Số bệnh nhi mắc sởi tăng trong 2 tuần trở lại đây
Theo số liệu của Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, từ cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu có bệnh nhi mắc/nghi mắc sởi nhập viện nhưng tăng nhiều hơn trong thời gian từ đầu năm 2025 đến nay.
Khu vực điều trị bệnh nhi sởi được bố trí riêng để phòng lây chéo.
Đặc biệt, trong 2 tuần trở lại đây, mỗi ngày Khoa Nhi tổng hợp tiếp nhận từ 5-10 bệnh nhi nhập viện điều trị do nghi mắc/mắc bệnh sởi; số bệnh nhi mắc sởi nằm điều trị nội trú tại khoa duy trì 2 tuần nay khoảng 20- 30 ca. Các trường hợp mắc sởi ở độ tuổi từ 3 tháng đến15 tuổi, nhưng nhiều nhất là độ tuổi dưới 2 tuổi. Hầu hết các bệnh nhi mắc sởi do chưa tiêm phòng sởi, tiêm chưa đủ số mũi quy định nên phải điều trị trong khoảng 1 tuần.
2 tuần qua Khoa Nhi tổng hợp thường xuyên có khoảng 20- 30 trẻ mắc sởi nằm điều trị.
Các bệnh nhi đã tiêm phòng sởi, kể cả chưa đủ số mũi khi mắc bệnh thường có các triệu chứng nhẹ hơn và được xuất viện chỉ sau 3-4 ngày điều trị… Trong đó, tỉ lệ bệnh nhi nhập viện có ít nhất 1 biến chứng chiếm đa số; một số ít bệnh nhi bị nhiều biến chứng kết hợp. Những biến chứng hay gặp nhất gồm: viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc mắt, viêm tai giữa, viêm thanh quản… Một số bệnh nhi bị suy hô hấp tiến triển nhanh do biến chứng viêm phổi của sởi phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm bệnh sởi, có những lúc bệnh nhi phải nằm ghép.
Hiện tại là thời điểm giao mùa, số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh khác cũng khá đông. Vì vậy, để phòng việc lây chéo, Khoa Nhi tổng hợp đã bố trí khu vực cách ly chuyên điều trị bệnh nhân sởi và bệnh nhân được ưu tiên bố trí không phải nằm ghép; các bệnh nhân nghi mắc sởi trong khi chờ kết quả xét nghiệm cũng được ở khu vực riêng…
Số trẻ mắc sởi dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh sởi rất dễ lây và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là với trẻ em sức đề kháng còn yếu, do đó, các y, bác sỹ khuyến cáo: người dân cần tiêm vắc xin phòng sởi đầy đủ cho trẻ; những trẻ bị mắc bệnh phải cách ly ít nhất sau phát ban 4 ngày; những trẻ không mắc bệnh cần tránh xa nguồn lây, đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, vệ sinh cá nhân và nơi ở, nơi học tập, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ; cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng.
Khi trẻ có các dấu hiệu: sốt, sốt cao, phát ban, viêm long hô hấp, có thể kèm theo tiêu chảy, ăn kém, khàn tiếng, mắt đỏ, nên nghĩ ngay đến việc trẻ bị mắc sởi và cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Điều dưỡng tiêm cho bệnh nhi bị mắc sởi.
(Một số hình ảnh điều trị bệnh sởi tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
Người tiếp xúc với bệnh nhân sởi nên làm gì?
Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Video đang HOT
Nếu đã tiếp xúc với người mắc sởi nên làm gì để tránh mắc bệnh là vấn đề nhiều người quan tâm.
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến ngày 20/3/2025, cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi tại 62 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
Đa số trường hợp mắc bệnh sởi ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%).
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh sởi
Trẻ chưa đủ tuổi tiêm vaccine
Trẻ chưa được tiêm vaccine
Trẻ tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine.
Yếu tố nguy cơ tăng mức độ nặng
Trẻ mắc bệnh lý mạn tính (bạch cầu cấp, Lupus, bệnh phổi mạn, bệnh thận mạn tính...), suy giảm miễn dịch.
Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất
Người cao tuổi
Trẻ dưới 9 tháng tuổi
Phụ nữ có thai.
Bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Lây qua đường hô hấp, bề mặt nhiễm virus
Thời gian lây truyền có thể xuất hiện 5 ngày trước khi phát ban và 4 ngày sau phát ban.
Người tiếp xúc gần bệnh nhân sởi nên làm gì?
Người tiếp xúc gần bệnh nhân sởi nên tiêm vaccine sởi trong vòng 72 giờ có thể hạn chế nguy cơ biến chứng nặng.
Triệu chứng khởi phát bệnh sởi
Sốt cao liên tục, mệt, rét run
Chảy mũi, chán ăn
Viêm kết mạc mắt
Đốm trắng trong niêm mạc miệng.
Triệu chứng toàn phát
Mắt đỏ, xuất tiết, có thể nhạy cảm ánh sáng
Ho, chảy mũi
Ban đỏ xuất hiện từ vùng mặt lan đến toàn thân. Ban xuất hiện từ 2-4 ngày sau khi xuất hiện sốt
Đau họng.
Xét nghiệm IgM ( ) thường ở ngày thứ 3 của bệnh khi bắt đầu mọc ban.
Hầu hết trẻ ổn định dần, hồi phục khoảng 2 ngày sau phát ban, sau 3-4 ngày ban sẫm màu và dần biến mất. Da có thể bong như bị cháy nắng. Ho có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Tuy nhiên có thể trẻ có triệu chứng không điển hình không có đủ tất cả các triệu chứng trên.
Biến chứng bệnh sởi
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Điều trị bệnh sởi
Đa số trẻ mắc sởi có thể điều trị tại nhà, chưa cần nhập viện. Trẻ mắc sởi điều trị và theo dõi tại nhà cần:
Tăng cường uống nước, nước hoa quả, sữa.
Đảm bảo dinh dưỡng
Hạ sốt bằng Paracetamol
Vệ sinh mắt khi có viêm kết mạc
Vệ sinh mũi.
Chỉ định nhập viện khi:
Trẻ < 1 tuổi
Khó thở: Thở nhanh, gắng sức
Co giật, li bì
Ỉa chảy, nôn, mất nước
Không ăn uống được, bỏ bú
Có bệnh lý mạn tính, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid...).
Cách phòng chống dịch sởi
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Cao Bằng: Các ca nghi mắc sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng Tính từ ngày 1/1-14/3, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 2.501 ca nghi sởi; các ca nghi mắc chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine sởi hoặc chỉ được tiêm 1 mũi vaccine có chứa thành phần sởi. Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưởi 9 tháng tuổi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Các ca sốt phát ban nghi sởi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Hãnh diện ngày cưới được mẹ chồng tặng 5 cây vàng nhưng chỉ 3 tháng sau, tôi trắng tay vì một câu nói
Góc tâm tình
07:48:39 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025
Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
Thế giới
07:13:38 01/05/2025
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
Sao việt
07:06:18 01/05/2025
Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?
Sao châu á
07:03:33 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
Tv show
06:30:00 01/05/2025
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
Tin nổi bật
06:13:18 01/05/2025
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
06:10:31 01/05/2025
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
05:35:06 01/05/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025