Sôi động quân sự châu Á
Những diễn biến phức tạp liên tục xảy đến khiến các nước tại châu Á không ngại mạnh tay móc hầu bao chi cho quân sự.
Hồi cuối tuần, cựu Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos đăng bài xã luận trên tờ The Manila Bulletin đánh giá về những diễn biến quân sự gần đây tại châu Á. Ông Ramos nhận định các bên đang tăng cường sức mạnh quân sự nhằm phòng ngừa bất trắc có thể xảy đến, dù vẫn cố gắng đeo đuổi những giải pháp hòa bình. Cuối bài xã luận, ông Ramos tỏ ra quan ngại về tuyên bố gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng: “Trung Quốc phải thắng trong các cuộc chiến cục bộ”.
Philippines nhận 4 trực thăng chiến đấu W-3 Sokol – Ảnh: Skyscrapercity
Quả thực, nhận định của cựu Tổng thống Ramos đã phản ánh khá rõ về tình hình khu vực, giữa lúc có thêm thông tin mới về quân sự của các bên. Tuần trước, sau khi Trung Quốc thông báo về ngân sách quốc phòng năm 2012 thì Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Anh cũng phát hành báo cáo “Cán cân quân sự 2012″. Theo báo cáo của IISS, vào năm 2012, ngân sách quân sự châu Á sẽ vượt mặt châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại. Từ năm 2008, các nước châu Âu có xu hướng cắt giảm ngân sách quân sự để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, ngân sách quân sự các nước châu Á vẫn liên tục đi lên đều đặn và đạt mức tăng 3,5% vào năm ngoái và đạt 262 tỉ USD, gần sát con số 270 tỉ USD của những thành viên NATO tại châu Âu. Không những thế, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 trong 5 nước có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới nhưng Nga lại vắng mặt trong nhóm này.
Video đang HOT
Nhận định về diễn biến trên, Reuters dẫn lời Giám đốc IISS John Chipman nói: “Chẳng nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang nhìn thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ”. Tuy nhiên, ông Chipman cũng lo ngại: “Điều chúng ta nhìn thấy ở châu Á là tất cả những thách thức chiến lược từ xưa đến nay vẫn chưa được giải quyết như: tranh chấp lãnh thổ, ganh đua kinh tế và tiềm tàng nguy cơ vũ khí hạt nhân… Các nước cần kiểm soát điều đó”.
Các đại gia châu Á
Theo báo cáo của IISS, 5 quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương năm 2011 theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc. Năm “đại gia” trên chiếm đến 80% tổng ngân sách quân sự của khu vực. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu châu Á và đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Đó là chưa kể, nhiều chuyên gia ngờ rằng con số chính thức được đưa ra còn thấp hơn thực tế. Hơn thế nữa, Viện Nghiên cứu IHS của Mỹ dự báo ngân sách quân sự Trung Quốc vào năm 2015 nhiều hơn 8 nước Anh, Ba Lan, Canada, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý cộng lại.
Lo ngại sự phát triển quân sự của Trung Quốc, các nước khác trong khu vực dường như cũng không chịu “thua chị kém em”. Thời gian qua, Nhật Bản liên tục công bố các kế hoạch mua sắm vũ khí và trang bị thêm tàu chiến nhiều cấp độ khác nhau. Ngày 11.3, tờ The Economic Times của Ấn Độ có bài viết nhận định New Delhi cũng đang khẳng định sức mạnh quân sự trong khu vực khi trở thành khách hàng lớn trên thị trường vũ khí thế giới. Năm ngoái, ngân sách quốc phòng nước này tăng 12% và New Delhi sắp tăng chi tiêu quân sự lên xấp xỉ 40 tỉ USD. Hiện tại, so sánh về tương quan sức mạnh quân sự thì Ấn Độ vẫn chưa thể so với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các chương trình phát triển quân sự đang theo đuổi, khoảng cách trên sẽ bị rút ngắn đáng kể. Ngày 7.3, tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời giới chức quốc phòng Ấn Độ cho hay nước này vừa thông qua việc đặt mua 9 máy bay do thám trên biển nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của hải quân.
Năm nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới năm 2011 (đv: tỉ USD) – Nguồn: IISS
Ngoài 5 “đại gia” trên, các nước khác cũng liên tục thông báo kế hoạch tăng cường vũ trang. Cuối năm ngoái, Indonesia đặt mua 24 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, rồi tiến hành một thỏa thuận đóng mới 3 tàu ngầm với Hàn Quốc. Ngày 10.3, tờ The Philippines Star dẫn lời phát ngôn viên lực lượng không quân Philippines cho hay nước này vừa nhận 4 trong đơn hàng 8 chiếc trực thăng chiến đấu đa nhiệm
W-3 Sokol của Ba Lan trị giá khoảng 130 triệu USD. Nước này cũng vừa được Mỹ hứa tăng cường viện trợ quân sự trong thời gian tới.
Theo Thanh Niên
Nga hy vọng không có "chiến tranh lạnh" với Mỹ
Nga và Mỹ sẽ không bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang hoặc "chiến tranh lạnh," dẫu hai bên vẫn còn có nhiều bất đồng về các vấn đề như lá chắn tên lửa châu Âu - hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 18/1.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
"Chúng tôi không phải là kẻ thù. Đối đầu không phải là sự lựa chọn của chúng tôi" - ông Lavrov phát biểu tại một cuộc họp báo hàng năm.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết, quan điểm của Nga về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu rất "rõ ràng và đơn giản", nhưng nó khó hiểu "bởi những gì mà các đối tác Mỹ của chúng tôi đã thúc đẩy".
.
Khi nói về hợp tác kinh tế và thương mại, ông Lavrov nói rằng Nga có thể từ chối thực hiện một số nghĩa vụ trong khuôn khổ luật định của Tổ chức Thương mại Thế giới để đáp lại việc Mỹ không sẵn sàng hủy bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1974, thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, mà Mỹ bác bỏ quyền hạn chế tự do di cư nhằm mục tiêu chống lại Liên Xô.
Theo Giáo Dục VN
"Mátxcơva bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang" Nga cảnh báo việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) tại châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thiết lập lá chắn tên lửa (AMD) tại Lục địa Già mà không có sự tham gia của Nga đang làm cho quan hệ Mỹ-NATO-Nga phức tạp và kéo Mátxcơva vào một cuộc chạy đua vũ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Diễn biến sức khỏe tài xế liên quan vụ tai nạn giao thông làm bé gái ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
16:15:37 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
4 chất độc trong bữa ăn kích hoạt tế bào ung thư
Sức khỏe
16:05:24 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025