Số vụ nhận hối lộ bị phát hiện tăng hơn 300%
Theo Ủy ban Tư pháp, sai phạm trong các vụ án hầu hết đều liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước.
Sáng 6-9, tại phiên họp toàn thể lần thứ 10, Ủy ban Tư pháp thẩm tra báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.
Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa nhấn mạnh số liệu tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng gần 71,5% số vụ, tăng hơn 116% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng hơn 312%.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa. Ảnh: PHẠM THẮNG
Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp, điều này cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của cơ quan thẩm tra cho rằng việc để xảy ra nhiều vụ tham nhũng thể hiện công tác quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế.
“Sai phạm trong các vụ án hầu hết đều liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước. Họ đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi” – bà Hoa nói và cho rằng vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.
Cũng theo nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp còn nhiều sơ hở để các đối tượng lợi dụng trục lợi, nhận hối lộ.
“Đáng lưu ý là hành vi vi phạm kéo dài trong nhiều năm, xảy ra nhiều nơi trên cả nước nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Dẫn chứng cho nhận định này, báo cáo của nhóm nghiên cứu đề cập đến vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT và các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tại các tỉnh, TP trên cả nước. Đến tháng 5, cơ quan chức năng đã khởi tố 68 vụ án, khám xét 103 Trung tâm đăng kiểm, bốn chi cục đăng kiểm, khởi tố 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên với nhiều tội danh khác nhau.
Nhóm cứu nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cũng cho hay dư luận và cử tri vẫn băn khoăn việc có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm để các nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật, mời gọi khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Cạnh đó là hành vi tư vấn mua bảo hiểm của nhân viên công ty bảo hiểm không đầy đủ các nội dung hợp đồng hoặc sai lệch thông tin hợp đồng bảo hiểm…
Video đang HOT
“Hậu quả, đến nay với hàng nghìn đơn tố cáo, khiếu nại của người dân làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng và bảo hiểm” – bà Hoa nêu.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, đã xuất hiện tình trạng lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp, công ty luật dưới hình thức mua bán nợ để cưỡng đoạt tài sản với các thủ đoạn đe dọa, khủng bố bằng tin nhắn, điện thoại gây hoang mang trong dư luận.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có những vụ việc với hàng trăm đối tượng tham gia, số bị hại lên đến hàng triệu người, xảy ra ở nhiều tỉnh, TP. Điển hình là vụ băng nhóm cưỡng đoạt tài sản núp bóng Công ty Luật Pháp Việt có 415 người thực hiện với khoảng 3 triệu bị hại trên toàn quốc…
Trong phần kiến nghị, nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh đấu thầu, mua vực sắm tài sản công, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp và các lĩnh vực khác dễ phát sinh tham nhũng để kịp thời hoàn thiện bất cập về mặt chính sách.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm. Đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.
Tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp
Theo báo cáo của Chính phủ, từ 1-10-2022 đến ngày 31-7-2023, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 4.950 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (tăng 13,6%), 679 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (tăng gần 71,5%).
“Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến phức tạp” – báo cáo Chính phủ nhận định và dẫn chứng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định an toàn phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Ngoài ra, còn có các hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Cạnh đó, vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng cũng nổi lên.
Trong khi đó, tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là các sai phạm trong công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất đai với mục đích trục lợi…
Ngăn chặn 'quà cảm ơn' biến tướng: Cần xóa cơ chế xin - cho
Sự biến tướng của những món 'quà cảm ơn' vốn đang trở thành luật 'bất thành văn' sẽ không thể chấm dứt một khi cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại.
Luật bất thành văn
Trong khoảng 2 năm giữa đại dịch Covid-19 (từ tháng 9.2020 - 12.2022), 25 bị cáo là các cựu quan chức, cán bộ của các bộ, ngành, địa phương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận hối lộ trong việc cấp phép các chuyến bay "giải cứu" đưa công dân Việt Nam đang mắc kẹt ở nước ngoài về nước - một chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Các cựu quan chức hầu tòa trong vụ án "chuyến bay giải cứu". Ảnh TRẦN PHAN
Để có thể được vào danh sách tổ chức chuyến bay, các doanh nghiệp (DN) đã phải chi tiền "bôi trơn", "cảm ơn" cho một loạt quan chức tại các bộ, ngành, địa phương. 23 bị cáo là đại diện các DN đã có hơn 400 lần đưa hối lộ, với tổng số tiền hơn 226 tỉ đồng.
Trong vụ án trên, chỉ là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế với nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng rồi chuyển cho thứ trưởng, nhưng bị cáo Phạm Trung Kiên là người nhận hối lộ nhiều nhất với 236 lần nhận tổng cộng 42,6 tỉ đồng từ các DN để thực hiện các thủ tục cấp phép cho các chuyến bay.
Bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun, nói Kiên yêu cầu đưa 150 triệu đồng mỗi chuyến "như các bộ, ngành khác". "Kiên gửi cho tôi bức ảnh tờ giấy thứ trưởng đã ký và yêu cầu "anh phải chuyển tiền mới có dấu", và mỗi lần như vậy tôi cho nhân viên chuyển tiền", bị cáo Dương nói trước tòa. Nhiều bị cáo là DN khai rằng các cán bộ tại nhiều bộ, ngành trong quy trình cấp phép các chuyến bay đã gợi ý "cơ chế cảm ơn" để được giải quyết nhanh chóng.
Lời khai của các bị cáo thuộc phía DN là một thực tế đã tồn tại từ lâu. Theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, có tới 71,7% DN được khảo sát cho rằng "tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho DN là phổ biến".
Tại báo cáo "Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của DN" được công bố tháng 6.2022, Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết khoảng 34,4% DN được hỏi có chung câu trả lời rằng việc chi trả "hoa hồng" là một yêu cầu bắt buộc để có thể trúng thầu.
Nạn nhân của xin - cho
Ông Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đánh giá chính cơ chế xin - cho là căn nguyên sâu xa "đẻ" ra những món quà cảm ơn tiền tỉ. Có rất nhiều công đoạn khác nhau trong quy trình cấp phép để một chuyến bay "giải cứu" được phép cất cánh. Và mỗi cán bộ vốn được giao thực hiện chức trách của mình lại biến nó thành sự ban phát để vòi vĩnh quà "cảm ơn", mà thực chất là tiền hối lộ như cách cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên nói với DN: "Thứ trưởng đã ký nhưng phải chuyển tiền mới có dấu".
Cơ quan công tố, tại phiên tòa xét xử Phạm Trung Kiên, cho rằng dù chỉ là thư ký, nhưng nếu bị cáo Kiên không thực hiện đúng quy trình, chậm, hoặc khi có phê duyệt của thứ trưởng Bộ Y tế nhưng giữ lại chưa đóng dấu gửi đi sẽ ảnh hưởng đến thời hạn cấp phép chuyến bay cho DN. Từ đó, Phạm Trung Kiên đã gây sức ép, buộc DN phải đưa tiền.
"Chuyện cán bộ tạo ra khó khăn, rào cản hòng vòi vĩnh, sách nhiễu người dân, DN không phải là không phổ biến", ông Hạ nhận định. Với quyền được cho phép trong tay, các cán bộ rất dễ dàng biến nó thành các điểm nghẽn để xin - cho. Bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Blue Sky, tại phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" đã "đúc kết" đầy cay đắng rằng: "DN là nạn nhân của cơ chế xin - cho".
Thực tế cơ chế xin - cho không phải điều gì mới mẻ, thậm chí trở thành một thứ "vô thức" từ lâu.
TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, nói lâu nay người dân, DN làm gì thường có "đơn xin", nhưng thực tế đây là quyền của người dân chứ không phải xin.
"Ở các nước người ta dùng từ đề nghị, yêu cầu. Nếu tôi - người dân, có đủ điều kiện, cơ quan nhà nước phải phê duyệt", ông Minh nói. Tuy nhiên, các quy định về điều kiện trong quy trình giải quyết các thủ tục ở ta lại thường không rõ ràng.
"Như vụ chuyến bay "giải cứu", chúng ta chỉ biết đến chủ trương là giải cứu, còn trình tự, thủ tục, điều kiện ra sao rất ít người biết. Lẽ ra tất cả phải công khai, rõ ràng. DN muốn tham gia phải đáp ứng 4 hoặc 5 điều kiện, chứ không thể không biết, được cấp phép hay không lại do ông thẩm định", ông Minh phân tích.
Chính sự thiếu minh bạch, quá nhiều các loại giấy phép trong các quy định của pháp luật đã tạo ra những mảnh đất màu mỡ cho cơ chế xin - cho nhức nhối. Ông Tạ Văn Hạ thừa nhận hệ thống pháp luật còn nhiều chồng chéo, chưa hoàn thiện dẫn đến cách hiểu, áp dụng không rõ ràng. "Luật hiểu theo cách này thì có thể châm chước cách này, hiểu cách kia thì có thể châm chước cách kia. Cho nên cần phải có sự châm chước của cán bộ - chính là quyền được cho, được ban phát một điều gì đó", ông Hạ nói.
Chống "lợi ích nhóm"
Theo TS Đinh Văn Minh, để ngăn chặn những biến tướng của quà cảm ơn tiền tỉ, cần phải xóa bỏ cơ chế xin - cho trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với DN, người dân. Người dân, DN thực hiện những quyền trên cơ sở pháp luật quy định, phải được cán bộ, cơ quan công quyền tôn trọng và thực hiện. Cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng các quy trình, thủ tục phải ngắn gọn, bỏ ngay những giấy phép con cản trở người dân - vì sự cản trở, gây khó khăn cho người dân chính là những điểm nghẽn để xin - cho. Người dân thấy khó sẽ phải tìm cách để "bôi trơn".
"Tất cả trình tự phải công khai. Làm một thủ tục gì phải thông báo rõ cần những gì, người dân đến chỉ cần chuẩn bị đủ một lần. Còn hiện nay vẫn rất nhiều rủi ro, lúc thì thiếu cái này, lúc lại sai cái kia, đi lại nhiều lần. Đó cũng có thể dẫn tới đưa, nhận hối lộ", ông Minh nêu.
Rộng hơn, ông Tạ Văn Hạ cho rằng cần phải sớm khắc phục sự bất toàn, chồng chéo cũng như việc cài cắm "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của bộ, ngành, địa phương khi xây dựng pháp luật. Theo ông Hạ, chính việc "hở ra là cấp phép" trong xây dựng, thiết kế chính sách, pháp luật dẫn đến tình trạng xin - cho như là một sự nghiễm nhiên, mặc định, một thứ luật bất thành văn. "Đáng lo ngại hơn là chuyện xin - cho đã thành tình trạng trầm kha, kinh niên, ai cũng biết, cũng thấy nhưng xử lý chưa được bao nhiêu", ông Hạ nói.
Quàng trách nhiệm nhưng làm không nổi
Khi cho ý kiến vào nhiều dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhắc lại nhiều lần việc phải chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong xây dựng pháp luật, nhất là việc các quy định trong các văn bản luật tạo ra những "giấy phép con" để làm khó DN.
"Thường bộ nào làm cũng quàng trách nhiệm về cho mình, nhưng cuối cùng làm không nổi, lại ảnh hưởng các bên khác. Phải rà lại cái này để tránh và hạn chế chuyện xin - cho", Chủ tịch Quốc hội từng nói. Tại kỳ họp 5 hồi tháng 6 vừa qua, Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành rà lại toàn bộ hệ thống pháp luật để tìm ra những chồng chéo, bất cập đang gây ách tắc, kẽ hở cho xin - cho, tiêu cực, tham nhũng.
Nhận cảm ơn tiền tỉ mà không bị xử tội nhận hối lộ là chưa thỏa đáng Nguyên thẩm phán TAND TP.Hà Nội cho rằng việc không (hoặc chưa) xử lý các trường hợp nhận "quà cảm ơn" tiền tỉ về tội nhận hối lộ là chưa thỏa đáng. Trong vụ án kit test Việt Á, cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh bị cáo buộc nhận 200.000 USD từ Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y

Vụ 2 người đàn ông tử vong ở Bình Chánh: Mâu thuẫn trong lúc nhậu

Cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ: Gián tiếp đầu độc người dân

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can

Quảng Trị: Phá đường dây mua bán 30.000 viên ma túy tổng hợp

Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương

Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cho vay 1 tỷ thu lãi 150 triệu trong ngày, người phụ nữ ở TPHCM lĩnh án

Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô lớn

Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng

Khởi tố 2 người Trung Quốc đào trộm mộ vua ở Thanh Hóa để tìm cổ vật

5 tình tiết giảm nhẹ của cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái
Có thể bạn quan tâm

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"
Thế giới
13:07:18 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?
Tin nổi bật
12:05:26 17/05/2025
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp
Sao thể thao
12:03:29 17/05/2025
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản
Ẩm thực
12:03:07 17/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025