khách hàng trong lúc thưởng thức khói cần sa từ những bình hút đắt tiền cho biết, rất mong muốn một luật tương tự sẽ được thông qua tại Mexico.
“Mọi người không muốn tiếp tục đóng góp vào lợi nhuận cho những kẻ buôn bán ma túy nữa và gần đây tôi bán được rất nhiều cuốn sách có tên là “Canh tác sinh học cần sa” – chủ quán hút cần sa trên cho biết.
Người đang nỗ lực để thay đổi luật về cần sa tại Mexico hiện nay là Fernando Belauzaran – một nhà chính trị cánh tả tại Mexico. Belauzaran đã giới thiệu một dự luật về cần sa trước Quốc hội Mexico, trong đó kêu gọi hợp pháp hóa và ban hành các quy định liên quan đến cần sa, tương tự như đối với rượu.
“Chúng tôi muốn hỏi, liệu có lý không khi tiến hành một cuộc vận động quân sự gây ra quá nhiều sự phá hủy và chết chóc cho đất nước chỉ để cản trợ việc đưa một thứ giờ đã được cho phép và hợp pháp hóa vào Mỹ” – ông Belauzaran nói. Theo ông Belauzaran, Chính phủ Mexico thực sự nên cân nhắc về vấn đề này.
Còn trên một số báo chí của Mỹ và Mexico, quyết định của bang Washington và Colorado được gọi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Mexico trong cuộc chiến với ma túy. Tổng thống Mexico Felipe Calderon nói rằng, quyết định hợp pháp hóa ma túy tại Mỹ là “sự thay đổi trong mô hình” vào tiêu thụ ma túy. Ông Calderon kêu gọi Liên Hợp Quốc và các tổ chức Mỹ giúp đỡ để làm sạch tình thế này.
“Hiển nhiên là chúng tôi không thể quản lý một sản phẩm bất hợp pháp tại Mexico, cố gắng ngăn chặn việc chúng được chuyển đến Mỹ; trong khi ở Mỹ, tình thế lại hoàn toàn khác”- ông Luis Videgaray, cố vấn cấp cao của Chính phủ Mexico – lên tiếng.
Theo laodong
Tổng thống Mexico đề nghị đổi tên nước
Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã gửi một dự luật lên quốc hội, nhằm thay tên chính thức của nước này.
Hợp chủng quốc Mexico được cả thế giới biết đến là Mexico.
Tên chính thức hiện nay, United States of Mexico (Hợp chủng quốc Mexico), được đưa ra vào năm 1824, sau khi nước này giành độc lập từ Tây Ban Nha và nhằm cạnh tranh với nước láng giềng phương bắc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America). Tên này được dùng trong hầu hết các tài liệu chính thức, trên đồng tiền và các tài liệu chính phủ khác.
Và giờ đây Tổng thống Calderon muốn đổi đơn giản thành Mexico, như tên gọi mà cả thế giới vẫn từng biết đến.
Ông Calderon, người sẽ mãn nhiệm vào ngày 1/12 tới, cho biết Mexicokhông còn cần phải sao chép bất kỳ cường quốc nước ngoài nào.
"Tên của đất nước chúng ta không còn cần phải cạnh tranh với tên của các nước khác", ông Calderon cho biết tại một cuộc họp báo. "Xin lỗi vì cách nói của tôi, nhưng tên của Mexico là Mexico".
Ông Calderon lần đầu tiên gợi ý đổi tên nước khi còn là một nghị sỹ vào năm 2003, nhưng dự luật khi đó không được đưa ra bỏ phiếu.
Dự luật này của ông Calderon cần phải được cả hai viện phê chuẩn cũng như phần lớn các cơ quan lập pháp ở 31 bang của Mexico.
Dự luật được đưa ra chỉ một tuần trước khi ông Calderon rời nhiệm sở, nên một số người cho rằng nó chỉ mang tính chất biểu tượng.
Ông Calderon sẽ trao quyền cho Tổng thống đắc cử Enrique Pena Nieto.
Theo Dantri
"Con nghiện Mỹ gây nên bạo lực ma túy ở Mexico" Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ của Mexico, Felipe Calderon, cáo buộc luật kiểm soát súng lỏng lẻo của Mỹ và tình trạng các con nghiện quá đông tại nước này là nguyên nhân gây ra bạo lực ma túy khiến Mexico phải vất vả đối phó suốt nhiều năm qua. Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mexico Felipe Calderon Trong bài phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt
Có thể bạn quan tâm

Chồng cũ không chu cấp cũng chẳng có trách nhiệm gì với con nhưng thường xuyên reo rắt vào đầu con rằng mẹ và ông bà ngoại là người xấu
Góc tâm tình
09:14:08 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số
Ôtô
09:09:34 23/05/2025
Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI
Thế giới số
09:08:27 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?
Sao châu á
08:49:15 23/05/2025
Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng
Xe máy
08:46:48 23/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau
Phim việt
08:36:15 23/05/2025
Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...
Tin nổi bật
08:33:40 23/05/2025