SpaceX gây lo ngại cho môi trường vì tiêu hủy gần 500 vệ tinh trong 6 tháng
Chỉ trong vòng 6 tháng, SpaceX đã tiêu hủy gần 500 vệ tinh bằng cách đưa chúng ra khỏi quỹ đạo và đốt cháy trong bầu khí quyển . Động thái này gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường Trái Đất.
Theo hồ sơ được SpaceX gửi đến Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 5 năm nay, SpaceX đã đưa ra khỏi quỹ đạo Trái Đất 472 vệ tinh, tương đương với trung bình 2,6 vệ tinh mỗi ngày.
Con số này tăng mạnh so với việc SpaceX chỉ đưa ra khỏi quỹ đạo 73 vệ tinh trong 6 tháng trước đó.
Các vệ tinh của Starlink khi bị đốt cháy trong bầu khí quyển sẽ giải phóng hóa chất có thể làm ảnh hưởng đến tầng ozone (Ảnh minh họa: TC).
Các vệ tinh của SpaceX được thiết kế để quay trở lại Trái Đất trong vòng 5 năm sau khi phóng và chúng sẽ bị cháy rụi khi đi qua bầu khí quyển.
Trong hồ sơ gửi đến FCC, SpaceX cho biết phần lớn các vệ tinh được đưa ra khỏi quỹ đạo thuộc về mạng lưới vệ tinh Starlink thế hệ đầu tiên, nhưng phần lớn trong số đó hoạt động chưa đầy 5 năm sau khi được phóng lên không gian .
Số lượng vệ tinh còn lại được đưa ra khỏi quỹ đạo thuộc về mạng lưới Starlink thế hệ thứ 2, với thời gian hoạt động còn ngắn hơn so với nhóm vệ tinh thế hệ đầu tiên.
Video đang HOT
SpaceX chưa bình luận gì về lý do đưa ra khỏi quỹ đạo số lượng lớn vệ tinh vẫn còn trong thời gian hoạt động như vậy.
Theo Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học thường xuyên theo dõi hoạt động của các vệ tinh SpaceX, hiện công ty này đã đưa lên quỹ đạo Trái Đất gần 8.000 vệ tinh.
Tuy nhiên, McDowell nhận thấy trong thời gian quan, SpaceX đã liên tục cho “nghỉ hưu” và đưa ra khỏi quỹ đạo một lượng lớn vệ tinh, có thời điểm 5 vệ tinh bị phá hủy chỉ trong vòng một ngày.
Việc các vệ tinh của SpaceX liên tục bị đốt cháy trong bầu khí quyển khiến nhiều người lo ngại về sự gia tăng của rác thải vũ trụ, thậm chí là nguy cơ các mảnh vỡ của vệ tinh có thể rơi xuống Trái Đất gây nguy hiểm cho con người.
Mặc dù các vệ tinh của SpaceX được thiết kế để bị đốt cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển khi quay trở lại Trái Đất, tuy nhiên, SpaceX đã thừa nhận rằng một số mảnh vỡ nhỏ của các vệ tinh có thể không bị đốt cháy và sẽ tiếp tục lao về mặt đất. SpaceX khẳng định những mảnh vỡ này hoàn toàn vô hại với con người.
Dù vậy, mảnh vỡ vệ tinh của SpaceX nặng 2,5kg đã từng rơi xuống gần một trang trại tại Canada. May mắn mảnh vỡ này không gây ra thiệt hại gì đáng kể.
Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng các vệ tinh Starlink sẽ giải phóng hóa chất vào bầu khí quyển trong quá trình bị đốt cháy, điều này có thể gây ra tác động xấu đến tầng ozone cũng như làm tăng thêm quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất.
Một nhóm các nhà thiên văn học đang kêu gọi FCC tạm dừng các vụ phóng tên lửa của SpaceX để đưa vệ tinh Starlink lên không gian. Các nhà thiên văn học cho biết số lượng vệ tinh của Starlink bao phủ xung quanh Trái Đất đã khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát các ngôi sao và thực thể trong vũ trụ.
FCC chưa đưa ra bình luận gì về lời kêu gọi của các nhà thiên văn học.
Starlink là dự án của hãng công nghệ vũ trụ SpaceX (do tỷ phú công nghệ Elon Musk sáng lập), sử dụng vệ tinh phóng lên quỹ đạo để phủ sóng Internet trên toàn cầu.
Để cung cấp dịch vụ Internet cho phạm vi toàn cầu, SpaceX đã phóng lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (độ cao 550km) khoảng 30.000 vệ tinh, tạo thành một mạng lưới bao phủ xung quanh Trái Đất. Các vệ tinh của Starlink sẽ được thiết kế để phát sóng Internet băng thông rộng từ không gian về Trái Đất.
Ưu điểm của Starlink là có thể cung cấp Internet đến bất kỳ đâu trên thế giới , ngay cả vùng xa xôi, hẻo lánh, những khu vực khó tiếp cận được với mạng Internet hoặc mạng di động thông thường.
Tham vọng của SpaceX là dự án Starlink có thể phủ sóng Internet trên toàn cầu và đạt được tốc độ tối đa lên đến 1Gbps (tương đương 125MB/s).
Ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk lan rộng trong ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ
Ngày 17/4, theo tờ Politico, tỷ phú Elon Musk - nhà sáng lập SpaceX - đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng tại Washington, trong bối cảnh mối quan hệ cá nhân giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng trở nên gắn bó.
Tỷ phú Elon Musk phát biểu trong sự kiện trực tuyến. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù không giữ chức vụ chính thức trong chính phủ, nhưng ông Elon Musk thường xuyên xuất hiện tại các cuộc họp ở Nhà Trắng và được coi là một trong những cố vấn thân cận của Tổng thống Trump. Với vai trò đó, ông đang có nhiều đòn bẩy để thúc đẩy các ý tưởng cá nhân về chính sách không gian của Mỹ. Trên thực tế, SpaceX - công ty do ông sáng lập - đã chiếm tới 95% tổng số vụ phóng tên lửa của Mỹ trong năm qua, trong khi mạng lưới hơn 7.000 vệ tinh Starlink của công ty này đang chiếm phần lớn số vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo.
Sự hiện diện sâu rộng của ông Musk khiến giới lãnh đạo các công ty trong ngành vũ trụ Mỹ có những phản ứng trái chiều. Một số bày tỏ sự lo ngại về khả năng ông thao túng chính sách vì lợi ích cá nhân, trong khi những người khác lại kỳ vọng vào khả năng ông đẩy nhanh tiến trình chinh phục không gian. Một số ý kiến cảnh báo chính sách không gian quốc gia đang có nguy cơ bị cá nhân hóa, phụ thuộc quá nhiều vào định hướng riêng của một doanh nhân công nghệ.
Ông Elon Musk từng gây tranh cãi khi công khai ch.ỉ tríc.h chương trình Artemis của NASA - sứ mệnh đưa người trở lại Mặt trăng - và cho rằng đó là sứ mệnh làm sao nhãng mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa. Ông cũng nhiều lần lên tiếng ch.ỉ tríc.h chính quyền tiề.n nhiệm vì để hai phi hành gia mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đồng thời ủng hộ kế hoạch đưa ISS rời khỏi quỹ đạo sớm - một nhiệm vụ mà công ty ông có thể đảm nhận.
Tại Hội thảo Không gian lần thứ 40 ở Colorado tuần trước, nhiều giám đốc điều hành trong ngành đã chia sẻ quan điểm trái chiều về vai trò của ông Musk. Ông Tim Crain, Giám đốc công nghệ của Intuitive Machines - đơn vị hợp tác với NASA trong dự án phát triển tàu đổ bộ Mặt trăng, cho biết ông không quá để tâm đến những phát ngôn của ông Musk trên mạng xã hội mà quan tâm hơn đến chính sách cụ thể sẽ được ban hành.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với SpaceX tỏ ra thận trọng trước ảnh hưởng của ông Musk đối với quá trình phân bổ hợp đồng chính phủ. Ông Peter Beck, Giám đốc điều hành Rocket Lab, nhận định: "Có rất nhiều con mắt đang dõi theo ông ấy, vì vậy ông ấy sẽ phải tuân thủ luật chơi. Nếu không, mọi người sẽ nhanh chóng chỉ ra sai phạm".
Ông Tory Bruno - Tổng Giám đốc ULA, đối thủ lớn nhất của SpaceX trong các vụ phóng phục vụ an ninh quốc gia - nhấn mạnh kỳ vọng vào một quy trình đấu thầu công bằng và minh bạch, không thiên lệch.
Mối quan hệ giữa ông Elon Musk và người đang được đề cử làm lãnh đạo NASA Jared Isaacman cũng là chủ đề được chú ý. Ông Isaacman từng hợp tác với SpaceX trong các chuyến bay dân sự và thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian. Một số chuyên gia cho rằng còn quá sớm để đán.h giá liệu ông có giữ được sự độc lập trong các quyết định điều hành NASA hay không.
Dù còn gây tranh cãi, ông Elon Musk vẫn là nhân vật truyền cảm hứng lớn đối với ngành vũ trụ. Việc ông theo đuổi mục tiêu đưa người lên sao Hỏa được cho là sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các công ty liên quan đến hạ tầng vũ trụ. Ông Max Haot, Giám đốc điều hành công ty Vast - đơn vị đang phát triển trạm vũ trụ tư nhân - nói: "Một sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa sẽ tạo ra vô số cơ hội mới. Nếu bạn muốn đưa hàng trăm người lên sao Hỏa, họ nên có thời gian làm quen với môi trường không gian trước".
Với tiềm lực tài chính lớn và năng lực công nghệ vượt trội, ông Elon Musk được cho là có thể theo đuổi tham vọng chinh phục sao Hỏa mà không cần đến ngân sách 25 tỷ USD hằng năm của NASA. Một số chuyên gia nhận định ông hoàn toàn có khả năng trở thành một cơ quan vũ trụ do chính mình vận hành nếu lựa chọn con đường phát triển độc lập. Ông Max Haot cho rằng ngay cả khi không có sự hỗ trợ từ chính phủ, họ vẫn có thể triển khai các sứ mệnh và điều đó sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực công nghiệp liên quan đến sao Hỏa.
Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX Trung Quốc ngày 16.12 phóng những vệ tinh đầu tiên thuộc nhóm vệ tinh Quốc Võng, một động thái làm tăng phần quyết liệt cho cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng trên không gian ở cả trong nước lẫn quốc tế. Theo Tân Hoa xã, một nhóm vệ tinh đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khám phá lý do cá voi sát thủ tặng cá cho con người

Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường

Điện Kremlin bình luận về việc Mỹ đình chỉ cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine

Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng sau thông tin về thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Colombia lần đầu thu giữ tàu ngầm không người lái chở m.a tú.y

Lần đầu tiên giải mã bộ gen hoàn chỉnh người Ai Cập cổ đại nhờ răng 4.800 năm tuổi

Xuất hiện bãi mìn lớn chưa từng có sau Thế chiến II, có thể mất hàng trăm năm rà phá

Israel: Cháy rừng bùng phát tại ngọn núi linh thiêng

Châu Âu thiệt hại nặng nề vì nắng nóng kỷ lục

Xung đột Hamas - Israel: Lực lượng Hamas chưa đồng ý với đề xuất ngừng bắ.n mới

Thủ đô Trung Quốc phát cảnh báo lũ lụt và lở đất do mưa lớn

Mỹ lên kế hoạch thả hàng tỷ con ruồi từ trên không
Có thể bạn quan tâm

Thanh Trúc tung ảnh hiếm hậu công khai chồng, 1 câu lộ rõ tình trạng hiện tại
Sao việt
10:05:43 03/07/2025
Ta.i nạ.n liên hoàn giữa 4 ô tô trên cao tốc TP Hồ Chí Minh Trung Lương
Tin nổi bật
10:04:32 03/07/2025
Dâu trưởng nhà Beckham đáp trả công khai cáo buộc "thao túng" điều khiển chồng
Sao âu mỹ
10:01:42 03/07/2025
7 phong cách công sở mùa hè, từ phòng họp đến dạo phố
Thời trang
10:00:50 03/07/2025
Thuê shipper nhận hàng - thủ đoạn mới của tội phạm m.a tú.y
Pháp luật
09:48:35 03/07/2025
Xoài Non mượn lời fan 'giục cưới', Gil Lê nói 4 chữ như 'tạt gáo nước lạnh'?
Netizen
09:42:17 03/07/2025
Bảng giá xe máy Yamaha Jupiter mới nhất tháng 7/2025
Xe máy
09:41:35 03/07/2025
MG5 phiên bản nâng cấp giữa vòng đời ra mắt, khác xa bản tại Việt Nam
Ôtô
09:40:49 03/07/2025
ChatGPT gây bất ngờ khi có thể điều khiển tàu vũ trụ mô phỏng
Thế giới số
09:40:10 03/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 2: Phong không lùi bước trước khó khăn
Phim việt
09:29:01 03/07/2025