Sợ bị nghe lén, EU sẽ xây một boongke tối mật ở Bỉ
EU sẽ xây dựng một boongke an toàn trị giá 8 triệu euro ở Brussels (Bỉ) để các nhà lãnh đạo có thể thảo luận các vấn đề bí mật mà không bị ai nghe lén.
Thông tin trên do trang Euobserver đưa ra dựa theo một bản ghi nhớ của Liên minh châu Âu (EU) mô tả dự án.
Theo đó, phòng bí mật này có thể chứa khoảng 100 người, gồm 34 nhà lãnh đạo và 34 người chịu trách nhiệm ghi chép cho họ, cùng các nhân viên phục vụ, nhân viên kỹ thuật.
EU có 27 thành viên, nhưng có thể mở rộng trong tương lai và phòng an toàn cũng sẽ được sử dụng cho các cuộc họp cấp thấp hơn của các đại sứ và quan chức cấp cao EU.
Phòng sẽ không được kết nối internet nhưng được trang bị công nghệ hội nghị màn hình lớn nội bộ và micrô được nối với các cabin an toàn dành cho 30 phiên dịch viên.
Cả phòng họp và các cabin phiên dịch sẽ được bọc trong một lồng cách nhiệt được NATO chứng nhận để giảm thiểu nguy cơ khai thác các chất phát xạ gây hại như sóng điện từ phát ra từ màn hình và dây công nghệ thông tin. Những thứ này có thể được chặn từ xa.
Bất kỳ ai đi vào, ngay cả khi họ là người dọn dẹp, đều phải có quyền an ninh “SECRET EU” và lý do vào đó. SECRET EU là cấp độ phân loại cao thứ hai của khối.
Cấp độ này bao gồm những thông tin có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của EU nếu bị đưa ra ngoài. Theo hướng dẫn an ninh của EU, rò rỉ thông tin ở cấp độ này có thể làm gia tăng căng thẳng quốc tế hoặc đe dọa cuộc sống hoặc trật tự công cộng ở châu Âu.
Các nhà lãnh đạo và nhân viên EU sẽ phải để điện thoại, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh, chìa khóa điện tử và thậm chí cả thiết bị trợ thính trong tủ khóa cách âm bên ngoài phòng.
Video đang HOT
Cơ sở này sẽ được xây dựng vào năm 2024 trong khu phức hợp Hội đồng EU ở Brussels, nơi đã tổ chức các hội nghị thượng đỉnh. Vị trí chính xác vẫn chưa được quyết định, nhưng các quan chức đang tìm kiếm một nơi nào đó gần phòng họp thượng đỉnh bình thường của EU để các nhà lãnh đạo có thể qua lại dễ dàng hơn.
Kế hoạch xây boongke tối mật được đưa ra khi EU xảy ra một số vụ liên quan gián điệp nước ngoài.
Theo biên bản ghi nhớ, EU sẽ cẩn trọng để đảm bảo không có ai tuồn lậu thiết bị nghe len vào boongke.
Boongke sẽ được quét trước và sau các cuộc họp để phát hiện, xác định vị trí và vô hiệu hóa thiết bị nghe lén.
Boongke sẽ giúp các lãnh đạo có cảm giác thoải mái phù hợp (có đồ nội thất, ghế…) và các vật trang trí cố định thích hợp (ví dụ như cờ), nhưng không có hoa hoặc các vật dụng thường xuyên được thay thế khác.
Theo biên bản, mọi đồ nội thất, thiết bị kỹ thuật hoặc phụ kiện mới nào (như hoa, đồ trang trí, đồ uống tiện ích…) sẽ phải trải qua kiểm tra các biện pháp an ninh kỹ thuật.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin an ninh Bỉ, phần mềm gián điệp hiện nay rất tinh vi, hiện đại, khiến người ta có thể dễ dàng che giấu.
Nguồn tin này nói: “Có một số ngôi nhà trống bên cạnh Shape, một căn cứ của NATO ở Bỉ, nơi các cơ quan tình báo của các quốc gia thành viên tổ chức các cuộc diễn tập về thiết bị nghe lén. Một nhóm có 24 giờ để đặt càng nhiều thiết bị nghe lén càng tốt và nhóm còn lại có 24 giờ để tìm ra chúng… Không ai tìm thấy tất cả các thiết bị đã được cài”.
Một vài năm trước chiến tranh, quân đội Bỉ đã được đặt trong tình trạng báo động khi phát hiện các thiết bị nghe lén trong các máy bay phản lực dành cho yếu nhân được thuê để chở các nhà lãnh đạo EU và NATO.
Thông điệp 'va chạm' thực tế khi Pháp, Đức, Ý ủng hộ Ukraine vào EU
Tại Kiev, ba "ông lớn" của EU tán thành tư cách ứng cử viên của Ukraine nhưng chiến tranh lại đang phủ bóng lên khát vọng của nước này.
Tổng thống Ukraine, Zelensky gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU, Thủ tướng Italy Draghi, Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Scholz và Tổng thống Romania Iohannis đến thăm Kiev ngày 16/6. Ảnh: AFP
Theo trang Politico, bằng cách tuyên bố ủng hộ việc Ukraine và Moldova trở thành ứng cử viên chính thức trở thành thành viên EU, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy ngày 16/6 đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Tổng thống Putin: phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã kết thúc, và sẽ không thể hồi sinh bằng vũ lực.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Italy Mario Draghi cũng đưa ra một thông điệp khác thậm chí còn rõ ràng và tức thì hơn cho Nga: EU và các đồng minh của họ sẽ không thúc đẩy Ukraine vào bất kỳ quyết định đầu hàng hoặc thỏa hiệp lãnh thổ nào để chấm dứt chiến tranh.
"Chúng tôi muốn các hành động tàn ác dừng lại và chúng tôi muốn hòa bình", ông Draghi nói trong cuộc họp báo ở Kiev, nơi ông và những người đồng cấp xuất hiện bên cạnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. "Nhưng Ukraine phải tự vệ nếu muốn hòa bình, và Ukraine sẽ chọn hòa bình mà họ muốn. Bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cũng không thể tách rời ý chí của Kiev, khỏi những gì mà người dân cho là có thể chấp nhận được. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể xây dựng một nền hòa bình công bằng và lâu dài ", Thủ tướng Italy nhấn mạnh.
Sự trấn an đó có ý nghĩa lớn đối với các quan chức Ukraine, những người đã lo sợ trong suốt cuộc chiến kéo dài gần 4 tháng qua rằng các đồng minh phương Tây có thể cố gắng buộc họ phải thoả hiệp một cách bất công.
Trong những tháng gần đây, các nhà lãnh đạo của ba "ông lớn" EU đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích vì dường như có xu hướng chấp nhận những yêu cầu và đòi hỏi của Nga. Chẳng hạn, ông Macron đã đàm phán không ngừng với người đồng cấp Putin, còn Berlin thì chậm gửi vũ khí cần thiết.
Tuy nhiên, bất chấp những lời hùng biện đầy khích lệ, bộ ba nhà lãnh đạo - đại diện cho các quốc gia lớn nhất, giàu nhất và quyền lực nhất của EU - đã không công bố bất kỳ hỗ trợ quân sự hoặc tài chính mới nào cho Ukraine, điều được Kiev mong đợi có thể giúp thúc đẩy cuộc chiến theo hướng có lợi. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15/6 đã tuyên bố hỗ trợ thêm 1 tỷ USD cho Ukraine.
Đức cam kết gửi siêu pháo tự hành Gepard cho Ukraine. Ảnh: DW
Thương vong của Ukraine đang tăng lên khi quân đội nước này nỗ lực ngăn chặn lực lượng Nga hiện đang mở rộng kiểm soát hững dải đất rộng lớn ở phía nam và phía đông của đất nước. Và không có chỉ dấu nào cho thấy Ukraine có thể đạt được bước tiến mà không cần tăng cường viện trợ.
Tuyên bố ủng hộ vị thế ứng cử viên EU được đưa ra trong một chuyến đi mang tính biểu tượng cao tới Ukraine, nơi các nhà lãnh đạo đến thăm Kiev và Irpin.
Các nhà lãnh đạo khác, bao gồm Thủ tướng Séc, Ba Lan và Slovenia, đã đến thăm Ukraine từ giữa tháng 3. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola tới vào cuối tháng 3 và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đến thăm Kiev hai lần kể từ khi bùng nổ xung đột, vào tháng 4 và một lần nữa vào tuần trước.
Trong phần lớn thời gian đó, ông Macron bận tâm với chiến dịch tái tranh cử của mình ở Pháp, và ông Scholz đã từ chối lời mời đến thăm sau khi Ukraine từ chối Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier đến vào tháng 4.
Pháp cam kết gửi thêm pháo Caesar cho Ukraine.
Lần này, ba đại diện nước lớn đã cùng đi với Tổng thống Romania Klaus Iohannis, đại diện cho các quốc gia thành viên mới hơn ở phía đông của EU, trong một nỗ lực rõ ràng để bác bỏ những chỉ trích rằng các thành viên sáng lập lớn của EU đang hoạt động như một nhóm độc quyền.
Giống như những người bạn đồng hành của mình, ông Iohannis cũng lên tiếng ủng hộ việc cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine và Moldova khi vấn đề này được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào tuần tới.
Trong một bước thủ tục bắt buộc, Hội đồng Châu Âu ngày 17/6 sẽ chính thức đề xuất việc chỉ định ứng cử viên, nhưng họ dự kiến từ chối làm như vậy đối với Georgia (Gruzia), quốc gia cũng đã nộp đơn xin gia nhập do tình hình chính trị bất ổn.
Một số quốc gia Tây Balkan, bao gồm Albania, Bắc Macedonia và Montenegro, đã bị đình trệ đơn xin gia nhập trong nhiều năm. Hôm 16/6, ba quốc gia đó đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine và Moldova - loại bỏ một lý do tiềm năng mà một số quốc gia đã viện dẫn để không cấp tư cách ứng cử viên cho Kiev.
Nhưng ngay cả khi họ lên tiếng ủng hộ, ba nhà lãnh đạo Draghi, Macron và Scholz đều để ngỏ khả năng Hội đồng châu Âu có thể áp đặt các điều kiện đối với Ukraine, bao gồm các yêu cầu tăng cường thể chế dân chủ và pháp quyền, trước khi Kiev được phép bắt đầu đàm phán gia nhập chính thức.
Nhiều quan chức và nhà ngoại giao EU cho biết khó có thể tưởng tượng Ukraine đạt được nhiều tiến bộ hướng tới tư cách thành viên khi nước này vẫn còn chiến tranh, và Tổng thống Macron nói rằng quá trình tổng thể có thể mất một thập kỷ hoặc lâu hơn.
Tuy vậy, ở Kiev, ông Macron chủ yếu đưa ra những thông điệp tích cực. "Châu Âu đang sát cánh cùng các bạn, sẽ duy trì chừng nào cần thiết, cho đến khi chiến thắng", Tổng thống Pháp nói. Ông Macron cũng nhân chuyến thăm thông báo rằng Pháp sẽ gửi thêm 6 xe pháo tự hành Caesar cho quân đội Ukraine, bổ sung vào hàng chục chiếc đã được gửi trước đó, cùng với một phòng thí nghiệm phân tích DNA di động để giúp xử lý bằng chứng về cáo buộc tội ác chiến tranh.
"Cả bốn người chúng tôi đều ủng hộ tư cách ứng cử viên ngay lập tức cho tư cách thành viên", nhà lãnh đạo Pháp nói, lưu ý rằng đó chỉ là bước khởi đầu của một quá trình dài hơn.
Bị móp vỏ, máy bay Vietnam Airlines vẫn bay TP.HCM đi Phú Quốc Máy bay của Vietnam Airlines bị hư hỏng phần thân vỏ trong quá trình bảo dưỡng. Tuy nhiên, nhân viên kỹ thuật trong quá trình kiểm tra trước khi bay đã không phát hiện được. Thông tin cho biết, sự cố hư hỏng thân vỏ trên xảy ra với chuyến bay VN1823 của Vietnam Airlines từ Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi Phú Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Quốc Khánh 'Ngọc Hoàng' của Táo Quân, U70 tự do tự lo không sợ độc thân?
Sao việt
16:00:57 17/05/2025
"Nhiệm vụ bất khả thi" của Tom Cruise nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình
Phim âu mỹ
15:34:24 17/05/2025
Trường cấp 2 tổ chức tập thể dục giữa trời nắng 50 độ khiến 9 học sinh bỏng tay: Lời giải thích từ nhà trường gây phẫn nộ
Netizen
15:33:04 17/05/2025
Nhìn lại 3 bộ phim thành công về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phim việt
15:29:41 17/05/2025
Clip nữ diễn viên né ong đốt khi đang tạo dáng trên thảm đỏ gây sốt
Sao âu mỹ
15:09:26 17/05/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ
Nhạc việt
15:05:36 17/05/2025
Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật
15:02:10 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc
Sao châu á
14:56:08 17/05/2025
Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách
Sáng tạo
14:52:18 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025