Sáu thách thức lớn nhất đối với đảng chính trị mới của tỷ phú Elon Musk
Người giàu nhất thế giới tuyên bố đã thành lập “Đảng Nước Mỹ”. Tuy nhiên, việc biến đảng này thành một phong trào chính trị có ý nghĩa sẽ không hề dễ dàng.
Tỷ phú Elon Musk . Ảnh: PAP/TTXVN
Theo tờ Washington Post, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk ngày 5/7 cho biết ông đã thành lập một đảng chính trị mới ở Mỹ mang tên “Đảng Nước Mỹ”, với mục tiêu đại diện cho 80% cử tri “ở giữa”.
Sau khi dốc lực ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024, ông Musk đã trở thành nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước này. Sau đó, ông cũng phụ trách thành lập cơ quan mang tên Ban Hiệu quả Chính phủ (DOGE) trong chính quyền Tổng thống Trump nhằm cắt giảm quy mô chính phủ.
Tuy nhiên, Elon Musk dường như đã quay lưng với ông Trump và phần lớn các nghị sĩ Cộng hòa tại Quốc hội. Xuất phát từ sự bất bình với tình trạng chi tiêu công quá mức, ông Musk gần đây tuyên bố sẽ thành lập “Đảng Nước Mỹ” nếu Quốc hội thông qua dự luật cải cách thuế và chi tiêu quy mô lớn do Tổng thống hậu thuẫn. Vào ngày 6/7, một ngày sau khi ông Trump ký ban hành dự luật, ông Musk tuyên bố trên X rằng đảng này đã chính thức được thành lập để giành lại tự do cho các cử tri.
Tuy nhiên, đảng của Musk sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ hệ thống chính trị ưu ái lưỡng đảng đến tính khí cá nhân của chính ông. Dưới đây là 6 rào cản đáng kể nhất.
Rào cản thể chế và luật bầu cử
Hệ thống bầu cử theo kiểu “thắng tất” của Mỹ không thân thiện với các đảng thứ ba.
Giáo sư Hans Noel, chuyên giảng dạy lịch sử chính trị tại Đại học Georgetown, nhận định: “Nước Mỹ không có các thể chế cho phép các đảng nhỏ hoặc đảng thứ ba dễ dàng thành công”. Ông nói thêm: “Bạn phải thắng tuyệt đối thì mới được công nhận. Không giống như ở các nền dân chủ khác, nơi một đảng nhỏ có thể giành 20-30% phiếu bầu và có đại diện trong Quốc hội để dần xây dựng lực lượng”.
Ngoài hệ thống “thắng tất”, nếu ông Musk muốn đưa ứng viên của mình ra tranh cử ở cấp liên bang hoặc sau này là tổng thống, thì tổ chức chính trị mới của ông sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau về việc có tên trên lá phiếu tại từng bang.
Các bang và Ủy ban Bầu cử Liên bang có những quy định riêng để đăng ký một đảng mới, bao gồm điều kiện cư trú, số lượng chữ ký cử tri…
Giáo sư Mac McCorkle tại Trường Chính sách công Sanford của Đại học Duke cho rằng điều này là vô cùng nan giải: “Để có tên trên lá phiếu, cần thu thập được rất nhiều chữ ký cử tri”. Tuy nhiên, ông cũng nhận định: “Với tiềm lực tài chính, ông Musk có lẽ làm được điều đó”.
Video đang HOT
Thực tế, nhiều ứng viên đảng thứ ba từng vấp phải rào cản này. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, không có ứng viên bên thứ ba đáng chú ý nào có tên trên phiếu bầu ở cả 50 bang.
Trở lực lịch sử và thực tiễn gần đây
Các đảng bên ngoài hệ thống lưỡng đảng Mỹ luôn tồn tại, nhưng ảnh hưởng của họ ở cấp quốc gia rất hạn chế.
Lần gần nhất một ứng viên tổng thống không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ giành được phiếu đại cử tri là năm 1968, khi năm bang miền Nam ủng hộ ông George Wallace (đảng Độc lập Mỹ).
Tỷ phú Ross Perot từng đạt gần 19% phiếu phổ thông năm 1992 nhưng không giành được phiếu đại cử tri nào. Giáo sư Noel nhận định: “Ông Perot đạt kết quả tuyệt vời, nhưng ông không về nhất ở bang nào. Với hệ thống đại cử tri như hiện nay, điều đó đồng nghĩa với con số 0″.
Chiến dịch tranh cử của ông Ralph Nader năm 2000 đã khiến bang Florida có kết quả sít sao , tạo điều kiện để ông George W. Bush giành chiến thắng sau phán quyết của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, ông Nader vẫn không giành được phiếu đại cử tri nào.
Một số chính trị gia độc lập hiện nay như Bernie Sanders (Vermont) và Angus King (Maine) vẫn liên kết với đảng Dân chủ. Hai thượng nghị sĩ độc lập khác là Kyrsten Sinema (Arizona) và Joe Manchin (Tây Virginia) đã không tái tranh cử năm 2024. Cựu hạ nghị sĩ Justin Amash (Michigan) rời đảng Cộng hòa năm 2019 và gia nhập đảng Tự do năm 2020, nhưng không tái tranh cử.
Quy mô và chiến lược
Ông Musk cho biết ông sẽ nhắm đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm sau.
Trước đó, ông Musk từng nêu ý tưởng tác động đến Quốc hội bằng cách tập trung vào một số cuộc đua tại Thượng viện và Hạ viện, nhưng chưa nêu rõ mục tiêu cụ thể.
Trên X, ông Musk viết: “Với thế đa số mong manh, điều đó đủ để đóng vai trò quyết định trong các dự luật gây tranh cãi, bảo đảm rằng luật pháp thực sự phục vụ ý chí của nhân dân”.
Dù không tin các ứng viên của ông Musk sẽ thắng, nhưng Giáo sư McCorkle cho rằng họ có thể đóng vai trò “gây xáo trộn”, khiến đảng Cộng hòa mất phiếu ở các bang chiến địa như Bắc Carolina, nhất là khi cử tri theo ông Trump có thể không còn mặn mà với kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Tỷ phú Musk phản đối dự luật chi tiêu và cải cách thuế vừa được ông Trump ký ban hành. Quan điểm này của ông được nhiều người Mỹ đồng tình. Theo khảo sát của Washington Post-Ipsos, 63% người dân phản đối khoản nợ quốc gia tăng thêm 3.000 tỷ USD do dự luật gây ra.
Tuy nhiên, Giáo sư McCorkle cho rằng việc ông Musk phản đối chi tiêu công không tạo thành một chiến lược dài hạn, đặc biệt khi các công ty của ông đang nhận được những hợp đồng chính phủ trị giá hàng chục tỷ USD.
Mâu thuẫn trong nhóm cử tri tiềm năng
Ngày 5/7, tỷ phú Musk đồng tình với một người dùng X đưa ra cương lĩnh gồm: giảm nợ công, hiện đại hóa quân đội bằng AI và robot, ủng hộ tự do ngôn luận và bãi bỏ quy định, khuyến khích sinh con, thực hiện chính sách ôn hòa ở mọi lĩnh vực còn lại.
Tuy nhiên, Giáo sư Noel cho rằng nhóm “80% ở giữa” mà tỷ phú Musk nhắm đến lại không đủ gắn kết để thành lập một đảng. Ông nói: “Người ta vẫn còn gắn bó với hai đảng lớn, dù không hài lòng với họ. Mọi người có mối quan tâm khác nhau, nhưng không có một lực lượng cử tri rõ ràng nào mà ông Musk đang nhắm đến. Con số 80% đó thực ra không được xác định rõ ràng chút nào”.
Tìm kiếm đồng minh chính trị
Sau khi rời bỏ chính quyền liên bang và mâu thuẫn với ông Trump cùng các nghị sĩ Cộng hòa, ảnh hưởng chính trị của ông Musk đang suy giảm. Đồng minh của ông Trump là James Fishback đã tuyên bố thành lập một ủy ban hành động chính trị (super PAC) để ngăn cản nỗ lực của ông Musk.
Dù có tiềm lực tài chính, nhưng theo Giáo sư Noel, các đảng chính trị mạnh đều xây dựng được mạng lưới cử tri ủng hộ, có thể quyên góp, vận động và đi bỏ phiếu: “Không chỉ là tiền. Quan trọng hơn là xây dựng được mối liên kết với cử tri, những người sẽ không chỉ bỏ tiền mà còn hành động vì bạn”.
Theo ông Noel, đảng mới sẽ cần một lực lượng cử tri tận tâm sẵn sàng chiến đấu qua nhiều thất bại ban đầu. “Tiền không mua được điều đó”.
Hiện chỉ có một nghị sĩ Cộng hòa phản đối chi tiêu công và có xu hướng tự do cá nhân vẫn được ông Musk ủng hộ: ông Thomas Massie (bang Kentucky). Hai nhóm chính trị ngoài đảng Cộng hòa là Ủy ban Quốc gia đảng Tự do và nhóm trung dung No Labels cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với tỷ phú Musk.
Sự kiên nhẫn
Liệu một tỷ phú với tính khí thất thường, nổi tiếng vì phá vỡ chuẩn mực, đặt mục tiêu tham vọng và sản xuất tên lửa cùng ôtô điện có đủ kiên nhẫn để theo đuổi quy trình phức tạp và thất bại chính trị?
Hai giáo sư Noel và McCorkle đều hoài nghi.
Ông McCorkle nói: “Tôi không chắc ông ấy đủ kiên nhẫn. Tỷ phú Musk sẽ kiểm tra năng lực các ứng viên thế nào?”.
Đầu năm nay, tỷ phú Musk đã chứng kiến giới hạn của tiền bạc trong chính trị khi chi hơn 20 triệu USD để ủng hộ một ứng viên bảo thủ trong cuộc đua vào Tòa án Tối cao bang Wisconsin.
Cuộc bầu cử này tiêu tốn hơn 100 triệu USD, trở thành cuộc đua tư pháp đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ. Dù ông Musk đầu tư mạnh và cho rằng đây là cuộc bầu có thể “định hình văn minh phương Tây”, nhưng ứng viên tự do Susan Crawford vẫn giành chiến thắng.
Thời gian gần đây, ông Musk liên tục thay đổi về mức độ chi tiền cho chính trị. Sau thất bại ở Wisconsin, ông tuyên bố sẽ chi ít hơn nhiều trong tương lai, nhưng vẫn để ngỏ khả năng chi tiếp nếu thấy có lý do chính đáng.
Giáo sư McCorkle kết luận: “Tôi không tin ông ấy sẽ dành phần đời còn lại để lập đảng. Tôi nghĩ đây chủ yếu là mâu thuẫn cá nhân với ông Trump và nỗ lực làm lu mờ di sản chính trị của tổng thống”.
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập một chính đảng mới ở Mỹ
Ông Elon Musk cho biết, dựa trên kết quả cuộc thăm dò ý kiến, ông sẽ thành lập một chính đảng mới ở Mỹ với tên gọi Đảng Mỹ, nhằm mang lại tự do cho người dân Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk đưa ra thông báo trên sau khi tiến hành tham khảo ý kiến của những người theo dõi ông trên mạng xã hội X, về ý tưởng thành lập một đảng chính trị mới ở Mỹ. Ông Elon Musk cho biết, dựa trên kết quả cuộc thăm dò ý kiến, ông sẽ thành lập Đảng Mỹ để mang lại tự do cho người dân Mỹ. Tuy nhiên, ông Elon Musk không cho biết liệu ông có đăng ký đảng này hay không, hay đảng của ông có cấu trúc và quy chế hoạt động ra sao.
Động thái của vị tỷ phú này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành đạo luật thuế và chi tiêu quy mô lớn còn được biết đến với tên gọi dự luật to lớn và đẹp đẽ. Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã nhiều lần công khai chỉ trích gói chi tiêu và cắt giảm thuế khổng lồ của Tổng thống Donald Trump ngay từ khi dự luật này còn trong quá trình thảo luận. Ông Elon Musk gọi dự luật này là hành động "phá hoại ngân sách" và mang tính "chính trị ngắn hạn hơn là bền vững lâu dài".
Tỷ phú Elon Musk. Nguồn: Reuters
Tỷ phú Elon Musk từng chi hàng trăm triệu USD cho chiến dịch tái cử của ông Donald Trump, đồng thời đứng đầu Bộ Hiệu quả chính phủ nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ trong những ngày đầu của nhiệm kỳ 2 của ông Donald Trump. Tuy nhiên, hai bên đã có những bất đồng liên quan tới dự luật thuế và chi tiêu gây tranh cãi của ông Donald Trump.
Tỷ phú Elon Musk trước đó nói ông sẽ thành lập một đảng chính trị mới và tìm cách tài trợ các nỗ lực hạ bệ các nghị sỹ Cộng hòa đã ủng hộ dự luật của ông Donald Trump.
Phản ứng của tỷ phú Elon Musk khi Tổng thống Trump dọa trục xuất Ông Elon Musk dường như dịu giọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố cứng rắn và dọa trục xuất tỷ phú công nghệ. Tổng thống Trump và tỷ phú Musk (Ảnh: Reuters). Trong bài viết trên mạng xã hội X vào ngày 1/7, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ kiềm chế việc leo thang căng thẳng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Kim Tuyến U40 vẫn "bỏng mắt" nhan sắc cực phẩm, showbiz chao đảo vì quá đẹp
Sao việt
10:49:04 08/07/2025
Phản ứng của nữ thần sexy số 1 showbiz khi phát hiện chồng "ăn nem" khiến dân tình trợn tròn mắt
Sao châu á
10:47:44 08/07/2025
Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!
Tin nổi bật
10:37:45 08/07/2025
Trang phục màu hồng rực rỡ cho nàng thêm tự tin xuống phố
Thời trang
10:34:31 08/07/2025
Cách thiết kế góc làm việc trong phòng ngủ tối ưu hóa không gian, giúp cải thiện giấc ngủ
Sáng tạo
10:28:05 08/07/2025
Shark Bình nổi điên vì phát ngôn "cho vợ 1 tỷ/tháng", bị gán ghép trắng trợn!
Netizen
10:23:44 08/07/2025
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Kiến thức giới tính
09:46:26 08/07/2025
Chị tôi mất chưa đầy 1 tháng, anh rể đã rước người phụ nữ khác về nhưng sự thật đằng sau lại khiến ai cũng rơi nước mắt
Góc tâm tình
09:42:56 08/07/2025
Naengmyeon - Tô mì lạnh thấm đẫm hương vị mùa hè Hàn Quốc
Ẩm thực
09:02:23 08/07/2025
Tự trị bệnh tại nhà, người đàn ông nhập viện vì nhiễm trùng nặng
Sức khỏe
09:01:59 08/07/2025