SPS Việt Nam: Doanh nghiệp cần nắm vững và tuân thủ quy định của thị trường nhập khẩu
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, các đơn vị cần lưu ý nắm chắc và tuân thủ nghiêm túc các quy định của thị trường nhập khẩu, đảm bảo không bị thu hồi, cảnh báo vi phạm.
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại Doanh nghiệp tư nhân Chế biến nông sản Quang Vũ, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), các đơn vị cần lưu ý nắm chắc và tuân thủ nghiêm túc các quy định của thị trường nhập khẩu, đảm bảo không bị thu hồi, cảnh báo vi phạm, tránh ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Đối với các sản phẩm thuỷ sản, các đơn vị cần kiểm soát, quản lý và sử dụng đúng quy định về chất lượng thức ăn chăn nuôi trong nuôi trồng thuỷ sản và kiểm soát chặt chẽ các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến.
Đối với các sản phẩm gạo, rau quả, trái cây cần kiểm soát, quản lý và sử dụng đúng quy định về hoá chất bảo vệ thực vật, kiểm soát chặt chẽ các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, đóng gói; tăng cường truy xuất nguồn gốc, quản lý vùng trồng…
Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được hai công văn của Bộ Công Thương về việc nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể, công văn số 6195/BCT-AM ngày 06/10/2021 về việc thu hồi một lô gạo thơm giống ST25 hiệu Nữ hoàng tại Bỉ.
Theo đó, sau khi xuất khẩu lô hàng gạo thơm cao cấp ST12 nhãn hiệu Nữ hoàng vào Bỉ, doanh nghiệp nhập khẩu là Vinamex Group đã tự tiến hành kiểm tra chất lượng lô gạo theo tham vấn của Cơ quan liên bang về an toàn chuỗi thực phẩm của Bỉ (FASFC).
Kết quả kiểm tra cho thấy, lô hàng có mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tricyclazole là 0,017 mg/kg, theo quy định của EU mức dư lượng tối đa cho phép là 0,01 mg/kg.
Video đang HOT
Do vậy, Vinamex Group đã chủ động đăng thông báo thu hồi và yêu cầu khách hàng không tiêu thụ lô sản phẩm này và chuyển về kho để được hoàn tiền.
Với kinh nghiệm xuất khẩu gạo hữu cơ trước đây và hiểu biết về những quy định khắt khe của EU, Vinamex Group đã tự kiểm tra chất lượng lô gạo này nghiêm túc.
Trước khi xuất khẩu lô hàng này vào Bỉ, Vinamex Group đã tiến hành kiểm tra tại Việt Nam và xác nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU.
Tuy nhiên, khi lô hàng được nhập khẩu vào thị trường Bỉ, Vinamex Group tự tiến hành kiểm tra chất lượng lô hàng lần nữa thì phát hiện hàm lượng chất tricyclazole vượt quá ngưỡng cho phép của EU.
Việc thu hồi sản phẩm của Vinamex Group xuất phát từ việc chủ động kiểm tra, kiểm soát sản phẩm nhập khẩu.
Vì vậy, thông tin thu hồi sản phẩm do nhà nhập khẩu chủ động đăng trên trang của FASFC của Bỉ và sản phẩm này chưa bị đưa vào diện cảnh báo nhanh trên hệ thống Cảnh báo An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (RASFF).
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, chất tricyclazole là một hoạt chất được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ sâu trong ngành trồng lúa gạo.
Đây là hoạt chất nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuộc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
Trước đây, EU cho phép mức dư lượng chất tricyclazole tối đa trong gạo nhập khẩu là 1 mg/kg. Kể từ tháng 1/2018, EU đã hạ mức dư lượng tricyclazole tối đa cho phép trong gạo nhập khẩu xuống ngưỡng 0,01 mg/kg.
Sau khi áp dụng ngưỡng dư lượng mới, hệ thống RASFF đã đưa ra khoảng 10 cảnh báo đối với sản phẩm gạo từ nhiều quốc gia như: Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan…
Còn công văn số 6353/BCT-AM ngày 12/10/2021 về việc cảnh báo dư lượng các chất có hại trong một số nông sản, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.
Cụ thể, Cơ quan y tế Hà Lan phát hiện hóa chất chlorpyrifos ethyl trong lô hàng mướp đắng của Công ty TNHH SAKA SAKA xuất khẩu sang thị trường EU.
Cơ quan y tế Italy phát hiện chất sulphite không khai báo đối với lô hàng động vật giáp xác và hải sản xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Châu (số giấy phép DL154).
Cơ quan y tế Tây Ban Nha phát hiện chất cấm Profenofos (ngoài chất chlorpyrifos ethyl) cũng của Công ty TNHH SAKA SAKA.
Trước đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã có thông báo về Cơ quan y tế Na Uy và Pháp phát hiện các chất nitrofurans (furazolidone) trong lô hàng đùi ếch đông lạnh và chất propargite, fenobucarb trong lô hàng bưởi nhập khẩu từ Việt Nam từ hệ thống cảnh báo RASFF.
Cũng theo thông báo của Bộ Công Thương, Bộ Y tế Tây Ban Nha, các cơ quan hữu quan tại các cửa khẩu EU đều đã được thông báo và sẽ nâng cao các biện pháp kiểm dịch đối với các dòng hàng hóa liên quan nhập khẩu từ Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 9/2021 trên hệ thống RASFF có tổng số 386 cảnh báo đối với lô hàng của các quốc gia nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường EU vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; trong đó, các vi phạm về ô nhiễm vi sinh vật 84 cảnh báo, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 72 cảnh bảo, độc tố nấm mốc 30 cảnh báo, dư lượng thuốc thú y 5 cảnh báo và những vi phạm khác.
Tất cả thông tin trên đã được đăng công khai trên trang web của Văn phòng SPS Việt Nam: http://www.spsvietnam.gov.vn
Cá nhân, tổ chức không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ST25
Chiều 23-4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thông tin về vấn đề liên quan đến thương hiệu gạo ST25.
Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó cục trưởng Cục SHTT cho biết, thời gian gần đây, có nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc "thương hiệu" gạo "ST25" được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ và cả Việt Nam dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là thông tin không chính xác. Bởi dấu hiệu ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nếu trên một nhãn hiệu nào đó được cấp văn bằng bảo hộ có xuất hiện dấu hiệu ST25 cùng với các dấu hiệu khác tạo thành một tổng thể thì dấu hiệu ST25 sẽ bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ. Trong trường hợp vì lý do nào đó, dấu hiệu ST25 được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm gạo thì các tổ chức, cá nhân liên quan đều có thể phản đối đơn đăng ký này trên cơ sở dấu hiệu "ST25" là tên giống cây trồng và tên này không thể thuộc độc quyền của tổ chức, cá nhân nào.
Giống lúa có tên ST25 đã được cấp Bằng bảo hộ số 21.VN.2020 theo Quyết định số 45/QĐ-TT-VPBH ngày 6-3-2020 của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ bằng bảo hộ là Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và tác giả giống lúa là các ông/bà Hồ Quang Cua, Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương. Theo quy định tại Điều 186 Luật SHTT, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: Sản xuất hoặc nhân giống; chế biến nhằm mục đích nhân giống; chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất khẩu... Đồng thời, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền ngăn cấm các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ, trong đó có hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.
Quang cảnh buổi họp báo.
Như vậy, có thể hiểu rằng, việc bảo hộ của nhà nước theo bằng bảo hộ giống cây trồng là đối với bản thân lúa giống. Chủ bằng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi nêu trên đối với vật liệu nhân giống (trong trường hợp cụ thể này là hạt lúa giống), không phải là gạo (là sản phẩm chế biến sau thu hoạch). Quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020 chỉ có hiệu lực ở Việt Nam.
Gạo ST25 là tên của loại gạo là sản phẩm chế biến từ thóc thu hoạch được từ giống lúa ST25. Đây là tên gọi chung của một loại sản phẩm nên bất kỳ ai kinh doanh sản phẩm (gạo) này cũng đều phải sử dụng đúng tên gọi đó. Tại Điểm b, khoản 2 Điều 74 Luật SHTT đã quy định tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được đăng ký làm nhãn hiệu. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cụ thể này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo.
Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Đối với Hoa Kỳ, theo Hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên giống cây trồng. Điều này có thể thấy rõ trong thông báo dự định từ chối ngày 20-11-2020 của USPTO đối với nhãn hiệu "VIETNAMS ST25 RICE, DAC SAN SOC TRANG" theo đơn đăng ký số 90151727 nộp ngày 1-9-2020 của Công ty Transword Foods, Inc. Theo đó, ST25 là tên gọi chung của một loại giống cây trồng (lúa), và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại mục 1202.12 của Quy chế thẩm định nhãn hiệu.
Nhập 37 toa tàu hết hạn sử dụng: Chủ tịch Đường sắt nói "lợi nhiều hơn hại" "Nếu không có lợi thì chúng tôi đã không đề xuất. Lợi ở đây không phải là với doanh nghiệp tư nhân chỉ tính hiệu quả kinh tế của đồng vốn, mà đây chính là lợi ích cho Nhà nước...". Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) - đã cho biết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Người đàn ông tử vong khi nhảy xuống sông cứu 4 học sinh đuối nước

Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển

Phát hiện phần mềm máy in chứa mã độc nguy hiểm

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung 8 điểm đến mới trong tour du lịch miễn phí 'Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh-Sắc màu di sản'
Du lịch
12:28:26 21/05/2025
Selena Gomez mặc váy cưới đẹp nức nở nhưng bị soi bắt chước bà xã Justin Bieber?
Phong cách sao
12:16:18 21/05/2025
Phụ nữ 50 tuổi: Ít tiền mà biết cách ăn mặc sẽ trẻ ra 10 tuổi, thanh lịch mà không lỗi mốt
Thời trang
12:13:23 21/05/2025
Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025