Sử dụng chất béo cho trẻ béo phì đúng cách
Chất béo đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể trẻ, kể cả khi trẻ bị béo phì thì nhu cầu cung cấp chất béo vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh lại chưa có sự hiểu biết đúng đắn về chế độ bổ sung và sử dụng chất béo cho trẻ béo phì.
Như chúng ta đã biết, béo phì là tình trạng cơ thể trẻ có mức cân nặng bất thường do sự tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như tim mạch, hô hấp, xương khớp,… Vì vậy, có không ít cha mẹ cho rằng, trẻ đã bị dư thừa chất béo do béo phì nên việc tiếp tục sử dụng chất béo cho trẻ béo phì là không cần thiết. Vậy điều này liệu có đúng?
1. Vì sao cần phải sử dụng chất béo cho trẻ béo phì?
Bên cạnh đường bột và chất đạm thì chất béo là một trong các nguồn dinh dưỡng cơ bản của con người. Trong cơ thể, chất béo ngoài cung cấp dinh dưỡng thì nó đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Sử dụng chất béo cho trẻ béo phì không đảm bảo, thiếu hụt do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Các vài trò chính của chất béo đối với cơ thể bao gồm:
- Chất béo là thành phần chính cấu trúc nên màng tế bào và nhiều mô khác nhau của cơ thể.
- Chất béo là môi trường hòa tan các vitamin hòa tan trong dầu như vitamin A, D, K, E.
Video đang HOT
- Là thành phần không thể thiếu của muối mật và acid mật trong dịch mật giúp hấp thu thức ăn tốt hơn.
- Ngoài ra, chất béo còn là các hạt nhân để cơ thể tổng hợp nên các loại hormon như hormon sinh dục, hormon tăng trưởng,…
Với rất nhiều các vai trò không thể thay thế như vậy, việc sử dụng chất béo cho trẻ béo phì là thực sự cần thiết.
2. Sử dụng chất béo cho trẻ béo phì như thế nào?
2.1. Kiểm soát số lượng chất béo thích hợp
Theo các khuyến cáo y tế, ở giai đoạn phát triển, một đứa trẻ sẽ cần lượng chất béo chiếm khoảng 30-40% khẩu phần. Tuy nhiên, đối với những trẻ béo phì, lượng chất béo sử dụng hàng ngày nên được hạn chế ở mức phù hợp với thể trạng của trẻ.
Nhu cầu sử dụng chất béo cho trẻ béo phì bằng khoảng 1/2 so với trẻ bình thường, tức chiếm khoảng 20% năng lượng trong khẩu phần ăn.
2.2. Tăng cường sử dụng các chất béo lành mạnh
Về cơ bản, chất béo có thể được phân chia làm các loại là chất béo lành mạnh ( chất béo không no), các chất béo kém lành mạnh (chất béo no) và chất béo chuyển hóa. Và lựa chọn sử dụng chất béo cho trẻ béo phì tốt nhất là các chất béo không no.
Những loại chất béo không no tốt cho trẻ béo phì có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như chất béo có nguồn gốc từ thực vật ( dầu đậu nành, dầu oliu,… trừ dầu cọ và dầu dừa), mỡ của các loại cá,…
Các loại chất béo có nguồn gốc từ động vật chủ yếu là chất béo no, chúng không tốt khi sử dụng nhiều nhưng cũng có sự cần thiết nhất định đối với cơ thể. Do vậy, không nên cấm hoàn toàn trẻ sử dụng các chất béo này. Thay vào đó, hãy cân đối tỷ lệ giữa chất béo no và không no khi sử dụng chất béo cho trẻ béo phì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chất béo chuyển hóa (là chất béo không no dưới nhiệt độ cao bị biến thành chất béo no) thường thấy nhiều hơn trong các loại thực phẩm chiên rán, chúng làm cho thực phẩm ngon hơn và bắt mắt hơn. Nhưng đây là loại chất béo có hại rất nhiều cho cơ thể khi sử dụng. Vì thế, cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm chứa chất béo này.
Qua đó có thể thấy, với các vai trò thiết yếu của mình thì kể cả khi trẻ bị béo phì thì việc sử dụng chất béo vẫn là rất cần thiết. Tuy nhiên, hãy thận trọng và sử dụng chất béo đúng cách để có thể đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
QN
Khám phá vai trò mùi hương trong béo phì
Theo Eurek Alert, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm lão hóa Haifington (Mỹ), đã tìm hiểu cách có thể thay đổi sự tích tụ chất béo trong cơ thể mà không cần thay đổi thói quen ăn uống. Họ đã khám phá chủ đề này qua ví dụ về loài giun C. Elegans.
Theo tiến sĩ Meng Wang, để giảm béo, chúng ta có thể phải xem xét không chỉ những gì chúng ta ăn, mà cả những gì chúng ta ngửi - Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học quan tâm đến việc liệu các tế bào thần kinh khi gửi tín hiệu, có thể thay đổi quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể hay không và liệu có thể thực hiện được điều này mà không cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hay không. Nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ kỳ lạ giữa sự trao đổi chất và khứu giác.
Người ta biết rằng các tế bào thần kinh khứu giác truyền thông tin đến các tế bào, diễn giải thông tin để điều khiển các tế bào thần kinh khác và các mô ngoại biên. Giun C. Elegans có 3 cặp tế bào thần kinh khứu giác giúp phát hiện mùi trong không khí. Một số mùi kích hoạt có chọn lọc hoặc ức chế hoạt động của một tế bào thần kinh khứu giác, trong khi các mùi khác kích thích cả một nhóm tế bào thần kinh.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của một số mùi trên giun. Hóa ra, chỉ có một số mùi nhất định tự động điều chỉnh sự chuyển hóa của mô mỡ bằng cách tương tác với các tế bào thần kinh khứu giác cụ thể thông qua các thụ thể đặc thù. Nhờ tác động đến các tế bào thần kinh này bằng phương pháp quang - di truyền optogenetic (dùng ánh sáng tác để kích hoạt hoặc ức chế các tế bào được đánh dấu), các nhà khoa học đã có thể giảm và tăng sự tích tụ chất béo. Người ta cũng phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh này hoạt động thông qua các con đường thần kinh chọn lọc và con đường thần kinh nội tiết (neuroendocrine pathway) để điều chỉnh trực tiếp quá trình chuyển hóa chất béo.
Tiến sĩ Meng Wang, chia sẻ rằng phát hiện này mở ra viễn cảnh mới về cách điều hòa chuyển hóa lipid và giúp hiểu tại sao một số người có thể khắc phục được các vấn đề trao đổi chất trong khi những người khác dễ bị tổn thương hơn.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Ayse Sena Mutlu, những phát hiện về mối liên hệ giữa khứu giác và chuyển hóa chất béo còn liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh alzheimer có xu hướng gặp vấn đề về trao đổi chất.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số mùi hương nhất định có thể kích hoạt những thay đổi trong chuyển hóa chất béo dẫn đến giảm cân. "Chúng ta có thể phải xem xét không chỉ những gì chúng ta ăn, mà cả những gì chúng ta ngửi thấy" - tiến sĩ Meng Wang kết luận.
Vũ Trung Hương
Làm 2 thói quen này vào buổi sáng dễ hại gan hơn cả việc uống rượu và thức khuya Sức khỏe của gan vô cùng quan trọng, nếu bạn làm 2 thói quen này vào buổi sáng, gan sẽ gặp nguy hiểm hơn cả uống rượu và thức khuya. Tiêu hóa, hấp thu, bài tiết, biến đổi sinh học và các loại chất khác nhau đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Gan được biết đến như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết
Có thể bạn quan tâm

Lý Hải: "Ông Phước trong Lật mặt lấy cảm hứng từ cha tôi"
Hậu trường phim
10:37:21 12/05/2025
Tuyến đường huyết mạch dài 177km nối 2 tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang
Du lịch
10:33:48 12/05/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 37: Ông Chính bắt gặp Tuệ Minh đi với người yêu cũ
Phim việt
10:32:20 12/05/2025
OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?
Sao việt
10:30:37 12/05/2025
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
Tin nổi bật
10:20:48 12/05/2025
Phú Quốc: Bắt giữ nghi phạm dùng dụng cụ chích điện tấn công nhiều người
Pháp luật
10:16:07 12/05/2025
Bạn thân Faker lại để ngỏ khả năng "biến mất" sau chuỗi trận thất vọng
Mọt game
09:45:36 12/05/2025
Sang chảnh đi làm, thoải mái đi chơi với áo blazer
Thời trang
09:42:56 12/05/2025
Cuộc đua ngầm giữa các thần tượng Kpop
Sao châu á
09:33:29 12/05/2025
Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'
Thế giới
08:54:18 12/05/2025