Sinh viên Lạc Hồng phản đối nhà trường vì cách tính điểm thi?!
Sáng nay 28/12, hàng trăm sinh viên trường ĐH Lạc Hồng đã tụ tập trước cổng trường để phản đối quyết định tính điểm thi học phần của nhà trường vừa mới áp dụng ngày 14/12, gây thiệt thòi cho sinh viên.
Ngày 14/12, trường ĐH Lạc Hồng đã ban hành quyết định cách tính điểm thi mới theo cách 10% cho điểm chuyên cần, 30% điểm tự học, 60% điểm cuối kỳ. Ngày 28/12, hàng trăm sinh viên đã tụ tập trước cổng trường đề nghị nhà trường phải hủy bỏ quy chế tính điểm thi, học phần này vì như vậy không hợp lý.
Dù lãnh đạo nhà trường giải thích nhưng sinh viên vẫn phản đối, sau đó buộc nhà trường phải hoãn lại, không áp dụng quyết định tính điểm thi, học phần mới trong học kỳ này.
Tuy nhiên, chiều ngày 28/12, thầy Trần Hành, Hiệu trưởng trường ĐH Lạc Hồng cho biết: “ Chủ trương về cách tính điểm thi mới mà trường mới ban hành là hoàn toàn đúng đắn nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên chứ không phải vì tiền.
Sinh viên Lạc Hồng tụ tập phản đối quyết định của nhà trường!
Video đang HOT
Trường ban hành quyết định trên đều có lý do: Ban lãnh đạo nhà trường đã nhận được nhiều phản ánh của sinh viên khá giỏi cho rằng nếu trường tính điểm như quy định cũ không công bằng vì về điểm chuyên cần, tự học giữa kỳ của nhiều sinh viên “thường xuyên vắng mặt ở lớp” khá cao. Sau đó, nhà trường cũng nghiên cứu lại bảng điểm của sinh viên trong năm thấy rằng điểm tự học, chuyên cần giữa kỳ của nhiều sinh viên đạt 8 – 9 điểm nhưng điểm thi học phần chỉ đạt 2 – 3 điểm. Cộng lại điểm trung bình cả học kỳ của các em này vẫn cao. Nhà trường cho rằng đã có tiêu cực chạy điểm một số thầy cô. Do vậy, trường mới ban hành quyết định trên để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Trong mấy năm vừa qua, hơn 90% sinh viên trường ĐH Lạc Hồng ra trường đều có việc làm ngay, được nhiều nơi tuyển dụng. Nhà trường không thể “ru ngủ” trong chiến thắng này được vì như thế sẽ mất hết uy tín nhiều năm của trường xây dựng. Do vậy, khi nhà trường phát hiện ra tiêu cực trong “bệnh thành tích” trên phải chấn chỉnh ngay” – thầy Hành cho hay.
Mặc dù học kỳ này vẫn áp dụng cách tính điểm cũ nhưng trong thời gian tới nhà trường sẽ nghiên cứu để chấn chỉnh lại việc dạy và học. Theo đó, chỉnh đốn lại việc quản lý giáo viên; kiểm tra thật chặt việc thảo luận, tự học giữa kỳ của sinh viên qua camera. Đặc biệt, quản lý chặt tính chuyên cần của sinh viên trong việc điểm danh, quy định 8h kém 15 phút là đóng cửa trường – thầy Hành khẳng định.
Theo Dân Trí
Chưa thể công bố những trường ĐH đạt chất lượng
Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, hiện cả nước đã có 40 trường ĐH được đánh giá ngoài. Tuy nhiên đến nay Bộ vẫn chưa ra quyết định công nhận các trường này đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì sao?
20 trường đại học "tốp trên" được tham gia kiểm định chất lượng đợt đầu từ năm 2005 - 2008 là ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Nông nghiệp 1 ĐH Thương mại ĐH Ngoại thương ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM ĐH Nông lâm TPHCM ĐH Sư phạm TPHCM ĐH dân lập Văn Lang ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) ĐH Hàng hải ĐH dân lập Hải Phòng ĐH Vinh ĐH Sư phạm (ĐH Huế) ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ĐH Nha Trang ĐH Đà Lạt, ĐH Cần Thơ.
Tuy nhiên, đến năm 2009, theo kết quả của Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) thì trong số 20 trường ĐH được kiểm định chất lượng, không trường nào đạt mức độ cao nhất (mức độ 3), chỉ có 16 trường đạt mức độ 2 và 4 trường ở mức độ 1.
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, thành viên Hội đồng thẩm định, cho biết: "Kết quả kiểm định cho thấy, không có một trường ĐH nào ở Việt Nam đạt chuẩn cơ sở vật chất như nhà học, phòng thí nghiệm, giáo trình... Ví dụ ĐH Bách khoa Hà Nội là trường có thư viện điện tử đầu tiên của Việt Nam nhưng vẫn không đủ máy tính để phục vụ sinh viên. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên thìvừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Các trường mới chỉ đạt hơn 80% yêu cầu của tiêu chí. Thậm chí chỉ có 3 trường ĐH mới đạt khoảng 50-60% yêu cầu của các tiêu chí đánh giá.
Ngay thời điểm đó, Cục phó Cục Khảo thí và KĐCLGD Phạm Xuân Thanh cho biết, theo hệ thống tiêu chí kiểm định của Bộ GD-ĐT, cấp độ 1 rất dễ đạt nhưng cấp độ 3 lại rất khó. Trung bình 2-3 năm là trường có thể đạt được 1 cấp độ và chừng 10 năm là đạt được cấp độ cao nhất và có thể kiểm định ở cấp độ quốc tế. Việc không trường nào đạt được cấp độ 3 là do các trường chưa nỗ lực đến mức đó. Bộ sẽ có cơ chế khuyến khích các trường đạt cấp độ cao hơn".
Do vậy, 20 trường ĐH tốp đầu tham gia kiểm định vẫn chưa được Bộ công bố kết quả kiểm định. Sau đó, có thêm 20 trường ĐH tiếp tục tham gia công tác kiểm định đã hoàn thành được công tác đánh giá ngoài nhưng cũng rơi vào trường hợp tương tự như các trường trên, đến thời điểm hiện nay, các trường tham gia kiểm định vẫn chưa biết kết quả.
Nhiều trường không công khai được số liệu sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Tại hội thảo sơ kết công tác KĐCLGD Bộ GD-ĐT vừa tổ chức cuối tháng 11 vừa qua, nhiều trường ĐH, CĐ đề nghị Bộ phải công khai kết quả 40 trường ĐH đã được kiểm định ngoài.
Trả lời tại hội nghị, ông Phạm Xuân Thanh, Cục phó Cục Khảo thí và KĐCLGD, cho biết: "Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý để phân quyền, trách nhiệm rõ ràng cho các cấp. Sau khi có đầy đủ các văn bản, Cục sẽ công bố đầy đủ danh sách tất cả các trường đã đánh giá ngoài, tự đánh giá và chưa thực hiện đánh giá. Vì vậy, những trường đã được kiểm định trước đây phải chờ ban hành quy định mới rồi mới được xem xét công nhận.
Chậm hơn khối ĐH, đến thời điểm này mới chỉ có 40% trường CĐ đang hoàn thành tự đánh giá chất lượng và chưa có trường nào được đánh giá ngoài. Đến nay đã có 114 trên 224 trường gửi kế hoạch tự đánh giá, 85 trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá lần 1. Vì sao chưa có trường CĐ nào được đánh giá ngoài? Cũng theo ông Thanh: "Mặc dù số lượng các trường ĐH, CĐ báo cáo tự đánh giá gửi về Bộ khá nhiều nhưng đến nay mới chỉ có khối các trường ĐH được triển khai đánh giá ngoài. Lý do chưa triển khai với khối các trường CĐ là còn chờ thành lập tổ chức KĐCLGD. Ngoài ra, để tiến hành đánh giá ngoài còn phải chờ mức chi cho công tác KĐCLGD. Hiện Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính đang phối hợp để đưa ra hướng dẫn về mức chi và nguồn kinh phí để có thể triển khai sớm trong năm 2011".
Khó khăn nhất mà các trường gặp phải trong công tác tự đánh giá, lãnh đạo Cục khảo thí cho biết, trong quá trình kiểm tra, tự đánh giá cũng đã phát hiện ra không ít các vấn đề mà nhà trường "quên" chưa triển khai. Rõ nhất là việc trường CĐ, ĐH đều được yêu cầu công bố công khai số liệu sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm nhưng đến nay rất ít trường làm được vì thiếu đội ngũ, hệ thống theo dõi. Nếu có số liệu này các trường mới có căn cứ để xác định chất lượng đào tạo của các ngành, các khoa. Một tiêu chí nữa nhiều trường gặp phải là chưa có hội đồng trường là tổ chức để đảm bảo tính dân chủ trong cơ sở giáo dục và quy chế hoạt động trường. Ngoài ra, khi kiểm định cũng thấy rõ các tiêu chí về cơ sở vật chất, ký túc xá của trường CĐ còn thiếu rất nhiều và để đạt được theo tiêu chí đề ra các trường phải nỗ lực hết sức.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH: Cần được chi rõ ràng Phải có chính sách rõ ràng về kinh phí cho hoạt động kiểm định. Đó là phần lớn kiến nghị của 158 đại biểu đến từ 70 trường ĐH khu vực phía Nam dự hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại TPHCM ngày 30/11 Vấn đề tài chính chi cho hoạt động kiểm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025