Số lượng côn trùng toàn cầu giảm ở mức báo động
Các nhà khoa học cho biết côn trùng có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên và với đời sống của con người, và họ rất lo lắng trước sự sụt giảm số lượng côn trùng ngày càng nghiêm trọng.
Đánh giá toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay về số lượng côn trùng cho thấy trong vòng 30 năm qua con số này đã giảm đến 25%. Các nhà khoa học đặc biệt “sốc” trước sự suy giảm ngày một trầm trọng ở châu Âu.
Một con ruồi đá cái ở công viên quốc gia Sông Băng, Montana, Mỹ. Loài côn trùng này đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu làm tan chảy các dòng sông băng, là môi trường sống của chúng.
Đánh giá này dựa trên phân tích 166 khảo sát dài hạn với dữ liệu thu thập ở gần 1.700 địa điểm trên khắp thế giới và kết quả cho thấy một số loài đang làm “khuynh đảo” xu hướng sụt giảm chung. Cụ thể là các loài côn trùng nước ngọt đang tăng khoảng 11% mỗi thập kỷ sau khi các sông, hồ ô nhiễm được làm sạch. Tuy nhiên, nhóm côn trùng này chỉ đại diện cho khoảng 10% các loài côn trùng và không thụ phấn cho cây trồng.
Các nhà nghiên cứu cho biết ở rất nhiều nơi, côn trùng chưa được tìm hiểu hết về tầm quan trọng của chúng, ví dụ như ở Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi gần như không có dữ liệu gì. Môi trường sống tự nhiên ở những nơi này đang bị tàn phá nghiêm trọng để lấy đất làm trang trại và đô thị hóa. Đây là nguyên nhân chính làm giảm số lượng côn trùng trên Trái Đất.
Cho đến nay côn trùng là những động vật đông nhất cả về số loài và số lượng, gấp khoảng 17 lần dân số thế giới. Chúng có vai trò sống còn đối với những hệ sinh thái mà con người sống dựa vào đó. Chúng thụ phấn cho cây, là nguồn thức ăn cho các loài động vật khác và tái chế rác thải của thiên nhiên.
Đánh giá lần trước dựa trên 73 nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học phải cảnh báo về những thảm họa có thể xảy ra đe dọa sự sống còn của loài người nếu tình trạng mất côn trùng không được cứu vãn. Nhưng đến báo cáo mới đây thì tốc độ mất côn trùng còn tăng gấp đôi. Các chuyên gia khác không tham gia vào nghiên cứu này cũng ước tính trong 50 năm qua thế giới đã mất 50% số côn trùng tự nhiên.
Các phân tích gần đây dựa trên số liệu ở một số nơi cho thấy suy giảm nghiêm trọng số lượng côn trùng, ví dụ ở Đức mất 75% và ở Puerto Rico mất 998%. Nghiên cứu mới lần này tiến hành trên diện rộng hơn đã cho kết quả với tỷ lệ thấp hơn.
Tuy vậy, tiến sĩ Roel van Klink ở Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học kết hợp của Đức ở Leipzig, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng “chỉ cần suy giảm 24% như vậy cũng đã chắc chắn phải lo ngại rồi. Mọi người nên nhớ một điều là thức ăn của chúng ta thực sự phụ thuộc vào côn trùng”.
Nghiên cứu này cũng tìm hiểu sự thay đổi của tốc độ sụt giảm qua các thời kỳ. Tiến sĩ Van Klink nói rằng “hiện nay châu Âu đang ngày càng mất đi nhiều côn trùng hơn, điều này thật bất ngờ và khủng khiếp.” Ở Bắc Mỹ, tốc độ sụt giảm đang chậm lại, nhưng cũng chỉ chậm lại rất ít.
Ở những khu vực khác, số liệu còn thưa thớt hơn. Nhưng các nhà khoa học cho rằng từ các kết quả nghiên cứu có được, có thể thấy việc mở rộng các thành phố vô cùng có hại cho các loài côn trùng bởi vì chúng mất đi môi trường sống. Điều này đang xảy ra ở Đông Á và châu Phi với tốc độ cực kỳ nhanh. Ở Nam Mỹ, thì đó là nạn phá rừng Amazon. Không còn gì phải hỏi nữa, chắc chắn là việc này có hại cho côn trùng và tất cả các loài động vật ở đó.
Video đang HOT
Côn trùng biến mất là do môi trường sống của chúng bị hủy hoại, do con người sử dụng thuốc trừ sâu và do ô nhiễm ánh sáng. Ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu tác động đến côn trùng trên toàn thế giới ra sao thì chưa được phân tích rõ trong nghiên cứu này, nhưng thiệt hại cụ thể ở một số địa phương thì đã rõ.
Biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa làm hại một số loài trong khi lại có lợi cho một số loài khác ngay cả ở cùng một khu vực. Một nghiên cứu khác còn cho thấy nồng độ carbon dioxide tăng lên làm giảm chất dinh dưỡng trong cây trồng và giảm số lượng châu chấu trên đồng cỏ ở Kansas, Mỹ. Tiến sĩ Van Klink nhận định tình trạng này đã xảy ra ở Mỹ thì cũng có thể xảy ra trên toàn thế giới.
Giáo sư Dave Goulson của Trường đại học Sussex, Anh, không tham gia vào nghiên cứu mới này, nhưng ông cũng cho rằng hơn bao giờ hết, chúng ta cần hết sức chú ý đến các loài côn trùng. Mặc dù điều đáng mừng là một số côn trùng sống dưới nước đang tăng lên, cho dù tăng rất chậm và chúng không có tác dụng thụ phấn cho cây, nhưng hầu hết các loài côn trùng đều sống trên cạn và nghiên cứu này khẳng định một điều đã rõ ràng từ lâu: chúng đang suy giảm ngày càng nhanh trong những thập kỷ gần đây.
Người đứng đầu Quỹ bảo tồn thiên nhiên Buglife, ông Matt Shardlow nói rằng nhiều loài côn trùng đang bị đe dọa tuyệt chủng và nghiên cứu này cho thấy số lượng côn trùng cũng đang suy giảm ở tốc độ không hề dừng lại. Cho dù những con số ước tính mà nghiên cứu này đưa ra còn thấp hơn ở một số báo cáo khác nhưng vẫn là rất đáng lo ngại. Suy giảm diện rộng các loại côn trùng có cánh là một thảm họa sinh thái đang ngày một tăng lên.
Trong một bài bình luận chuyên môn, tiến sĩ Maria Dornelas của Trường đại học Thánh Andrews và nghiên cứu sinh tiến sĩ Gergana Daskalova của Trường đại học Edinburg, Anh, nhận định nghiên cứu mới này là bản phân tích sâu rộng nhất cho đến nay về sự suy giảm số lượng côn trùng.
Tiến sĩ Van Klink nói rằng “chắc chắn chúng ta có nhiều lý do để lo lắng, nhưng tôi không nghĩ rằng đã quá muộn. Ít nhất, việc các loài côn trùng nước ngọt đang có xu hướng tăng lên cũng cho chúng ta hy vọng rằng nếu chúng ta có các biện pháp đúng đắn ngay lúc này thì có thể đảo ngược được tình hình tiêu cực hiện nay.”
Sự sụt giảm côn trùng phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ
Sức khỏe toàn cầu của quần thể côn trùng phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Nghiên cứu đã cho thấy sự suy giảm của côn trùng đáng báo động ở tất cả các nơi trên thế giới.
Nghiên cứu mới, lớn nhất cho đến nay cho biết bức tranh phức tạp và đa dạng hơn. Theo các tác giả, côn trùng sống trên cạn chắc chắn đang suy giảm, trong khi sâu bọ sống ở nước ngọt đang gia tăng.
Các báo cáo về sự suy giảm nhanh chóng và lan rộng của côn trùng trên toàn cầu đã gây ra sự lo lắng lớn cho các nhà khoa học.
Loài phù du hưởng lợi từ nguồn nước sạch hơn
Côn trùng rất phong phú và đa dạng trên hành tinh, đóng vai trò quan trọng, từ thông khí vào đất đến thụ phấn và tái chế chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu, chẳng hạn như một trường hợp từ các khu bảo tồn thiên nhiên ở miền tây nước Đức, đã chỉ ra một sự sụt giảm nghiêm trọng, với mức giảm khoảng 75% trong 27 năm.
Nhiều báo cáo khác cũng tương tự như vậy. Nghiên cứu mới này là nghiên cứu lớn nhất về sự thay đổi côn trùng cho đến nay, nhằm mục đích cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về những gì thực sự xảy ra trên toàn thế giới.
Dựa trên dữ liệu từ 166 cuộc khảo sát dài hạn trên 1.676 địa điểm, cho thấy một bức tranh đa sắc thái về tình trạng sức khỏe của côn trùng.
Thống kê chỉ ra rằng các loài côn trùng như bướm, kiến và châu chấu đang giảm 0,92% mỗi năm, con số này lên tới 9% mỗi thập kỷ, thấp hơn nhiều tỷ lệ được công bố. " Nghĩa là trong hơn 30 năm, chúng ta sẽ mất đi một phần tư côn trùng", tác giả chính của Tiến sĩ Roel Van Klink, từ Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Tích hợp của Đức cho biết.
Nhiều người có một nhận thức bản năng rằng côn trùng đang giảm khi họ thấy ít con bọ chết hơn văng trên xe. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có thật.
Giáo sư Jonathan Chase, một tác giả khác từ Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp của Đức cho biết: "Nhiều loài côn trùng có thể bay và đó là những loài bị đập vỡ bởi kính chắn gió xe hơi.Phân tích của chúng tôi cho thấy côn trùng bay thực sự đã giảm."
Các côn trùng sống dưới nước như những con bọ nước đã tăng số lượng
"Tuy nhiên, phần lớn các loài côn trùng là hiếm thấy vì nằm trong đất, trên tán cây hoặc trong nước."
Thiệt hại là mạnh nhất ở Hoa Kỳ và Trung Tây và ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Xu hướng ở châu Âu đã trở nên tiêu cực hơn trong những năm gần đây, với sự sụt giảm lớn nhất kể từ năm 2005.
Tuy nhiên, trong khi nhiều loài sống trên cạn đang suy giảm, nghiên cứu mới cho thấy các loài côn trùng sống ở nước ngọt, như bọ cánh cứng, đang tăng 1,08% mỗi năm. Xu hướng tích cực này rất mạnh ở Bắc Âu, ở miền Tây Hoa Kỳ và từ những năm 1990 ở Nga.
Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do các sông và hồ bị ô nhiễm đã được làm sạch. Tuy nhiên, sự gia tăng côn trùng dưới nước sẽ không bù đắp được cho mất mát trên mặt đất. "Chúng chỉ là một phần nhỏ của côn trùng trên cạn, không quá 10%", tiến sĩ Van Klink nói
"Diện tích nước ngọt chúng ta có trên trái đất chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng đất, vì vậy số lượng côn trùng nước ngọt sẽ không bao giờ có thể bù đắp cho côn trùng trên cạn."
Các nhà khoa học tìm thấy sự phá hủy môi trường sống tự nhiên do đô thị hóa.
Phát hiện về sự hủy hoại môi trường sống này đã được lặp lại trong các nghiên cứu lớn khác về đa dạng sinh học, bao gồm cả Đánh giá Toàn cầu IPBES năm ngoái.
Một con ong vườn châu Âu giúp thụ phấn một số hoa
Bức tranh tổng thể rất phức tạp - ngay cả rất gần nhau, một số côn trùng có thể hoạt động tốt bên cạnh các thành viên cùng loài đang đấu tranh.
Ann Swengel, một tác giả khác trên tờ báo đã dành hơn 30 năm nghiên cứu về loài bướm ở các vùng của Hoa Kỳ: "Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều sự suy giảm, bao gồm cả những nơi được bảo vệ, nhưng ở một số nơi bướm đang tiếp tục phát triển tốt."
Trong khi các phát hiện là phức tạp, các tác giả tin rằng họ đã cung cấp hy vọng cho tương lai.
"Chúng tôi tin rằng sự gia tăng của côn trùng nước ngọt có liên quan đến luật pháp được đưa ra, nên chúng tôi hy vọng rằng nếu chúng ta đưa ra các loại luật pháp phù hợp cho côn trùng trên đất liền, chúng ta cũng có thể khiến chúng phục hồi". Bác sĩ Van Klink nói.
" Điểm mạnh của côn trùng là hầu hết có số lượng con cực kỳ lớn, vì vậy nếu môi trường sống được thay đổi đúng cách, chúng ta sẽ thấy chúng phục hồi rất nhanh."
Kim Quyền
Ngày tận thế của côn trùng phức tạp hơn chúng ta nghĩ Dữ liệu của nhiều thập kỷ qua cho thấy, các động vật chân đốt sống ở môi trường nước có xu hướng tăng lên, trong khi động vật chân đốt sống trên cạn lại có xu hướng giảm đi. Xem xét một cách tổng quan về khái niệm được gọi là Ngày tận thế của côn trùng sẽ thấy một số kẻ có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác

Người phụ nữ 63 tuổi bất ngờ kết hôn với chú rể kém 24 tuổi

Loài cây kỳ lạ có khả năng 'gọi sét' để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh

Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'

Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary

"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười

Đang dọn gầm giường, cụ ông "sốc ngang" khi thấy "báu vật" vàng 6 tỷ đồng

Cô gái 22 tuổi tiết kiệm 1,3 tỷ đồng trong 2 năm nhờ nhặt rác

Kỳ lạ bộ tộc bắt phụ nữ bịt lỗ mũi để bớt đẹp

Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?

Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Bán nhà 4 tỷ lấy một con cua vàng, cô gái nói không hối hận: Chuyên gia đưa ra kết luận gây kinh ngạc
Có thể bạn quan tâm

Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Tin nổi bật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Huyền thoại Skype chính thức đóng cửa vĩnh viễn
Thế giới số
11:21:28 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025
Bí quyết chọn trang phục chơi pickleball vừa đa chức năng vừa sành điệu
Thời trang
11:04:08 06/05/2025