Sinh viên Tân Tạo học y khoa cùng những giáo sư ‘trong mơ’
Một trong những yếu tố quyết định thành công trong đào tạo y khoa nằm ở chất lượng đội ngũ giảng dạy. Tại Khoa y Trường ĐH Tân Tạo, không ít giáo sư đầu ngành trên thế giới hiện vẫn miệt mài góp sức cho sự phát triển của sinh viên y khoa Việt Nam.
GS Thạch Nguyễn (trái) cùng các giáo sư đầu ngành tại văn phòng của GS Michael Gibson thảo luận xuất bản một tạp chí tim mạch mới – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Không nghĩ được gặp và học các thầy
Sau nhiều năm, Vũ Trí Lộc – sinh viên năm cuối Khoa y Trường ĐH Tân Tạo – cho rằng có lẽ không trường y khoa nào tại Việt Nam có cách giảng dạy như Trường ĐH Tân Tạo. Ngoài số giảng viên cơ hữu hàng đầu tại Việt Nam, trường mời thêm các giáo sư quốc tế danh tiếng đứng lớp. “Nhiều người có mơ mình không nghĩ sẽ được học”, Lộc nói.
Đó là GS Kenneth Rosenfield – Khoa y Đại học Harvard – giảng về thuyên tắc phổi cho sinh viên y Trường ĐH Tân Tạo. GS Kenneth Rosenfield cũng từng giữ chức chủ tịch hội tim mạch can thiệp Mỹ (2016-2017).
Đó là GS Peter Singer – từng giữ chức Chủ tịch của Hiệp hội tuyến giáp Mỹ – dù bận rộn vẫn dành 2 buổi/tuần giảng dạy từ xa cho sinh viên Việt Nam. Hằng năm, ông còn cấp học bổng cho sinh viên y khoa có thành tích tốt tại Trường ĐH Tân Tạo.
Đó là GS Michael Gibson – khoa Y, ĐH Harvard, kiêm giám đốc điều hành Viện nghiên cứu lâm sàng Baim, Boston (Mỹ) – người nằm trong top 10 nhà khoa học chuyên ngành y được trích dẫn nhiều nhất tại Mỹ. Và còn nữa những tên tuổi lớn khác.
Video đang HOT
“Ngoài cho chúng mình những góc nhìn mới, cách tiếp cận hiện đại, các thầy liên tục cập nhật kiến thức nghiên cứu y khoa mới nhất” – Lộc cho biết – “Sinh viên nếu ngưng theo dõi 1 ngày thôi thì trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu mới. Thầy cô cho chúng mình đam mê nghiên cứu, tìm ra cái mới phục vụ người bệnh”.
Không chỉ giảng dạy, các giáo sư danh tiếng còn hỗ trợ sinh viên khi tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, giúp đỡ thực tập, “học tại giường bệnh” ở các bệnh viện hàng đầu tại Mỹ. “Mình từng thực tập tại bệnh viện St’Mary ở Hobart, Indiana (Mỹ) và trải nghiệm thực hành y khoa tại đất nước hàng đầu hiện nay”, Lộc nói.
Tìm cơ hội cho sinh viên bay xa
Sinh viên Dương Danh Nguyễn Hiền, Trường ĐH Tân Tạo, phỏng vấn một bệnh nhân bằng tiếng Anh – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau nhiều năm giảng dạy tại các trường y trên thế giới, GS Thạch Nguyễn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo – cho biết phương pháp giáo dục và vai trò người thầy rất quan trọng để đào tạo một bác sĩ đủ tài và đức.
GS Thạch Nguyễn chia sẻ Trường ĐH Tân Tạo luôn tìm cơ hội tốt nhất cho sinh viên học tập, trải nghiệm, nhất là nhìn thẳng vào thách đố mà giải quyết, để sau này khi ra đời có thể thành công vượt bậc, hơn cả những người thầy dạy năm xưa. Đó là quan niệm học hành của Mỹ đang được áp dụng tại ĐH Tân Tạo.
GS Thạch phân tích thêm ở Mỹ các trường y rất chú trọng vào đào tạo lâm sàng tại giường bệnh, khác với nhiều trường mới ở Việt Nam và châu Á. Một phần nguyên nhân do không đủ giảng viên lâm sàng hoặc bệnh viện nhỏ không đáp ứng điều kiện thực hành cho số lượng sinh viên quá lớn. Do đó, giảng viên Trường ĐH Tân Tạo rất chú trọng cho sinh viên kiến thức thực tiễn, đặc biệt qua các kỳ thực tập, những lớp học thêm, những đợt tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế…
Ngoài ra, các thầy Việt Nam và Mỹ còn tập trung rèn luyện cho sinh viên tư duy phản biện, với ngành y khoa đó là định hướng giải quyết vấn đề một cách thông minh, chữa bệnh tốt nhất mà chi phí thấp hơn, tiết kiệm nhiều cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
GS Thạch Nguyễn cho rằng chính những giáo sư y khoa đầu ngành tại Việt Nam và trên thế giới đang dạy tại Trường ĐH Tân Tạo giúp sinh viên cập nhật những xu hướng, nghiên cứu mới để luôn theo kịp với thế giới.
“Các thầy giảng dạy bằng 2 cách: thuyết phục và làm gương. Sinh viên quan sát cách các thầy khám và điều trị, ngay tại giường bệnh hay phòng khám, từ đó học cách giải quyết thực tế trong tình huống tương tự”, GS Thạch nói.
Những sự kiện nóng hổi
Sinh viên năm 4 Khoa y Trường ĐH Tân Tạo, Nguyễn Lê Hiếu Hạnh báo cáo tại hội nghị tim mạch châu Á Thái Bình Dương ở Singapore – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trường ĐH Tân Tạo thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện phi lợi nhuận nhưng thiết thực và đem lại lợi ích cộng đồng. Mới đây, ngày 21-4 Trường mời GS Ngô Bảo Châu từ ĐH Chicago (Mỹ) tham gia buổi nói chuyện online với hàng trăm sinh viên, giảng viên từ khắp các đại học của Việt Nam giữa mùa COVID-19.
Trong buổi mạn đàm, GS Châu cùng GS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam – tập trung vào tư duy phản biện trong giáo dục khai phóng, chia sẻ nhiều góc nhìn về việc học thời công nghệ và nhiệm vụ dẫn dắt của người thầy. “Ngày xưa, thầy nói cho chúng ta biết chân lý là gì. Nhưng nay, tôi nghĩ quan điểm này không đúng nữa. Người thầy vĩ đại là người biết cách đặt ra những câu hỏi hay, thôi thúc chúng ta đi tìm chân lý”, GS Châu chia sẻ.
Trước đó, Trường ĐH Tân Tạo còn tổ chức nhiều buổi trò chuyện với các giáo sư hàng đầu nhằm mở rộng góc nhìn cho sinh viên, như mạn đàm cùng GS Michael Gibson – Trường Y Harvard, Giám đốc điều hành, Viện nghiên cứu lâm sàng Baim, Boston (Mỹ); GS.BS Andy Nghĩa Nguyễn – Giám đốc Huyết Học, Khoa Bệnh học và Phòng Thí nghiệm Y học, Trường Y McGovern, ĐH Texas (Mỹ); GS.BS Sandeep Nathan – Giám đốc Phòng thông tim, Khoa Y Pritzker, ĐH Chicago (Mỹ)…
“Chúng tôi luôn xây dựng Khoa Y Trường ĐH Tân Tạo bứt phá để thành công, với những cái mới, tư duy tích cực và hơn hết là mang đến sự yên tâm cho người học. Sinh viên y Tân Tạo bắt đầu học online một tuần sau kỳ nghỉ Tết (17-2), trong cả mùa dịch để cùng tiến lên lĩnh hội kiến thức với các GS.TS hàng đầu tại Việt Nam và Mỹ”, GS Thạch Nguyễn nhấn mạnh.
Khoa Y Tân Tạo tiên phong giảng dạy trực tuyến tại bệnh viện theo tiêu chuẩn USA
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Khoa Y Đại Học Tân Tạo đã chuyển toàn bộ chương trình học sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Ngoài những giảng viên cơ hữu, các bác sĩ hướng dẫn lâm sàng, sinh viên khoa Y còn được hướng dẫn bởi các Giáo sư nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ tham gia vào quá trình học online.
GS Thạch Nguyễn cùng GS Kenneth Rosenfield, khoa Y - ĐH Harvard, Chủ tịch Hội tim mạch can thiệp Mỹ đang thảo luận với sinh viên khoa Y ĐH Tân Tạo
Phương pháp học Bedside Teaching của các Trường Y trên thế giới đã được áp dụng tại Khoa Y TTU, tuy nhiên sinh viên vẫn chưa thể thực hành tại bệnh viện trong thời gian này. Để linh động hơn và đảm bảo cho phương pháp học hiệu quả, nhà trường đã sắp xếp cho các em học và biện luận những ca lâm sàng tại các bệnh viện Việt Nam.
Theo đó, sinh viên sẽ có nhiều cách tiếp cận, góc nhìn về bệnh học từ các giáo sư hàng đầu. Tiêu biểu là GS Peter Singer - nguyên Chủ tịch của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ sẽ giảng dạy, thảo luận ca lâm sàng với sinh viên Khoa Y vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần; GS Rosenfeild, Đại học Harvard, hướng dẫn và cập nhật thông tin mới nhất về thuyên tắc phổi; PGS Ann Nguyen - Trường Y Khoa, Đại học Chicago; Dr Quoc Bui - Khoa Nghiên Cứu Tim Mạch Bệnh viện Methodist ...
Để hình thức thảo luận ca lâm sàng hiệu quả nhất, sinh viên được chia thành mỗi nhóm nhỏ thảo luận cùng với các bác sĩ nước ngoài. Điều đó vừa giúp các em học mà còn nâng cao khả năng tiếng Anh hiện tại. Thay vào đó, nhờ các ứng dụng công nghệ, sinh viên khoa Y sẽ không bị chậm trễ việc học, hơn thế, còn thích ứng mạnh mẽ hơn trước khi có đại dịch Covid-19 xảy ra.
DUY NGUYỄN (tienphong.vn)
ĐH duy nhất ở TPHCM cho sinh viên đi học đã chuyển sang dạy trực tuyến, dời lịch thi Trường ĐH Y dược TPHCM vừa có thông báo dừng dạy học, thực hành trực tiếp sang hình thức trực tuyến, e-learning để giúp sinh viên rút ngắn thời gian học theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Sinh viên Trường ĐH Y dược TPHCM trong buổi thực hành ngày 10/3 Theo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chị dâu không chịu cho bố mẹ tiền dưỡng già, em út nhanh trí áp dụng "biện pháp mạnh", đòi được 600 triệu từ chị
Góc tâm tình
09:17:33 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành
Sức khỏe
09:07:53 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025