‘Sống thật’ trên mạng xã hội tốt cho sức khỏe tâm thần
Thể hiện những hình ảnh chân thật thay vì cố gắng tạo ra một “cuộc sống lý tưởng” trên mạng xã hội là cách để có một tinh thần khỏe mạnh hơn.
Dù đang sử dụng Facebook, Instagram, Snapchat hay TikTok, nhiều người luôn nỗ lực để tạo ra hình ảnh đẹp hơn, cuộc sống hào nhoáng hơn thực tế trên mạng xã hội. Điều này một phần giúp họ tự tin về bản thân. Song các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc đăng tải nội dung chân thật sẽ có lợi hơn cho sức khỏe tinh thần của người dùng. Công trình xuất bản trên Tạp chí Khoa học Nature Communications hôm 6/10.
Nhóm các chuyên gia tại Trường Kinh doanh Columbia và Trường Quản lý Kellogg, Đại học Northwestern, Mỹ, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng tất cả cá nhân, bất kể đặc điểm tính cách, đều có thể hưởng lợi từ việc thể hiện hình ảnh thật trên mạng xã hội”.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu tiến hành hai công việc. Đầu tiên, họ yêu cầu hơn 10.000 người sử dụng Facebook làm bài đánh giá về mức độ hài lòng trong cuộc sống, kể từ năm 2007 đến năm 2012, rồi phân tích dữ liệu thu được. Nhóm chuyên gia so sánh thông tin này với các dự đoán về tính cách người dùng, dựa trên lượng tương tác họ nhận được. Mục đích là tìm hiểu xem cuộc sống họ thể hiện trên mạng xã hội gần với đời thực đến đâu.
Người dùng trở nên căng thẳng hơn khi phải thể hiện một cuộc sống hào nhoáng hơn thực tế trên mạng xã hội. Ảnh: Shutterstock
Phần thứ hai của nghiên cứu, các nhà khoa học yêu cầu 90 sinh viên cập nhật những hình ảnh chân thật trên Facebook trong một tuần, sau đó là đăng bài theo cách “lý tưởng hóa” cuộc sống ở tuần tiếp theo. Nhóm nhận thấy mức độ hài lòng của tình nguyện viên cao hơn ở tuần đầu tiên. Họ kết luận việc thể hiện cuộc sống thật trên mạng xã hội, thay vì tạo ra hình ảnh lý tưởng, sẽ giúp người dùng có trạng thái tinh thần tốt hơn.
Erica Bailey, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại Trường Kinh doanh Columbia, tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Mối liên hệ giữa cảm giác hạnh phúc và thái độ chân thật đã được ghi nhận rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu lưu ý dù hình ảnh trên mạng xã hội có liên quan đến sức khỏe tinh thần, tác động vẫn tương đối nhỏ so với tình trạng thu nhập, sức khỏe thể chất và các mối quan hệ xã hội.
Người mắc chứng rối loạn ăn uống khốn khổ hơn vì Covid-19
Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống, căn bệnh tâm thần nguy hiểm thứ 2 thế giới, rơi vào khủng hoảng trong mùa dịch.
Zing trích dịch bài đăng từ ABC News, đề cập đến chứng rối loạn ăn uống trở nên trầm trọng hơn vì Covid-19.
Sau nhiều năm chật vật với chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, Kwolanne Dina Felix, một sinh viên đại học ở thành phố New York (Mỹ), nhận ra bản thân cần phải tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến bất ngờ khiến bệnh tình của cô gái trẻ càng mất kiểm soát.
"Tôi đã cố gắng thích nghi hoàn cảnh mới với một lối sống mới. Nhưng chứng rối loạn ăn uống của tôi ngày càng trầm trọng hơn. Khi thế giới trở nên hỗn loạn, thứ duy nhất tôi có thể kiểm soát được là thói quen ăn kem vô điều độ", Felix nói với Good Morning America.
Kwolanne Dina Felix mất kiểm soát bệnh tình trong thời gian cách ly vì dịch.
Nữ sinh 21 tuổi cho biết lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã ngăn cản cô tiếp nhận sự hỗ trợ của xã hội. Ngoài ra, Felix bị ám ảnh nỗi sợ tăng cân trong mùa dịch, một phần là do các meme về vấn đề này liên tục được lan truyền trên Internet.
Cô phải hủy theo dõi nhiều bạn bè và người nổi tiếng để tránh bị tác động tiêu cực.
"Khi mọi người bàn tán về chứng rối loạn ăn uống, họ coi nó như thể là một chế độ ăn kiêng phức tạp. Nhưng nó không phải như vậy. Trên thực tế, rối loạn ăn uống có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh tâm thần", Felix nói.
Theo số liệu của Hiệp hội quốc gia về Chứng biếng ăn Nervosa và Các rối loạn liên quan (ANAD), rối loạn ăn uống đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những bệnh tâm thần nguy hiểm nhất, chỉ sau sử dụng opioid quá liều. Trung bình cứ mỗi 52 phút, Mỹ ghi nhận một ca tử vong vì chứng rối loạn ăn uống.
Căn bệnh tâm thần phức tạp
Charli D'Amelio (16 tuổi), một ngôi sao nổi tiếng trên TikTok, cũng chia sẻ về chứng rối loạn ăn uống trong thời gian dịch bệnh.
Charli D'Amelio mới đây chia sẻ về chứng rối loạn ăn uống của bản thân.
"Tôi chưa bao giờ chia sẻ về cuộc đấu tranh với chứng rối loạn ăn uống của chính bản thân. Thừa nhận bệnh tình với gia đình và bạn bè thân thiết còn thấy không thoải mái, huống chi là tiết lộ với cả thế giới. Tôi đã rất lo lắng", cô nói.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, Hiệp hội Rối loạn ăn uống Mỹ (NEDA) ghi nhận số cuộc gọi tới đường dây nóng tăng vọt 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Khoảng thời gian này khiến mọi người lo lắng tột độ. Đối với những người bị rối loạn ăn uống, dù là đang điều trị tích cực hay không, họ lại càng thêm căng thẳng", Claire Mysko, Giám đốc điều hành NEDA, chia sẻ.
Bà cho biết đại dịch còn gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Mỹ, trong đó chứng rối loạn ăn uống chiếm phần lớn.
Chứng rối loạn ăn uống là căn bệnh tâm thần nguy hiểm thứ 2 thế giới. Ảnh: Shutterstock.
"Rối loạn ăn uống là vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp, có mối liên hệ chặt chẽ với chứng trầm cảm, lo âu, chấn thương tinh thần trong quá khứ và lạm dụng chất gây nghiện", bà nói.
Tiến sĩ Jillian Lampert, Giám đốc chiến lược của The Emily Program, một mạng lưới các trung tâm điều trị chứng rối loạn ăn uống ở Mỹ, nhận thấy yêu cầu điều trị của các bệnh nhân cả trực tuyến lẫn qua điện thoại đều tăng đột biến trong mùa dịch. Nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc trong giai đoạn bệnh cấp tính.
Sự cô lập mà đại dịch gây ra, khiến cho mọi người phải ở yên trong nhà là một yếu tố đặc biệt gây hại cho những bệnh nhân rối loạn ăn uống.
Ngoài ra, Covid-19 còn gây ra nhiều vấn đề khác như mất an ninh lương thực, phá vỡ các quy tắc và thói quen hàng ngày, gây ra nỗi sợ hãi thường trực, áp lực tài chính và xã hội, căng thẳng công việc. Tất cả chúng đều là yếu tố góp phần gây ra chứng rối loạn ăn uống, theo các chuyên gia.
Tập thể dục kích thích trí thông minh Chỉ 2 phút tập thể dục đã có thể tác động tích cực đến chức năng não của người trẻ. Các nhà khoa học thuộc Đại học Jonkoping (Thụy Điển) phát hiện ra rằng tập thể dục trong 2 phút đến 1 giờ với cường độ trung bình đến cao cải thiện khả năng chú ý, tập trung, học hành và ghi nhớ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi
Có thể bạn quan tâm

Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025
Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá
Thế giới
19:53:40 05/05/2025
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương
Sao việt
19:48:26 05/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?
Tin nổi bật
19:42:56 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!
Nhạc quốc tế
19:30:54 05/05/2025
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được
Phong cách sao
19:28:59 05/05/2025
Làm vườn dưa 50m2 trên sân thượng, gia chủ ở TPHCM bội thu vài tạ trái mỗi mùa
Sáng tạo
19:18:18 05/05/2025
Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025