“Siết” thuế xuất, nhập khẩu có thể tăng thu 1.200 tỷ đồng?
Với yêu cầu của UB Thường vụ Quốc hội về việc đánh giá cụ thể tác động khi sửa luật Thuế xuất, nhập khẩu hiện hành với khả năng tăng/giảm thu ngân sách, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự kiến có thể tăng thu 1.200 tỷ đồng từ việc không miễn thuế cho dự án ODA…
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời các câu hỏi về việc dự báo tác động của luật mới tới vấn đề tăng/giảm thu ngân sách.
Ngày 21/9, dự thảo luật Thuế xuất nhập khẩu (sửa đổi) được trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật đã bổ sung các quy định về thuế phòng vệ để xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh. Những quy định để góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng đã được bổ sung.
Dự thảo luật sẽ thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, thực hiện mã số hàng hóa thống nhất theo cam kết quốc tế và sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế.
Một trong các vấn đề được cơ quan thẩm tra (UB Tài chính – Ngân sách) và nhiều ý kiến tại UB Thường vụ Quốc hội quan tâm là việc sửa đổi tác động đến ngân sách như thế nào. Chính phủ đánh giá, về cơ bản các quy định sửa đổi, bổ sung trong dự thảo luật không gây tác động nhiều đến kim ngạch, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng như số thu cho ngân sách Nhà nước từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trong số các nội dung sửa đổi, có nội dung có thể làm giảm thu, có nội dung có thể làm tăng thu trực tiếp cho ngân sách về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cụ thể, dự kiến tăng thu 1.200 tỷ đồng, bao gồm từ các quy định không miễn thuế hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án ODA, không miễn thuế ô tô là phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân trên 24 chỗ ngồi trở lên.
Hay từ quy định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ phải là loại sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư, hoạt động dầu khí, đóng tàu.
Quy định không miễn thuế trang thiết bị nhập khẩu lần đầu đối với các dự án đầu tư khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn…cũng nằm trong danh mục có thể tăng thu.
Ngoài ra còn có các quy định không miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận tải (ô tô, xe máy) trong nước đã sản xuất được phục vụ an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo.
Và quy định người nộp thuế bao gồm cả người kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế, người thu gom hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
Video đang HOT
Ở mặt khác, con số dự kiến tác động giảm thu trực tiếp khi dự án luật có hiệu lực thi hành là 800 tỷ đồng. Các quy định mới tác động đến số giảm này gồm miễn thuế cho hàng hóa theo chế độ tạm nhập hay miễn thuế tạo tài sản cố định đối với dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra còn có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Chính phủ cũng ước tính, mức độ giảm thu ngân sách trung bình trong giai đoạn 2016 – 2025 của các Hiệp định thương mại tự do đã ký này vào khoảng 77 triệu USD/năm. Như vậy, tương đương giảm thu ngân sách về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 1.700 tỷ đồng/năm.
Tác động giảm thu gián tiếp từ chuyển hướng thương mại là khi các nhà nhập khẩu thay thế hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài FTA sang nhập từ các nước trong FTA để được hưởng ưu đãi về thuế cũng được dự báo.
Theo đó, ảnh hưởng của chuyển hướng thương mại là khoảng 11.100 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2025, trung bình giảm thu mỗi năm là 1.110 tỷ đồng.
Góp ý thêm về một số vấn đề, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị quy định rõ ràng và minh bạch hơn về quy định miễn thuế để trả lời được câu hỏi, sẽ miễn thuế đối với những mặt hàng nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Nhận xét quan ngại của cơ quan thẩm tra về việc bất minh trong hoạt động miễn thuế với những mặt hàng tạm nhập tái xuất rất có cơ sở, bà Nga nhận xét, trên thực tế, việc này rất khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng, lách luật, trốn thuế, gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Bà Nga lấy ví dụ với mặt hàng xăng dầu, theo thống kê, 4 năm qua, có 2 triệu tấn xăng, dầu được tạm nhập nhưng không thấy tái xuất và đặt câu hỏi, các mặt hàng tạm nhập tái xuất nào thường vụ lách luật, bị lợi dụng? Bà Nga đề nghị rà soát lại với một loạt mặt hàng để xem mức độ thất thu thuế ra sao, tác động xấu đến sản xuất trong nước thế nào.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thì đề nghị lưu ý đến tác động với những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bày tỏ lo lắng đối với ngành nông nghiệp khi hiện tại, thịt gà Mỹ, thịt bò Úc… đã tràn vào cạnh tranh gay gắt với sản phẩm trong nước. Khi chính sách thuế nhập khẩu thay đổi, người tiêu dùng được sử dụng nhiều mặt hàng với giá thấp hơn nhưng một số ngành sẽ rất khó khăn, như chăn nuôi nhỏ lẻ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị quan tâm để có giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Bởi qua nhiều năm hội nhập cho thấy tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng tăng trưởng giảm, cạnh tranh kém. Hàng loạt dự án nước ngoài đầu tư lớn vào ô tô, máy tính, điện tử, viễn thông… nhưng bên trong không có công nghiệp phụ trợ.
P.Thảo
Theo Dantri
"Lỗi hệ thống" trong cơ chế quản trị quốc gia ?!
Công thức 30% công chức "cắp ô" phản ánh điểm nghẽn trong hệ thống điều hành đất nước. Cơ chế quản trị quốc gia có vấn đề, bó chân người dân, doanh nghiệp... Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước gọi đây là những "lỗi hệ thống" đã bộc lộ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ngày 18/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, UB Thường vụ Quốc hội nghe Đoàn giám sát, Chính phủ báo cáo (bổ sung) về kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định có 4 "lỗi hệ thống" đặt ra thách thức lớn cho quá trình phát triển đất nước hiện nay.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại
Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình bày sáng 18/9 nhấn mạnh: Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ 2007 đã tác động toàn diện đến mọi mặt phát triển của đất nước và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu, bước đầu nước ta đã tận dụng được cơ hội, phát huy lợi thế, vượt qua nhiều thách thức và hạn chế những tác động tiêu cực; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Kết quả nổi bật là thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, giá trị xuất khẩu tăng, một số ngành hàng đứng trong tốp đầu của thế giới....
Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (7,13%). Việc chuyển hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011. Tín hiệu hồi phục trở nên rõ nét hơn khi tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các quý, đạt 5,98% vào năm 2014 và 6,28% trong 6 tháng đầu năm 2015.
"Hội nhập kinh tế mang lại cơ hội tăng thu nhập cho người dân, người lao động. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 43,4 triệu đồng, gấp 2,93 lần so với năm 2007. Thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm bình quân đầu người một tháng tăng so với trước khi gia nhập WTO. Điều này phản ánh đời sống của người dân có sự cải thiện từ sau khi gia nhập WTO" - Chủ nhiệm UB Kinh tế cho biết.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi các cam kết WTO và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung từ năm 2007 đến nay cho thấy một số hạn chế, bất cập.
Đánh giá chung của đoàn giám sát là thời gian qua, thể chế pháp luật kinh tế có chất lượng và hiệu lực thực thi chưa cao. Chính sách kinh tế chưa đủ mạnh để tận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, nhất là chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Cải cách hành chính chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và sản phẩm còn hạn chế...
Báo cáo giám sát cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2007-2014 (5,94%) thấp hơn so với giai đoạn 2001-2006 (7,27%). Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu bền vững là do vẫn chủ yếu dựa vào vốn và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng thấp hơn nhiều nước khác. Tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52-53%, yếu tố lao động 19-20%, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28-29%; trong khi yếu tố TFP ở một số nước trong khu vực chiếm 35-40%.
Hội nhập chưa giải quyết được bài toán tụt hậu
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phát biểu tại UB Thường vụ Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo cho thấy nhiều kết quả đạt được cao hơn so với trước khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, đó chỉ là "vỏ", chưa giải quyết được bài toán tụt hậu. Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi, sau 8 năm hội nhập, sự tiến bộ, phát triển của Việt Nam có gần lại với sự phát triển các nước đi trước hay khoảng cách càng xa hơn?
Chủ nhiệm UB Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, câu hỏi lớn nhất cần đặt ra là tại sao lợi thế của Việt Nam không phát huy được trong quá trình hội nhập, nông nghiệp sao không phát triển lên được, du lịch sao vẫn dậm chân dù tiềm năng lớn, sức cạnh tranh vẫn kém dù lao động trẻ, người thông minh?
Nguyên nhân chính, theo ông Hiển là cải cách chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy thay đổi từ tư duy cho đến cải cách pháp luật là một quá trình, không hề đơn giản.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng xác nhận, hội nhập đã đem lại sự tăng trưởng về bề rộng cho đất nước nhưng đã đến lúc cần bước sang giai đoạn tăng trưởng theo chiều sâu. "Cuộc chuyển mình" đó đã bộc lộ những điểm yếu cốt tử nhất của nền kinh tế đất nước.
Ông Phước đề nghị cần thẳng thắn nìn nhận Việt Nam vẫn là một nền kinh tế yếu, chưa có kinh tế thị trường đầy đủ. Sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang là chủ yếu và chưa có sức cạnh tranh cao trên thế giới. Việc bước vào hội nhập đã thể hiện rõ những điểm này.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khái quát là có 4 "lỗi hệ thống" cơ bản cần sửa chữa, thay đổi như yếu tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ chế điều hành, chất lượng nguồn nhân lực.
Đi sâu vào phân tích điểm nghẽn về hệ thống điều hành, ông Ksor Phước nhắc lại ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ rồi lên Phó Thủ tướng đã nhận ra và phản ánh công thức 30% "công chức cắp ô", có cũng được, không có cũng được.
Điều này cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực mà điểm mấu chốt không phải ở chỗ người lao động Việt Nam trình độ thấp mà vấn đề đáng ngại hơn là người quản trị cũng kém (kể cả quản trị doanh nghiệp lẫn quản trị quốc gia).
"Quản trị quốc gia rõ ràng là có vấn đề chứ đừng đổ hết lỗi cho những người lãnh đạo doanh nghiệp vì nếu được tiếp cận với các mô hình tốt của nước ngoài, không ít người vẫn làm rất tốt nhưng cơ chế quản trị của nhà nước đang bó chân người ta" - ông Phước chỉ thẳng.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc chốt lại, trách nhiệm của quốc hội là cần phải sửa những vấn đề gì để gỡ những "lỗi hệ thống" này.
P.Thảo
Theo Dantri
"Chậm chút nữa, hung thủ thảm sát 6 người ở Bình Phước đã tự sát" "Bị can Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước, nếu công an không tổ chức bắt ngay, chỉ để chậm một chút thì chắc đối tượng không còn nữa vì Dương đã mua sắm một bịch thuốc ngủ để sẵn sàng tự sát" - Thượng tướng Lê Quý Vương nói về cái khó của ngành. Sáng 17/8, Thượng tướng Lê...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép

Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Đồng Nai báo cáo Bộ Y tế về tiến độ kiểm tra hồ sơ quảng cáo sữa Milo

SIM rác, cuộc gọi lừa đảo "bủa vây" người dân

Vụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến Nguyễn

Xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại trường học ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát hiện các đối tượng chôn trái phép chất thải công nghiệp ở Hưng Yên

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Người đàn ông tử vong khi nhảy xuống sông cứu 4 học sinh đuối nước

Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển

Phát hiện phần mềm máy in chứa mã độc nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Tiếp bước Mỹ, EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế với Syria
Thế giới
19:33:58 21/05/2025
Tạm dừng bán vé mega concert có G-Dragon tại Việt Nam, đơn vị phân phối vé gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khán giả
Nhạc quốc tế
19:31:12 21/05/2025
Truy tìm lai lịch đối tượng chích điện 2 người ở Phú Quốc
Pháp luật
19:30:55 21/05/2025
Một nam ca sĩ nói thẳng việc người nổi tiếng kêu gọi từ thiện
Tv show
19:26:13 21/05/2025
Elle Fanning đóng phim tiền truyện của "Hunger Games"
Hậu trường phim
19:22:53 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025