Sông Tô Lịch cạn đáy, nổi váng đen kịt bất chấp máy lọc công nghệ Nano hoạt động hết công suất
Sau khoảng một tháng thử nghiệm, đoạn thượng lưu sông Tô Lịch cạn đáy, nổi váng, vẫn bốc mùi hôi thối, mặc cho máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano hoạt động hết công suất.
Thời gian gần đây, một vài chiếc máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản được đặt dưới lòng sông Tô Lịch.
Theo thuyết minh kỹ thuật từ chuyên gia Nhật Bản , các máy xử lý chạy bằng năng lượng điện, được đặt chìm dưới lòng sông, tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng ôxy, xử lý bùn thải, tạo nên dòng nước trong lành hơn.
Mặc dù có thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn, thế nhưng những chiếc máy này lại có khả năng xử lý tới 1,35 triệu m3 nước thải trên một ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải mà sông Tô Lịch phải tiếp nhận trong cùng thời gian. Từ đó, có thể kỳ vọng nước thải luôn được xử lý triệt để mà không có tình trạng lưu lắng, gây bốc mùi ở sông Tô Lịch.
Từ những ưu điểm vượt trội trên, cư dân Thủ đô đã không khỏi mong mỏi, chờ đợi điều kỳ diệu sẽ diễn ra ở đoạn sông này.
Tuy nhiên, ngày 3/6, theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội , mặc dù nước sông có dấu hiệu khởi sắc sau khoảng một tuần đặt các cỗ máy xử lý nước ô nhiễm thí điểm nhưng cho đến nay, sau khoảng một tháng máy hoạt động, đoạn sông đang cạn đáy, nổi váng và bốc mùi hôi thối.
Anh Nguyễn Văn Hân (Nghĩa Đô, Cầu Giấy ) cho biết: “Thời gian đầu khi đặt máy, nước ở khu vực thượng lưu này có khởi sắc, nước trong hơn, bề mặt nước ít váng đi. Nhất là cách đây vài hôm có trận mưa, nước ở Hồ Tây đổ về nhiều nên nước đoạn sông này khá trong, thậm chí nhiều người dân ra đây câu cá là chuyện bình thường. Nhưng một hai ngày nay, lượng nước ở khu vực sông này cạn đáy. Có thể cạn đáy, lượng nước về ít nên xuất hiện nhiều váng bóng trên bề mặt”.
Bà Lưu Ngọc Lan, một người dân đang đi bộ tại khu vực này cho hay: “Nếu như dòng sông giữ được lưu lượng nước để có thể luân lưu dòng nước thì kết quả đem lại từ máy xử lý sẽ khả thi hơn. Còn dòng sông cạn đáy thì ắt bùn sẽ lộ thiên, váng cũng nổi, nước ít sẽ khó khăn cho máy xử lý nên hiện tượng mùi hôi vẫn bốc lên là khó tránh khỏi”.
Chùm ảnh PV Báo Gia đình & Xã hội ghi nhận dòng sông nổi váng, đen kịt, vẫn bốc mùi hôi thối mặc cho máy lọc nano hoạt động hết công suất:
Những chiếc máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano được kỳ vọng sẽ làm thay đổi đoạn sông Tô Lịch ô nhiễm nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, ngày 3/6, ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, sau khoảng một tháng máy hoạt động, đoạn sông đang cạn đáy, nổi váng và bốc mùi hôi thối.
Video đang HOT
Váng nổi và kết đọng tại khu vực máy xử lý nước ô nhiễm.
Mặc cho máy xử lý nước thải hoạt động hết công suất, đoạn sông được thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Nhật Bản vẫn đen kịt, nổi váng cô đặc sau khoảng một tháng thí điểm.
Đoạn sông cạn đáy, mùi hôi tiếp tục phát tác, mặc dù máy xử lý thí điểm vẫn đang hoạt động ngày đêm.
Trước đó, trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia môi trường Đỗ Thanh Bái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hoá học Việt Nam đã có những lo ngại về hiệu ứng của những chiếc máy xử lý nước thải công nghệ Nano.
Chuyên gia Đỗ Thanh Bái cho rằng, về mặt nguyên tắc, việc xử lý chất ô nhiễm nói chung và nước thải nói riêng phải “chặt” được nguồn ô nhiễm từ đầu nguồn là các dòng thải, nhánh thải vào sông Tô Lịch. Thứ hai là việc duy trì máy xử lý nước thải khi nguồn ô nhiễm của thành phố không ngừng đổ về; thứ ba là việc xử lý màng lọc và kinh phí cho dự án xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano.
Hình ảnh ô nhiễm được PV ghi lại ngay cạnh các máy xử lý nước thải công nghệ Nano Nhật Bản.
Công tác nạo vét lòng sông Tô Lịch vẫn diễn ra, cách đoạn thượng lưu đặt máy xử lý nước ô nhiễm không xa.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.
Bảo Loan
Theo Giadinhnet
Sông Tô Lịch hết mùi trong 3 ngày : Khả thi hay chỉ là "nổ"?
Đánh giá về dự án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Đại học KHTN - ĐHQGHN) khẳng định: Đây là công nghệ tiên tiến, mang nhiều ưu điểm vượt trội, tính khả thi cao nhưng còn quá sớm để khẳng định có bền vững hay không.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn: Đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, giải quyết trước mắt những bức xúc về môi trường chứ không phải là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững.
"Dù công nghệ hiện đại đến đâu thì về nguyên tắc muốn duy trì việc khử mùi, giảm mùi, chúng ta phải thường xuyên bổ sung các vi sinh hoạt động liên tiếp. Mà việc làm này tôi e là khó khả thi bởi chỉ khi môi trường sạch thì mới là điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động hiệu quả" - PGS.TS Trần Hồng Côn nhấn mạnh.
Các kỹ sư Nhật Bản thi công lắp đặt thiết bị làm sạch nước sông Tô Lịch. Ảnh: Ngọc Hải
Cũng theo ông Côn, muốn làm sạch nước sông Tô Lịch theo hướng bền vững, cần phải đảm bảo được 3 yếu tố:
Thứ nhất, phải gom được hết nước thải từ các nguồn, đưa về các trạm phân tán bố trí dọc theo lòng sông để xử lý trước khi đưa nước đổ về sông. "Cũng giống như chúng ta diệt sâu bọ hay các mầm mống gây bệnh, thì phải bắt đầu từ gốc rễ của vấn đề. Nếu ngày nào nguồn nước thải ô nhiễm từ khắp nơi còn đổ về sông thì chừng đó mọi công nghệ đều trở nên bất lực" - ông Côn cho hay.
Thứ hai, sau khi đã xử lý được nguồn nước thải thì phải đảm bảo mực nước sông luôn duy trì ở mức 1-1,5m. Đây là mực nước tối thiểu đảm bảo hệ sinh thái dưới lòng sông có thể sinh sôi, phát triển và là điều kiện tiên quyết để dòng sông có cơ chế tự làm sach. Nếu cứ để lòng sông cạn trơ đáy như hiện nay thì không một sinh vật nào sống nổi và sông Tô Lịch mãi mãi là dòng sông chết.
Thứ ba, việc quản lý sử dụng dòng sông sau khi làm sạch cũng phải được tính toán sao cho hợp lý và tiện dụng nhất. Có thể tính tới phương án đấu thầu cho các doanh nghiệp tận dụng một phần diện tích của dòng sông để kinh doanh, nhưng Nhà nước vẫn phải đảm bảo công tác quản lý và có chế tài đủ mạnh để xử lý những vi phạm gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng với hệ sinh thái cũng như cảnh quan chung của dòng sông.
Với công nghệ Nano-Bioreactor, một đoạn sông Tô Lịch sẽ giảm bớt mùi hôi, tiến tới lộ trình làm sạch trong vòng 2 tháng. Ảnh: Ngọc Hải
Trước đó như Dân Việt đã thông tin: sáng 16/5, thành phố Hà Nội đã khởi động "dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor".
Theo đó, các hộp thiết bị đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng oxy, xử lý bùn thải, tạo nên môi trường trong lành hơn. Hiện thời gian các hộp thiết bị phát huy tác dụng và kinh phí thí điểm chưa được công bố.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ trên đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án xử lý ô nhiễm cho các con sông ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Đoạn sông 300m được thí điểm làm sạch, nằm trên đường Hoàng Quốc Việt giao cắt với đường Bưởi. Ảnh: Ngọc Hải
"Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, sẽ xử lý căn cơ và triệt để nguồn gây ô nhiễm tạo ra mùi hôi thối của sông Tô Lịch", ông Tadashi Yamamura nói.
Cũng theo ông Tadashi Nhật Bản sẽ mang thiết bị có tốc độ xử lý siêu nhanh đặt dưới lòng sông Tô Lịch. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên. Chuyên gia cho biết, chỉ sau 3 ngày, mùi ô nhiễm sẽ giảm đáng kể.
Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển.
Theo Nguyễn Tố (Dân Việt)
Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiểm tra việc thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch Chiều 2-6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã kiểm tra công tác thử nghiệm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch. Đây là đoạn sông được thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ châu Âu. Cụ thể,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Có thể bạn quan tâm

Điểm tên những quán phở ngon nổi tiếng ở TP.HCM
Ẩm thực
22:52:02 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
Sao việt
22:32:31 24/05/2025
'Dear Hongrang' bị chê rời rạc, nam chính Lee Jae Wook lên tiếng bảo vệ
Hậu trường phim
22:29:58 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?
Lạ vui
21:49:11 24/05/2025
Chồng ngoại tình, tôi không đánh ghen vẫn có cách khiến anh hối hận
Góc tâm tình
21:19:12 24/05/2025
Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ
Thế giới
21:17:12 24/05/2025