Siết chặt đội ngũ, kiên quyết chống tham nhũng
Phấn khởi với kết quả Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 trên phạm vi cả nước, đặc biệt là Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến tiếp tục chia sẻ với Báo Hànộimới những tâm tư, nguyện vọng và cả sự tin tưởng vào thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong đó mong muốn thời gian tới, cán bộ, đảng viên sẽ siết chặt đội ngũ, kiên quyết phòng, chống tham nhũng.
Xử lý nghiêm các vi phạm, siết chặt đội ngũ sẽ góp phần hạn chế tham nhũng ở các cấp, ngành. Trong ảnh : Quang cảnh kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương . Ảnh: TTXVN
Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (quận Thanh Xuân): Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII được chuẩn bị bài bản, khoa học
Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thành công tốt đẹp, thể hiện ý chí, khát vọng xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Từ kinh nghiệm tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội và qua nghiên cứu dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tôi nhận thấy các dự thảo được chuẩn bị bài bản, công phu, nghiêm túc, khoa học, có tầm nhìn rộng, sâu sắc tới những mốc quan trọng năm 2025, 2030, 2045. Tôi đặc biệt đánh giá cao 3 giải pháp đột phá xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Từ kinh nghiệm của những đợt chỉnh Đảng, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tôi đề nghị, vào giữa năm 2023, Đảng ta nên tiến hành tổng kết nửa nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, cần tiến hành chỉnh Đảng ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở, học tập và làm theo lời Bác dạy, chống chủ nghĩa cá nhân gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Yêu cầu mọi đảng viên tự kiểm thảo thật thà, trung thực, nếu có sai phạm tư lợi, tham ô, tham nhũng cá nhân hoặc nhóm, cần tự giác khai báo và sửa chữa (nộp lại toàn bộ tiền tham nhũng) thì không bị thi hành kỷ luật. Nếu không thành khẩn tự kiểm thảo khi bị phát hiện thì phải chịu kỷ luật, thấp nhất là khai trừ Đảng.
Video đang HOT
Nếu Trung ương Đảng đồng ý chủ trương này thì đây là một biện pháp tích cực, chủ động phòng ngừa, mang tính nhân văn, cứu một số cán bộ đã “nhúng chàm” và sẽ hạn chế được tham nhũng vặt ở nhiều cấp, nhiều ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị, gây phấn chấn trong toàn thể nhân dân và đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII trong toàn Đảng.
Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí (đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội): Hà Nội đang nỗ lực vì cuộc sống của nhân dân
Thành phố Hà Nội đã đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, trong đó kinh tế đô thị, kinh tế số phát triển lên một bước mới. Với truyền thống của một Đảng bộ đoàn kết, tôi hoàn toàn tin tưởng Hà Nội sẽ đạt được các chỉ tiêu này.
Có thể thấy, Hà Nội đang nỗ lực để cuộc sống của nhân dân tốt hơn lên. Cùng với sự phát triển, Hà Nội đặt ra những mục tiêu nhằm gìn giữ và phát huy được truyền thống văn hiến của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi.
Hà Nội đã đặt ra những giải pháp nhằm tận dụng tốt hơn nền tảng trí tuệ, tri thức để phát triển kinh tế – xã hội. Thủ đô là nơi tập trung các trường đại học, các viện nghiên cứu và với một đội ngũ trí thức đông đảo thì đó là lợi thế rất lớn. Điều này cho phép Hà Nội làm được mọi việc một cách bài bản, khoa học, nhanh và bền vững.
Một điểm nữa là sự hội nhập, hợp tác quốc tế. Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã ký nhiều thỏa thuận quốc tế, mỗi năm tiếp hàng trăm đoàn ngoại giao, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế đến thăm và làm việc. Đây chính là điều kiện để hội nhập, nâng trình độ nhân lực. Và lợi thế này không những vẫn còn, vẫn có mà đang còn được phát triển sâu hơn, rộng hơn. Những đóng góp của Đảng bộ, nhân dân Thủ đô là tiền đề quan trọng để Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sắp tới trở thành hiện thực.
Ông Lâm Văn Bảng, Công dân Thủ đô ưu tú, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày: Làm chặt chẽ từ “đầu vào” công tác cán bộ
Ngay sau Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, tại Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên), chúng tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt vừa thông báo nhanh, vừa chào mừng thành công của Đại hội; sau đó tiếp tục tổ chức một số buổi giao lưu, thảo luận về kết quả Đại hội.
Qua trao đổi, tiếp xúc với các cựu chiến binh và đông đảo nhân dân, tôi nhận thấy, ai cũng phấn khởi về kết quả của Đại hội Đảng bộ thành phố. Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, chỉ rõ những ưu điểm và mặt hạn chế; kết quả bầu nhân sự và những quyết nghị của Đại hội thực sự vì dân, nên được nhân dân rất đồng thuận. Thành công của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội chúng ta góp phần quan trọng tạo tiền đề vững chắc để hướng tới thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đối với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tôi quan tâm trước hết là về nhân sự. Vừa qua, Trung ương đã xử lý rất nghiêm khắc đối với những cán bộ vi phạm, nhưng tôi mong là Trung ương phải thật chặt chẽ từ “đầu vào” của công tác cán bộ, để không cho những cán bộ suy thoái, cá nhân chủ nghĩa lọt vào, leo cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước.
Về văn kiện, tôi nhận thấy Trung ương đã kỳ công, tâm huyết xây dựng các dự thảo, đưa vào nhiều điểm mới có giá trị. Trong đó, tôi rất tâm đắc với việc dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu điểm rất mới trong phần nhiệm vụ trọng tâm là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đây là minh chứng cho thấy Đảng làm tất cả là vì dân, vì nước.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định nhiệm vụ: "Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô".
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi người dân Thủ đô đang chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 3%...
Hội Chữ thập đỏ huyện Phúc Thọ hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ cho gia đình bà Hà Thị Thảo, thôn Mỹ Giang, xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) có hoàn cảnh khó khăn, tháng 9-2020.
Phấn đấu không còn hộ nghèo, tái nghèo
Hiện tại, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố, trong đó có 12/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo (gồm các quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức). Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội (Nghị quyết Đại hội XVII) đánh giá, nhiệm kỳ qua, thành phố có 4/16 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch, trong đó, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo về đích trước 2 năm. Chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, từ thành thị đến nông thôn, khu vực xa trung tâm, đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt.
Dù công tác giảm nghèo tạo dấu ấn rõ nét, song Nghị quyết Đại hội XVII cũng thẳng thắn nhìn nhận trong giai đoạn 2015-2020: "Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện...". Để nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, Nghị quyết Đại hội XVII đề ra mục tiêu đến năm 2025 không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 3%... Như vậy, so với nhiệm kỳ 2015-2020, các chỉ tiêu phát triển an sinh xã hội của nhiệm kỳ 2020-2025 cao hơn (chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo của nhiệm kỳ trước là toàn thành phố còn dưới 1,2% hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 4%).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi - người rất quan tâm đến các vấn đề của thành phố Hà Nội, đánh giá, các chỉ tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt là chỉ tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo của Nghị quyết Đại hội XVII thể hiện tầm nhìn mới, quyết tâm mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, góp phần tạo đà đưa Hà Nội phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển, bởi Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút đầu tư tăng mạnh, nên người dân có nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập để không còn phải sống trong cảnh nghèo hay có nguy cơ tái nghèo, nhất là với cư dân thành thị.
Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội
Nhằm đưa Nghị quyết Đại hội XVII vào cuộc sống, Thành ủy Hà Nội sẽ xây dựng 10 chương trình công tác trọng tâm toàn khóa. Trong đó, Chương trình 08 về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025" là một trong những chương trình công tác mới so với nhiệm kỳ 2015-2020.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, tập trung cho mục tiêu giảm nghèo bền vững... đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào vùng xa trung tâm; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giảm nghèo. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nghiên cứu phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân về bảo hiểm y tế.
"Nhiệm vụ tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô sẽ được thực thi theo hướng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, đặc thù của từng địa phương. Qua đó, mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với các chính sách an sinh, các dịch vụ trợ giúp xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng tiêu chí về chuẩn nghèo mới để tham mưu UBND thành phố xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, làm căn cứ cho các địa phương triển khai thực hiện", Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho hay.
Cùng với nỗ lực của các sở, ngành thành phố, ngay lúc này, mỗi địa phương trên địa bàn thành phố đang chủ động triển khai các giải pháp nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII đề ra. Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ mở rộng hỗ trợ các đối tượng là người dân tạm trú trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn; vận động các nguồn lực để trợ giúp thường xuyên, lâu dài cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt vượt khó học tốt...
Nhằm giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung chia sẻ, giai đoạn 2020-2025, huyện sẽ tập trung, ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi, vùng xa trung tâm... theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Với tinh thần quyết tâm, chủ động của các ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ: "Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô" đề ra tại Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, tin tưởng rằng chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô sẽ ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn.
Nhiệm vụ, trách nhiệm hàng đầu Thành tố đầu tiên trong chủ đề Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội là "gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh". Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu này. Thành ủy Hà Nội đã tổ chức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025