Sẽ có một Sở mới thay Sở giáo dục quản lý việc học
Ông Nguyễn Văn Lượng cho rằng: “Hiện đang có gợi ý sau này sở khoa học và công nghệ mà địa phương không thành lập sẽ đưa về sở giáo dục và đào tạo quản lý”.
Liên quan đến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy định sở giáo dục và đào tạo không nằm trong nhóm 1 (tức là các sở bắt buộc tỉnh nào cũng phải có).
Trước quy định này nhiều người lo lắng việc sở giáo dục không tồn tại như cũ mà thay vào đó có thể sẽ bị sáp nhập hoặc hợp nhất với các sở ngành khác. Điều này ảnh hưởng đến công tác giáo dục tại địa phương.
Trước những ý kiến lo lắng trên, ngày 2/4, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Biên chế Bộ Nội vụ – ông Nguyễn Văn Lượng.
Ông Nguyễn Văn Lượng cho rằng: “Hiện đang có gợi ý sau này sở khoa học và công nghệ mà địa phương không thành lập sẽ đưa về sở giáo dục và đào tạo quản lý”- ( ảnh nguồn moha.gov.vn).
Theo ông Nguyễn Văn Lượng, đây mới là dự thảo đang xin ý kiến. Theo dự thảo 17 sở ngành như hiện nay được chia làm 3 nhóm.
Trong đó nhóm 1 là các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước gồm 7 sở: Nội vụ; Tư pháp;
Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Y tế; Thanh tra; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Video đang HOT
Nhóm 2 là các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất.
Nhóm 3 là các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập.
Giải thích về việc vì sao sở giáo dục không được đưa vào nhóm 1, ông Nguyễn Văn Lượng cho rằng: “Hiện đang có gợi ý sau này sở khoa học và công nghệ mà địa phương không thành lập sẽ đưa về sở giáo dục và đào tạo quản lý.
Chính vì thế, sở giáo dục và đào tạo đang nằm trong diện có biến động không ổn định.
Ban soạn thảo gọi là thuộc diện mềm. Mềm không có nghĩa bắt buộc là không có”.
Ông Nguyễn Văn Lượng còn cho biết: “Sau này có thể nhập sở giáo dục và đào tạo vào với sở khoa học và công nghệ nên tên sở có thể khác.
Trong nhóm 3 hiện có gợi ý gộp sở thông tin truyền thông, sở văn hóa thể thao nhập làm một. Các địa phương muốn tinh gọn bộ máy thì đưa các sở này về với nhau”.
Qua trao đổi với Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức – Biên chế có thể hiểu, khi quy định này đi vào thực tế thì nhiều tỉnh thành sẽ không còn sở giáo dục và đào tạo tồn tại độc lập như hiện nay mà thay vào đó là một sở tổng hợp và chưa có tên cụ thể.
Cách làm này ưu điểm là tinh gọn bộ máy cấp tỉnh, tránh trường hợp tồn tại nhiều sở ngành chồng chéo chức năng, nhiệm vụ như hiện nay.
Cuối cùng ông Nguyễn Văn Lượng khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu nên không có chuyện bỏ sở giáo dục mà đúng ra là thay sở giáo dục và đào tạo hiện nay bằng một sở ngành mới để quản lý về việc học.
Cũng như sở giáo dục và đào tạo, sở nông nghiệp cả nước sau này sẽ quy định mềm. Vì các thành phố lớn người ta không quy định sở nông nghiệp nữa mà ghép vào với sở ngành khác để tinh gọn bộ máy chính quyền cấp tỉnh”.
Liên quan đến dự thảo nghị định này, trước đó Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, ông Lê Như Tiến nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, ông rất là tán thành việc cần phải tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy cấp tỉnh nhưng đối với ngành giáo dục không thể coi nhẹ được.
Việc xóa bỏ sở giáo dục sẽ mâu thuẫn với việc Đảng và nhà nước xem giáo dục là một trong ba trụ cột trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Giáo dục đào tạo là một trụ cột quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ quan điểm: “Tôi thấy ngạc nhiên vì trong dự thảo của Chính phủ không đưa sở giáo dục đào tạo thành một sở độc lập chuyên lo về công tác giáo dục đào tạo con người.
Với vai trò giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển hiện tại và trong tương lai của đất nước thì mỗi tỉnh cần phải có một sở giáo dục là cần thiết”.
Theo giaoduc.net.vn
TPHCM: Khai mạc Hội thi Tin học trẻ năm 2018
Thành Đoàn TPHCM phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình, Hội Tin học Thành phố tổ chức khai mạc "Hội thi Tin học trẻ TPHCM" lần thứ 27 năm 2018.
Các thí sinh đang làm bài thi trực tuyến tại Hội thi Tin học trẻ năm 2018
Đối tượng tham gia Hội thi là học sinh có đam mê tin học đang theo học các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. Năm nay Ban Tổ chức Hội thi đã mời học sinh tỉnh Champasak (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) cùng tham gia.
Theo đó, mỗi học sinh có thể tạo một tài khoản để trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 30 phút.
Ban tổ chức sẽ tuyển chọn 20 thí sinh xuất sắc nhất ở mỗi bảng (bảng dành cho học sinh tiểu học, THCS và THPT) tham gia cuộc thi tin học trẻ cấp thành phố.
Ngoài ra, Hội thi tin học trẻ TPHCM còn có phần thi phần mềm sáng tạo. Đây được xem là phần thi cụ thể hóa những kiến thức, kỹ năng tin học của học sinh để tạo ra những mô hình, sản phẩm có thể ứng dụng vào thực tế.
Những thí sinh xuất sắc nhất của Hội thi tin học trẻ TPHCM sẽ tham gia một khóa tập huấn để tham dự Hội thi tin học trẻ toàn quốc lần thứ 24 được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong tháng 8 năm nay.
Đây là một hoạt động trọng tâm và có ý nghĩa của Thành Đoàn TPHCM trong việc thúc đẩy và phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi thành phố. Theo Ban tổ chức tổng giá trị giải thưởng của Hội thi năm nay là 78 triệu đồng.
Các bạn học sinh tiểu học, THCS và THPT có thể truy cập website http://tinhoctre.khoahoctre.com.vn/. để đăng ký dự thi trực tuyến.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo viên cần sự sẻ chia, sát cánh của phụ huynh Nếu quý vị phụ huynh luôn hợp tác, sẻ chia, cảm thông, đồng hành với giáo viên để cùng giáo dục, quản lí con em trong thời gian các cháu ở trường, lớp thì chắc chắn công tác giáo dục thế hệ trẻ sẽ thành như mong đợi, các em sẽ sớm trở thành nhưng công dân hữu ích của quê hương, đất...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) xin lỗi
Sao việt
21:36:58 10/05/2025
Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025
Phong cách sao
21:35:31 10/05/2025
Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng
Sao châu á
21:26:39 10/05/2025
Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê
Sao âu mỹ
21:25:44 10/05/2025
Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?
Làm đẹp
21:24:45 10/05/2025
Toyota 'khai tử' toàn bộ xe Corolla chạy thuần xăng
Ôtô
21:19:51 10/05/2025
MC Quyền Linh xuất hiện cùng con trai Vân Dung, không còn đi dép tổ ong
Tv show
21:19:23 10/05/2025
LEAD 125 2025 trình làng tại Nhật Bản, 'lột xác' thiết kế mới sang trọng
Xe máy
21:07:51 10/05/2025
Đoạn clip 1 phút 15 giây hé lộ sự thật chưa từng biết về Châu Bùi
Nhạc việt
20:42:52 10/05/2025