Sầu riêng, khoai lang sẽ đường đường… “xuất ngoại” vào Trung Quốc
Bộ NNPTNT đang thúc đẩy tiến trình mở cửa theo thứ tự ưu tiên đối với một số loại trái cây, nông sản vào thị trường Trung Quốc như: Bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa, thảo quả, sầu riêng…
Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Tại hội thảo quốc tế “Trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam – Trung Quốc” diễn ra ngày 27/10 tại TP.HCM, ông Tạ Quang Kiên – đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay Việt Nam đang có 9 loại trái cây được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, gồm: Xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long và măng cụt.
Theo ông Kiên, hiện Bộ NNPTNT đang thúc đẩy nhanh tiến trình ký kết nghị định thư về mở cửa thị trường sản phẩm thạch đen, sầu riêng và khoai lang.
“Bộ cũng tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa theo thứ tự ưu tiên đối với một số loại trái cây, nông sản khác vào thị trường Trung Quốc như: Bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa, thảo quả và dứa” – ông Kiên nói.
Thu hoạch sầu riêng tại Tiền Giang. Ảnh: Tư liệu
Với những khó khăn về xuất khẩu thời gian qua gặp phải ở một số loại nông sản, Bộ NNPTNT cũng làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhanh chóng khắc phục việc tạm dừng xuất khẩu xoài, ớt của Việt Nam sang Trung Quốc.
Đồng thời, thiết lập đường dây nóng giữa các cơ quan đầu mối kỹ thuật hai nước để thường xuyên trao đổi, tháo gỡ khó khăn trong vướng mắc, thương mại biên giới hai bên.
“Bộ NNPTNT sẽ phối hợp các địa phương, hiệp hội tập trung phổ biến thông tin về xuất khẩu chính ngạch, quy định thị trường, hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này” – ông Tạ Quang Kiên nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết thêm, đối với các loại hoa quả đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hiện Bộ NNPTNT cũng đang ký kết lại Nghị định thư về kiểm dịch.
Video đang HOT
Việc xuất khẩu các loại nông sản này sang thị trường Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, bên cạnh đẩy nhanh tiến trình mở cửa với các loại nông sản khác.
Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Trung Quốc giam 8,6% so vơi cùng ky, đat hơn 9,8 ty USD, đáng chú ý, mặt hàng rau quả giảm đến 25,9%, còn 1,4 tỷ USD.
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho hay tiềm năng của thị trường Trung Quốc rất lớn, mỗi ngày Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn thực phẩm, các nước xuất khẩu vào thị trường này sẽ có nhiều triển vọng.
Trong đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam.
“Tiềm năng thương mại nông sản giữa hai nước còn rất lớn, Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 16 trên thế giới và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (số liệu năm 2019). Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí tốp đầu trên thế giới trong đó có sản phẩm trái cây nhiệt đới… và Trung Quốc là thị trường đích đứng thứ 1, trên 70% rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”- ông Toản nói.
Tuy nhiên, theo ông Toản, Trung Quốc hiện này không còn là một thị trường dễ tính, họ ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, do đó, các doanh nghiệp Việt phải chú ý. “Chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi linh hoạt tùy theo từng thời điểm, định hướng phát triển thương mại chính ngạch” – ông Nguyễn Quốc Toản lưu ý.
Riêng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, Trung Quốc đang áp dụng một số biện pháp quản lý về chất lượng, nguồn gốc, thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Tương tự, ông Lý Kiến Lương – Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM, cho biết thêm theo phản hồi từ phía Hải quan Trung Quốc, hiện vẫn còn những vướng mắc về đăng ký vùng trồng, quản lý cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt Nam.
Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu xoài do vi phạm mã số vùng trồng, cần giám sát chặt
Mặc dù tỷ lệ số mã số vùng trồng trồng xoài đang bị phía Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu là không lớn, nhưng đây là một "tín hiệu" cho thấy công tác kiểm tra, giám sát và quản lý mã số vùng trồng đối với các nông sản xuất khẩu cần phải được rà soát, chấn chỉnh kịp thời.
Cấp gần 1.000 mã số vùng trồng
Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang được triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói mới được phép xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... và gần đây nhất là Trung Quốc.
Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), đến thời điểm hiện tại, đối với các thị trường xuất khẩu nông sản "khó tính", Việt Nam đã cấp được 998 mã số vùng trồng.
Sản phẩm xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp) bị mạo danh mã số vùng trồng. Ảnh: I.T
Trong đó các mã số được cấp nhiều nhất là cho thị trường Mỹ (471), tiếp đó là Australia và New Zealand (393), Hàn Quốc (199) và cuối cùng là các thị trường Thái Lan, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, có 47 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này.
Riêng thị trường Trung Quốc, tính đến tháng 8/2020 đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị và đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng với diện tích trên 180.000ha cho 9 loại quả tươi (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) đã được xuất khẩu chính ngạch và 1.832 mã số cơ sở đóng gói.
Trong số này, xoài, nhãn, thanh long... là các sản phẩm có nhiều mã số vùng trồng được cấp nhất. Riêng đối với khu vực ĐBSCL, hiện đã cấp 628 mã vùng trồng và 924 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Cục Bảo vệ thực vật cho hay, trong thời gian qua, việc kiểm tra và giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại các địa phương được thực hiện về cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên, tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cho cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam về 220 lô xoài (khoảng 3.300 tấn trong tổng số 750.000 tấn đã xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2019 và 2020 - chiếm khoảng 0,43% tổng lượng xuất khẩu) vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật với nhiều nguyên nhân.
Phía Trung Quốc yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu xoài từ các 12 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói có liên quan để phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý, trong đó nhiều nhất là Tiền Giang (có 15 mã số nhà đóng gói và vùng trồng), tiếp đó là An Giang (7 mã) và thấp nhất là Vĩnh Long (2 mã).
"Mặc dù tỷ lệ số mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng đang bị phía Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu là không lớn, nhưng đây là một "tín hiệu" cho thấy công tác kiểm tra, giám sát và quản lý mã số vùng trồng đối với các nông sản xuất khẩu cần phải được rà soát, chấn chỉnh kịp thời" - Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.
Địa phương thờ ơ, doanh nghiệp gian lận
Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ, qua quá trình kiểm tra, rà soát, có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại liên quan đến việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Cụ thể như, việc quản lý mã số tại các một số địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng, chưa xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữa vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã với các cơ quản lý ở địa phương, trung ương để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu còn chưa được chặt chẽ.
Đáng chú ý, Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh: "Rất nhiều địa phương chưa phân công cho một cơ quan chuyên môn làm đầu mối để thực hiện quản lý, giám sát và hướng dẫn đối với việc kiểm tra và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói. Điều này dẫn tới việc không thống nhất trong quá trình xử lý công việc".
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số, mạo danh mã số của nhau để xuất khẩu. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín hàng trái cây Việt Nam xuất khẩu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các đơn vị chủ sở hữu mã số.
Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nông dân.
Thậm chí nguy cơ mất thị trường, không thể xuất khẩu được nữa là rất cao nếu thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu.
Thời gian tới để quản lý tốt hơn vấn đề này, Bộ NNPTNT xác định tiếp tục chỉ đạo hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn tình trạng đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khẩu xuất khẩu.
Ở cấp địa phương, Bộ NNPTNT nêu rõ cần phân công cụ thể cán bộ và cơ quan đầu mối trong quản lý, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số. Đây chính là đơn vị để Bộ NNPTNT triển khai các hoạt động kỹ thuật cụ thể có liên quan.
Bên cạnh đó, địa phương phải chủ động xây dựng các kế hoạch kiểm tra đề nghị cấp mã số hoặc giám sát các đơn vị đã được cấp mã số và báo cáo kịp thời về cơ quan đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật để có các biện pháp xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Sáng chế xi nhan tự động cho phương tiện giao thông Em Nguyễn Hoàng, học sinh trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) có ý tưởng sáng chế xi nhan tự động cho ô tô, xe máy và xe đạp điện với mong muốn góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Ý tưởng này đã đạt Huy chương Bạc cuộc thi Olympic và Hội thảo quốc tế về các công trình sáng tạo tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?
Netizen
14:04:54 25/05/2025
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức
Sao việt
13:57:37 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025