Số người siêu giàu trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
Số người có “giá trị tài sản ròng cực cao” (UHNW) trên toàn cầu đã tăng từ 46.000 người vào năm 2021, lên mức kỷ lục 218.200 người vào năm nay nhờ hưởng lợi từ quá trình phục hồi sau đại dịch.
Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ở Thụy Sĩ chuyên giúp quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới. Ảnh: Reuters
Trang The Guardian (Anh) dẫn báo cáo của Ngân hàng đầu tư Credit Suisse (Thụy Sĩ) cho biết số người thuộc nhóm UHNW – những người có tài sản trên 50 triệu USD – đã tăng vọt vào năm 2021 khi giới siêu giàu hưởng lợi từ giá nhà tăng cao và thị trường chứng khoán bùng nổ. Theo đó, số người trong nhóm UHNW đã tăng hơn 50% trong hai năm qua.
Báo cáo của Credit Suisse, ngân hàng chuyên giúp quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới, cho biết xu hướng gia tăng tài sản mạnh mẽ cũng khiến tình trạng bất bình đẳng trên toàn cầu gia tăng vào năm 2021. Cụ thể, số người thuộc nhóm UHNW chỉ chiếm 0,00004% dân số thế giới, trong khi hàng tỷ người có thu nhập trung bình và thấp phải chật vật trong đại dịch khi giá thực phẩm và năng lượng tăng cao.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng sự phục hồi của hoạt động kinh tế vĩ mô trong môi trường lãi suất thấp đã tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho tăng trưởng tài sản trong năm 2021.
Video đang HOT
“Chúng tôi ước tính rằng tổng tài sản toàn cầu đạt 463,6 tỉ USD vào cuối năm 2021, tăng thêm 41,4 tỉ USD (9,8%) so với năm 2020. Trong khi đó, tài sản của mỗi người trưởng thành trung bình tăng 6.800 USD (8,4%), đạt 87.489 USD/người/năm, gần gấp ba 3 lần mức được ghi nhận vào thời điểm chuyển giao thế kỷ”, báo cáo viết.
Ông Anthony Shorrocks, Giáo sư kinh tế và là tác giả của báo cáo, bình luận: “Đây gần như là một sự bùng nổ về của cải vào năm trước. Có lẽ cao hơn bất kỳ năm nào chúng tôi từng ghi nhận”.
Tuy nhiên, tài sản gia tăng không được phân bổ một cách đồng đều. Cụ thể, 1% số người giàu nhất thế giới đã chiếm 46% tổng tài sản trên toàn cầu, tăng từ 44% trong năm 2020. Số lượng triệu phú USD cũng đã tăng 5,2 triệu người trong năm 2021 lên tổng số 62,5 triệu người, gần bằng dân số 67 triệu người của nước Anh. Giáo sư Shorrocks cho biết số lượng triệu phú ngày càng nhiều đến mức nó đang trở thành “thước đo không phù hợp cho sự giàu có”.
Báo cáo chỉ ra rằng Mỹ chiếm hơn 1/3 tổng triệu phú thế giới, với 24,5 triệu người. Số lượng triệu phú Mỹ cũng tăng 2,5 triệu người – gần một nửa tổng số triệu phú mới trên toàn thế giới. “Đây là sự gia tăng số lượng triệu phú lớn nhất được từng được ghi nhận đối với bất kỳ quốc gia nào trong thế kỷ này. Số lượng triệu phú ở Mỹ đã tiếp tục gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2016″, báo cáo cho biết.
Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia có nhiều triệu phú nhất, chiếm 10% triệu phú thế giới. Theo sau là Nhật Bản (5,4%), Anh (4,6%) và Pháp (4,5%).
Còn xét về tài sản trung bình của mỗi người trưởng thành, Thụy Sĩ một lần nữa là quốc gia giàu nhất. Hiện 1 người trưởng thành của nước này có tài sản trung bình khoảng 700.000 USD. Theo sau đó là Mỹ với 579.000 USD/người. Người trưởng thành ở Anh có tài sản trung bình là 309.000 USD, xếp ở vị trí thứ 14. Trong khi đó, quốc gia có mức độ giàu có trung bình tăng mạnh nhất là New Zealand, với mức tăng trung bình 114.000 USD lên 472.000 USD.
Quý đầu tiên sau xung đột với Ukraine, kinh tế Nga đảo chiều suy giảm
Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) ngày 12/8 công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II/2022 giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, Rosstat cho biết trong quý I năm nay, GDP của Nga tăng 3,5%.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Moskva, Nga, ngày 6/4/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Rosstat, GDP trong quý II giảm vì doanh thu trong các lĩnh vực đều giảm. Doanh thu bán buôn giảm 15,3%, bán lẻ giảm 9,8%. Doanh thu trong lĩnh vực cung cấp nước, thoát nước, thu gom và tận dụng chất thải, xử lý ô nhiễm giảm 8,9%. Doanh thu từ dịch vụ vận tải hành khách cũng giảm 5,3%, vận tải hàng hóa giảm 2,9% và công nghiệp chế biến giảm 3,3%.
Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Alexey Zabotkin ngày 12/8 đã loại trừ khả năng giảm phát trong tháng 8-9 tới, tuy nhiên cho rằng đà tăng giá nói chung sẽ chậm lại. Đề cập mức lạm phát của Nga trong năm 2022, ông Zabotkin cho rằng phạm vi lạm phát ở mức 12-15% hiện nay đang "phản ánh tình trạng không chắc chắn" của kinh tế Nga.
Do đó, Ngân hàng trung ương Nga đang duy trì mức mục tiêu lạm phát 4% trong những dự báo lạm phát những năm tới. Theo đó, Ngân hàng trung ương Nga ước tính lạm phát của Nga sẽ trở về gần mức mục tiêu vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, sau đó đạt 4% vào năm 2025.
Về tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng trung ương Nga cho rằng GDP của Nga sẽ giảm từ 4-6% trong năm nay và giảm từ 1-4% vào năm sau, trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2024.
Trước đó, Ngân hàng trung ương Nga đã đưa ra dự báo kinh tế vĩ mô năm 2025. Theo đó, lạm phát năm 2025 sẽ ở mức 4% và tăng trưởng kinh tế sẽ dao động ở mức 1,5-2,5%.
Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine với mục tiêu "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" chính quyền Kiev.
GDP của Nga liên tiếp suy giảm trong những tháng sau xung đột với Ukraine. Theo Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga ngày 27/7, GDP của nước này trong tháng 6 giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 4,3% vào tháng 5 và giảm 2,8% trong tháng 4.
Tương lai thị trường kim loại quý trước những diễn biến lớn của kinh tế vĩ mô Thị trường kim loại quý đang dần lấy lại động lực tăng giá khi các nhà đầu tư cho rằng tần suất tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ chậm lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, kiềm chế lạm phát là một hành trình dài hơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về suy thoái kinh tế. Do...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Váy sơ mi giản đơn mà đẹp xao xuyến
Thời trang
10:49:47 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Nữ chủ nhân hit 2.2 tỷ views khóc nức nở khi Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình được đồng ca tại "concert quốc gia"
Nhạc việt
10:41:40 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025