Sử dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Trong số 5.000 làng nghề truyền thống đang hoạt động, phần lớn vẫn sử dụng lò than trong sản xuất. Đây chính là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm môi trường
Giải bài toán ô nhiễm làng nghề, giới chuyên gia trong ngành cho rằng, cần phải đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, loại bỏ dần các lò than để hướng các làng nghề truyền thống từ sống chung với khói bụi trở thành những “làng nghề xanh”.
Sản xuất bún tại làng nghề bún Phú Đô.
Công nghệ lạc hậu giết chết môi trường
Có lịch sử hơn 400 năm, làng nghề bún Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) vốn nổi tiếng với sản phẩm bún truyền thống. Người dân ở làng nghề này chủ yếu mưu sinh bằng nghề làm bún.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Họa, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề truyền thống bún Phú Đô cho biết, hiện tại, số lượng bún Phú Đô bán ra thị trường Hà Nội gần 90 tấn bún mỗi ngày. Trước những năm 1990, làng Bún Phú Đô có gần 1.000 hộ làm bún, chiếm hơn 90% số hộ trong toàn thôn với công nghệ làm bún hoàn toàn thủ công: từ xay bột, giá bột… hoàn toàn bằng sức người và chỉ sử dụng lò than để luộc bún. Than nắm, than tổ ong được sử dụng thường xuyên gây đã tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo kết quả khảo sát của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vấn đề nan giải nhất về ô nhiễm môi trường của làng nghề bún Phú Đô là ô nhiễm nguồn nước và không khí, do nước thải và khí than thải ra môi trường trong quá trình sản xuất.
Kết quả điều tra 500 hộ làm bún của làng Phú Đô cho thấy, bình quân trong năm, mỗi hộ làm nghề tiêu thụ 17,59 tấn gạo, sản xuất 41,87 tấn bún, trung bình mỗi hộ tiêu thụ 19-22 kg than, hiệu suất tiêu hao nhiệt là 618 mcal/tấn bún. Bình quân mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường khoảng 1.586 tấn xỉ than và 6.158 tấn khí CO2. Công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải hoạt động kém khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại Phú Đô ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra đối với làng nghề bún Phú Đô mà nó là tình trạng chung của hầu hết các làng nghề trên cả nước hiện nay. Các làng nghề sản xuất giấy cũng là những nơi được coi là điểm nóng về ô nhiễm không khí, môi trường đơn cử như làng nghề Phong Khê tại Bắc Ninh có cường độ khói bụi, rác thải và ô nhiễm nguồn nước mạnh do các hoạt động sản xuất giấy sử dụng công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải kém.
Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững ( Bộ Công thương) cho biết, ngành sản xuất giấy là một trong những ngành tiêu hao năng lượng lớn, chi phí năng lượng thường chiếm từ 20 đến 40% giá thành sản phẩm.
Trong khi tại Việt Nam, mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất giấy, đặc biệt là các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, luôn cao hơn từ 1,5 đến 2,0 lần so với sản phẩm cùng loại do các nước trong khu vực sản xuất.
Sử dụng công nghệ sạch
“Tương tự, ngành thép cũng là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu ở quy mô lớn”, ông Hùng cho biết. Theo ông Hùng, công nghệ luyện phôi thép hiện nay chủ yếu là lò điện, công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao năng lượng còn cao.
Tại Bắc Ninh, theo thống kê của Sở Tài nguyên – Môi trường Bắc Ninh năm 2017, mỗi ngày làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê sử dụng khoảng 40.000 tấn than củi các loại và 18.000 m3 nước, thải ra môi trường 150 tấn rác thải công nghiệp (gồm các loại xỉ than, phế liệu, vẩy sắt) và trên dưới 1 tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 15.000m3 nước thải…
Những con số nói trên thực sự là những con số đang bức tử môi trường tại các làng nghề truyền thống. Trước thực trạng này, giới chuyên gia trong ngành cho rằng, việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản phẩm, cải thiện môi trường có ý nghĩa rất quan trọng , đang là một hướng đi phổ biến trong sản xuất tại các làng nghề.
Theo ông Tăng Thế Hùng, thời gian qua, nhiều làng nghề đã sử dụng năng lượng thay thế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, như làng gốm Bát Tràng thay lò nung gốm bằng than chuyển sang nung gốm bằng lò ga. Việc sử dụng lò ga để nung sản phẩm gốm vừa chủ động điều chỉnh được nhiệt độ trong quá trình nung gốm nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt việc thay thế than bằng ga đã giảm ô nhiễm, độc hại đáng kể cho cả vùng.
Ông Nguyễn Văn Họa, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề truyền thống bún Phú Đô cũng cho biết, người dân làng nghề bún Phú Đô cũng đang dần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới loại bỏ lò than, thay thế bằng các thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, sức khỏe người dân được đảm bảo.
Giới chuyên gia nhận định, việc sử dụng công nghệ đốt gas để nung sản phẩm gốm sứ giúp tại Bát Tràng đã giúp DN giảm tỷ lệ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tới 30%. Lợi nhuận cũng tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ, DN không chỉ tiết kiệm được chi phí năng lượng, mà công nghệ mới còn giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng tới 95% so với mức 60%-70% trước kia và giảm phát thải các chất ô nhiễm không khí ra môi trường.
Từ đó, không chỉ đời sống kinh tế của các hộ dân ngày càng nâng cao mà môi trường làng nghề cũng được cải thiện đáng kể. Chính bởi vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các làng nghề truyền thống cần loại bỏ các lò than trong sản xuất để thay thế bằng công nghệ đốt mới hiện đại hơn, giảm thiểu ô nhiễm, khói bụi, hướng tới các làng nghề xanh, phát triển bền vững.
Trạm trộn bê tông hoạt động chui, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thành phố Bạc Liêu
Gần 2 năm qua, nhiều hộ dân sống lân cận khu vực trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng (đường 23/8, khóm 3, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), vô cùng bức xúc trước việc cơ sở này hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, mà cơ quan chức năng, chính quyền chưa mạnh tay xử lý, dù người dân đã nhiều lần phản ánh.
Thức ăn và nước sinh hoạt của người dân bị phủ lớp bụi xi măng từ trạm trộn bê-tông chỉ sau một đêm. Ảnh: baobaclieu.vn
Theo ghi nhận của phóng viên, trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng vẫn đang hoạt động bình thường, cao điểm là vào buổi tối và rạng sáng hằng ngày. Khi trạm bê tông này hoạt động, cả khu vực này chìm trong khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn... làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông M.V.Đ (ngụ khóm 3, phường 8) cho biết, trạm trộn bê tông Đức Trọng di dời về đây khoảng hơn 1 năm qua, hoạt động liên tục. Ban ngày, xe chạy ra, vào bụi bay mù mịt, bám dày đặc đồ đạc. Đặc biệt, từ 6 - 7 giờ sáng, xe chở vật liệu xây dựng chạy với tốc độ nhanh kéo theo phía sau là bụi trắng xóa. Ban đêm, xe chạy gây tiếng ồn ảnh hưởng giấc ngủ của bà con.
Đồng tình với ông Đ., ông N.V.T., bức xúc nói, từ ngày trạm trộn bê tông Đức Trọng chuyển về đây hoạt động, cuộc sống người dân khu vực này đảo lộn vì ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ông T., người dân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương, kể cả đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm, khiến cử tri vô cùng bức xúc.
Người dân ở khu vực này còn yêu cầu trạm trộn bê tông Đức Trọng trả lại đường thoát nước công cộng từ đường 23/8 kéo dài đến kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, bởi từ khi trạm trộn này hoạt động, cát, xi măng lấp đầy đường thoát nước, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu, trạm trộn bê tông này hoạt động khoảng hơn một năm qua, hoạt động nhiều vào ban đêm đúng như người dân phản ánh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nhiều lần đề nghị khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời buộc chủ cơ sở tạm ngưng hoạt động để bổ sung thủ tục, giấy phép theo quy định, nhưng đến nay cơ sở này chưa chấp hành.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Danh, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Thanh tra Sở đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu và UBND phường 8, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng. Tại thời điểm kiểm tra, trạm trộn đang sản xuất công suất khoảng 100-150m3/ngày. Trong khi đó, cơ sở này chưa có giấy phép, chưa thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Đoàn kiểm tra đã đề nghị trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng ngưng hoạt động, sớm hoàn thiện các thủ tục về môi trường trước khi được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, cơ sở này đề nghị tiếp tục hoạt động với lý do để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Tấn Khương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản thống nhất chủ trương cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Đoàn thanh tra đột xuất trạm trộn bê tông này, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường đối với trạm trộn bê tông Đức Trọng. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Trọng, thành phố Bạc Liêu, do ông Trần Đức Trọng làm Giám đốc. Trước đây, trạm trộn bê tông này đặt tạm trong Khu công nghiệp Trà Kha (phường 8, thành phố Bạc Liêu). Năm 2018, Công ty di dời trạm trộn bê tông ra phần đất bên ngoài khu công nghiệp do Công ty tự nhận chuyển nhượng.
10 cách bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng Môi trường ô nhiễm trực tiếp tác động đến sức khỏe mỗi người sống trong đó. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động khiến cho xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo. Bảo vệ môi trường là việc thiết thực mà ai cũng cần hành động. Dưới đây là 10 biện pháp tuy nhỏ nhưng hữu ích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'

Cháy lớn xưởng nội thất ở Hóc Môn, phong tỏa đường nhiều giờ để dập lửa

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch
Có thể bạn quan tâm

Ngay khi biết tin bạn gái bị ung thư giai đoạn cuối, tôi quyết định chia tay, nào ngờ nửa tháng sau nhận được thiệp mời cưới của cô ấy
Góc tâm tình
22:25:28 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện
Thế giới
22:15:47 16/05/2025
Phương Ly tham gia Em xinh "say hi" ở tuổi 35 nhưng luôn coi mình như "em bé"
Tv show
21:57:50 16/05/2025
Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn
Sao việt
21:54:16 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Sức khỏe
21:34:18 16/05/2025
Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng
Netizen
21:31:30 16/05/2025
Bạn gái Diddy lộ hậu quả kinh hoàng sau tiệc thác loạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày, loét miệng vì nuốt 1 thứ
Sao âu mỹ
21:23:23 16/05/2025