Sinh viên gửi tiền về cho gia đình
Nhiều sinh viên không những không còn chờ tiền cha mẹ gửi vào hằng tháng, mà thậm chí gửi ngược tiền về phụ giúp gia đình.
Khánh (thứ 3, từ trái sang) tận dụng các cuộc thi để vừa trau dồi kiến thức, vừa có tiền phụ giúp gia đình – NVCC
Nguyễn Thị Mỹ Dung, sinh viên (SV) năm thứ 2, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, kể về câu chuyện tự nuôi bản thân: “Bạn bè em hay nói vui là SV bây giờ mà còn chờ tiền cha mẹ gửi hằng tháng thì thật sự rất tệ. SV năng động là không chờ tiền gia đình gửi, vì hiện nay có rất nhiều công việc có thể kiếm ra tiền mà vẫn đảm bảo được việc học. Với em thì mỗi tháng từ chi phí sinh hoạt đến tiền học phí đều tự lo, và gửi thêm tiền về dưới quê phụ mẹ lo cho 2 em nhỏ ăn học, vì ba bị bệnh tim nên không còn lao động nặng từ mấy năm nay”.
Công việc của Dung là làm người mẫu thuê để livestream (quay và truyền hình trực tiếp trên internet) bán hàng cho các cửa hàng quần áo. “Nếu vào những tháng cao điểm, đợt hàng về nhiều và có nhiều cửa hàng cần nhu cầu livestream thì thu nhập có thể là 8 triệu đồng, vì em làm cho nhiều cửa hàng. Còn thường thì cũng tầm từ 4 – 5 triệu đồng/tháng, nhưng được cái là thời gian mình có thể chủ động nên không ảnh hưởng đến việc học”, Dung chia sẻ.
Video đang HOT
Tận dụng ngoại hình và “thần thái” cuốn hút, Tôn Hồng Hoa, SV Khoa Du lịch Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM, mỗi tháng vừa có thể thỏa mãn được đam mê của mình vừa kiếm được khá tiền để tự trang trải chi phí ăn học và “lâu lâu” lại gửi tiền về cho ba mẹ. Hiện nay, Hoa là người mẫu chuyên chụp các bộ ảnh áo dài và quay quảng cáo… Hoa cho biết công việc này không quá khó, ngoại hình là thế mạnh, kết hợp với những kỹ năng như tạo dáng, biểu cảm… Và tất cả các khâu từ trang phục đến trang điểm đều do đơn vị mời lo liệu. “Tùy thuộc vào mỗi bộ ảnh và mức cát xê mà bên chụp đưa ra, thường thì dao động từ 600.000 – 2 triệu đồng/ngày chụp. Nếu tuần nào có được nhiều thời gian rảnh thì em cũng có thể chụp được 3 – 4 bộ ảnh. Nên ngoài việc tự trang trải được cuộc sống đi học thì em vẫn có thể gửi về cho ba mẹ”, Hoa tâm sự.
Lúc Nguyễn Thị Khánh Trang, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, học lớp 10 thì bố bị tai biến, mẹ nghỉ việc để chăm bố nhưng được 6 năm thì bố mất. Gánh nặng gia đình, nhưng không muốn dừng việc học nên vừa đi học, Trang vừa làm rất nhiều việc. Tận dụng thế mạnh giọng nói truyền cảm và khả năng viết lách, Trang thử sức với các công việc như thu âm (thu cho các kênh YouTube về giải trí, tiêu dùng…). Làm nhiều việc như vậy nhưng Trang nói: “Em chưa bao giờ sợ công việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học. Em có thể chủ động và quản lý được lịch học để chọn việc làm thêm phù hợp. Những công việc của em có thể ngồi ở nhà vẫn làm được, hoặc tận dụng thời gian rảnh để làm. Và một tháng nếu làm tốt vẫn mang lại thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng”.
Nhưng bên cạnh đó Trang luôn nỗ lực hết mình cho việc học, để ngoài tiền làm thêm kiếm được, Trang còn được nhận học bổng mỗi tháng hơn 1 triệu đồng và được hỗ trợ học phí. “Tiền làm thêm mình lo cho bản thân, rồi trích ra một ít cộng với tiền học bổng để hằng tháng đều gửi về cho gia đình. Trước đây là phụ mẹ lo cho bố, còn từ khi bố mất thì phụ mẹ lo gia đình”, Trang kể.
Còn Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, thì khởi nghiệp thành công khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đầu năm học thứ 3 Khánh được tham gia vào dự án Smart Factory ở các công ty túi xách da. Hiện nay, dự án khởi nghiệp giúp Khánh có thể tự nuôi sống bản thân và còn tạo cơ hội việc làm cho những SV khác. Không những thế, Khánh còn tham gia rất nhiều cuộc thi về khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học, tiền thưởng từ những cuộc thi này Khánh đều gửi về cho gia đình.
Theo thanhnien.vn
ĐH Huflit: Cán bộ, giáo viên, sinh viên đặt dấu hỏi về bằng cấp của hiệu trưởng
Vì cán bộ, giáo viên, sinh viên đặt dấu hỏi về bằng cấp hiệu trưởng, Hội đồng quản trị (HĐQT) đề nghị hiệu trưởng làm thủ tục công nhận bằng cấp.
Trường đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM - WEBSITE NHÀ TRƯỜNG
Ngày 12.8, ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Huflit) xác nhận mình vừa ký văn bản gửi đến các đơn vị trong trường. Theo đó, HĐQT cho biết hiện nay dư luận trong cán bộ, giảng viên, chuyên viên và sinh viên quan tâm về tiến sĩ Trần Quang Nam, hiệu trưởng nhà trường. HĐQT đã xem xét và đề nghị ông Nam làm thủ tục công nhận văn bằng.
Trước đó, Báo Thanh Niên cũng nhận được đơn tố cáo của một cán bộ công nhân viên trong trường. Theo ông K., người tố cáo, ông Trần Quang Nam được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Huflit từ 1.3.2016. Theo lý lịch khoa học của ông Trần Quang Nam tại trường, từ năm 2000 - 2002, ông Nam học thạc sĩ quản trị kinh doanh hệ chính quy tại trường Southern California University (năm 2007 đổi tên thành California Southern University). Ông Nam cũng theo học tiến sĩ hệ chính quy tập trung do trường Business School Lausanne (Thụy Sỹ) cấp bằng.
Ngay sau đó, nội bộ nhà trường đã băn khoăn về tính "hợp pháp" của tấm bằng thạc sĩ và tiến sĩ của ông Nam đồng thời đề nghị vị hiệu trưởng này phải nhanh chóng minh bạch mọi thông tin liên quan các bằng cấp của mình. Theo Quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2012, Điều lệ trường Đại học năm 2014, hiệu trưởng trường ĐH có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài thì phải được cơ quan chức năng thuộc Bộ GD-ĐT công nhận.Tuy nhiên, bằng cấp của ông Nam chưa qua bước thẩm định này.
Ông Tuyên cũng cho biết vấn đề này là do trường làm thủ tục chậm trễ chứ không liên quan đến chuyện gì khác.
Ngày 10.8, ông Huỳnh Thế Cuộc, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cũng đã ký văn bản thu hồi quyết định ủy quyền cho ông Nam ký duyệt các khoản chi về tài chính.
Trong khi đó, chúng tôi đã liên hệ với tiến sĩ Trần Quang Nam nhưng ông chưa đưa ra ý kiến gì về vụ việc này.
Theo thanhnien.vn
Nhồi 70 học sinh tiểu học vào một lớp, giáo viên dạy thế nào? Nhiều trường tiểu học ở Hà Nội có sĩ số lên tới 70 em/lớp là việc không mới, nhưng với số lượng học sinh mỗi lớp đông tới vậy, liệu giáo viên có thể theo sát việc học của các em? Theo vtc.vn











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh
Thế giới
23:54:03 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025