Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/12
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/12 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
* VRC: Bà Nguyễn Thu Huyền, vợ ông Từ Như Quỳnh – Tổng giám đốc CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC – HOSE) đã bán ra gần 680.000 cổ phiếu VRC từ ngày 10/12 đến 11/12. Sau giao dịch, bà Huyền đã giảm sở hữu tại VRC xuống còn hơn 1,07 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,14%.
* VCI: Ngày 22/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 của CTCP Chứng khoán Bản Việt – VCSC (VCI – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 23/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/12/2020.
* VCB: Ngày 21/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (VCB – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 22/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/1/2021.
* ACC: Ông Hoàng Xuân Quang, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (ACC – HOSE) đã bán ra 200.000 cổ phiếu ACC trong ngày 8/12. Sau giao dịch, ông Quang đã giảm sở hữu tại ACC xuống còn 2,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,8%.
* HSL: Ông Nguyễn Xuân Giáp, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà (HSL – HOSE) đăng ký bán 1,25 triệu cổ phiếu HSL từ ngày 17/12 đến 15/1/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Giáp sẽ giảm sở hữu tại HSL xuống còn hơn 453.000 cổ phiếu, tỷ lệ 2,64%.
* PME: Ông Trương Viết Vũ, cổ đông lớn của CTCP Pymepharco (PME – HOSE) đã bán ra hơn 1,75 triệu cổ phiếu PME trong ngày 11/12. Sau giao dịch, ông Vũ đã giảm sở hữu tại PME xuống còn hơn 5,81 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,76%.
* TMS: Casco Investments Ltd, cổ đông lớn của CTCP Transimex (TMS – HOSE) đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 17,23 triệu cổ phiếu TMS sở hữu, tỷ lệ 24,34%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 09/12 đến 14/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* OPC: Ông Trịnh Việt Tuấn, con ông Trịnh Xuân Vương – Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm OPC (OPC – HOSE) đăng ký mua 105.000 cổ phiếu OPC từ ngày 21/12 đến 19/1/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ nâng sở hữu tại OPC lên hơn 205.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,77%.
* DRL: Ngày 15/12, HĐQT CTCP Thủy điện – Điện lực 3 (DRL – HOSE) thông qua việc trả tạm ứng cổ tức đợt 3 năm 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%. Ngày trả cổ tức dự kiến từ 21/1/2021.
* VSC: Bà Tại Kim Chi, cổ đông của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC – HOSE) đã mua vào hơn 1,11 triệu cổ phiếu VSC trong ngày 10/12. Sau giao dịch, bà Chi đã nâng sở hữu tại VSC lên hơn 3,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,9%.
Video đang HOT
* VNM: Ngày 05/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 06/1. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/2/2021.
* HCM: Ngày 29/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HCM – HOSE) , ngày đăng ký cuối cùng là 30/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 20/1/2021.
* VC7: Ông Nguyễn Văn Thanh, cổ đông của CTCP Xây dựng 7 (VC7 – HNX) đã mua vào hơn 1,04 triệu cổ phiếu VC7 trong ngày 10/12. Sau giao dịch, ông Thanh đã nâng sở hữu tại VC7 lên hơn 1,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,25%.
* SCI: Bà Lê Hồng Hà, cổ đông của CTCP SCI E&C (SCI – HNX) đã mua vào 480.000 cổ phiếu SCI trong ngày 09/12. Sau giao dịch, bà Hà đã nâng sở hữu tại SCI lên hơn 646.000 cổ phiếu, tỷ lệ 5,34%.
* DNC: Ngày 05/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP Điện nước lắp máy Hải Phòng (DNC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 06/1/2021. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/2/2021.
Cuộc phiêu lưu của thị trường chứng khoán
Cũng như mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán bị đảo lộn kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Việc đoán đỉnh thị trường đang khó hơn bao giờ hết.
Chứng khoán bước vào cuộc phiêu lưu
Dịch Covid-19 bùng phát khiến chứng khoán rơi về vùng giá hấp dẫn nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), chỉ số P/E của Việt Nam có những thời điểm rơi xuống mức 9 lần, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (15,2 lần), Indonesia (13,3 lần) và Philippines (12,7 lần).
Chính điều này đã kích hoạt dòng tiền cả cũ lẫn mới vào cuộc bắt đáy, tạo nên cơ hội hồi phục cho thị trường vào tháng 4, tháng 5 và tiếp tục có những phiên giao dịch rất tích cực vào đầu tháng 6.
Thống kê cho thấy, so với mức lợi nhuận bình quân trong cả năm 2019 là 3,16% thì chỉ trong thời gian qua, tỷ suất lợi nhuận mà chứng khoán mang lại cao hơn rất nhiều.
Cụ thể, tháng 4 có tới 36% các mã mang lại lợi nhuận trên 20% và giảm xuống 13,3% trong tháng 5.
Ngay ở những phiên đầu tháng 6/2020, mặc cho những khuyến nghị thận trọng của nhiều công ty chứng khoán, mặc cho những hô hào "thoát hàng" trên các diễn đàn chứng khoán, chỉ số VN-Index vẫn lừ lừ đi lên.
Dòng tiền vẫn rất mạnh và luân chuyển đều từ nhóm bluechips sang midcap, penny...và chỉ những người "thoát hàng" sớm mới chịu thiệt.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, mà ngay tại Mỹ, khi cộng đồng doanh nghiệp đang phải hứng chịu những khó khăn chưa từng thấy thì chứng khoán vẫn một mạch đi lên. Không có điều gì có thể giải thích hợp lý cho biến động ngược xu thế của thị trường chứng khoán hiện nay bằng niềm tin của nhà đầu đầu tư.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Vietinbank cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ nghiêng nhiều hơn về kịch bản tiếp tục tăng điểm trong nửa đầu của tháng 6, với đích đến là vùng kháng cự mạnh của chỉ số VN-Index tại 918 - 932 điểm.
Có nhiều lý do để kỳ vọng về kịch bản này như là việc kiểm soát tốt và sớm dịch bệnh của Việt Nam, sự hồi phục của các ngành nghề dịch vụ cũng như của nền kinh tế Việt Nam, việc chính thức ký phê duyệt Hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực trợ giúp cho nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hồi phục và mở ra cơ hội tăng trưởng khả quan.
Tuy nhiên, với việc chỉ số VN-Index có khả năng cao sẽ tạo đỉnh ngắn - trung hạn tại vùng kháng cự đã được nêu trên cũng sẽ kéo theo tình trạng phân hóa rõ ràng hơn giữa các nhóm ngành cổ phiếu.
Theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý II khả quan sẽ là điểm đến thu hút dòng tiền bên cạnh các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong hai quý còn lại của năm 2020.
Sự vận động của thị trường đã vượt qua những kỳ vọng ban đầu về một nhịp hồi phục, với hành trình tăng điểm kéo dài đã hơn 2 tháng, đặc biệt kể từ khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt.
Theo đánh giá của ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank, thị trường chứng khoán đang vận động theo cách hưng phấn quá đà, vượt xa các dự báo và phân tích, đánh giá về nền tảng cơ bản, kinh tế vĩ mô, chưa biết thời điểm kết thúc và gợi nhớ về những kỷ niệm thời kỳ 2006.
Bản chất của sự vận động này có lẽ tới từ sự dịch chuyển của dòng tiền nóng trong nền kinh tế, đó là tiền nhàn rỗi của người dân, tiền của doanh nghiệp chưa đổ vào sản xuất - kinh doanh do những khó khăn của nền kinh tế, thậm chí cả nguồn tiền từ các gói kích cầu...
Về xu hướng ngắn hạn, chỉ số vẫn tiếp tục vận động trong kênh giá lên, tuy nhiên hiện tại đã xuất hiện rất nhiều cổ phiếu bước vào vùng quá mua, do đó, áp lực chốt lời ngày càng mạnh (khiến thanh khoản gần đây luôn duy trì ở ngưỡng rất cao và liên tục lập đỉnh).
Thời gian qua, chưa có nhịp điều chỉnh nào đáng kể nên thị trường vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh lớn và có thể đến bất cứ lúc nào.
Khả năng kiếm lợi nhuận, theo giới chuyên gia phân tích là vẫn còn, do dòng tiền nóng đang đổ vào thị trường là rất lớn nên chưa thể xác định được đâu là vùng đỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường ở thời điểm hiện tại giống như một cuộc phiêu lưu, nhà đầu tư không nên hưng phấn quá đà, mà cần chú trọng đến quản trị rủi ro để bảo vệ thành quả.
Xác suất kiếm lời trong tháng 6
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thế giới đang được hỗ trợ chính từ sự vận động của dòng tiền mới tham gia vào thị trường.
Cụ thể, để ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới nền kinh tế, chính phủ các nước đã có các biện pháp khác nhau để tạo thanh khoản cho thị trường dưới nhiều hình thức.
Điều này đã giúp thị trường chứng khoán sôi động và các chỉ số tăng mạnh sau khi chạm đáy vào cuối tháng 3.
Theo thống kê của FiinPro, các nhóm cổ phiếu ngành du lịch và giải trí (trong đó đặc biệt là cổ phiếu hàng không) mặc dù lợi nhuận quý I/2020 giảm 211,9% so với cùng kỳ, cũng như kế hoạch cả năm 2020 được dự báo giảm 18,6% nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng 26,6% kể từ đáy.
Hay tại nhóm cổ phiếu dầu khí, trong khi lợi nhuận quý I/2020 giảm tới 303,4% và dự kiến cả năm 2020 giảm 35% thì giá cổ phiếu lại tăng 30% so với đáy được xác lập trong tháng 3. Nhiều nhóm ngành khác cũng có diễn biến tương tự, nhưng ở mức độ thấp hơn.
Nhìn vào biến động giá cổ phiếu trong hơn 2 tháng qua cho thấy, các nhà đầu tư mới hầu như đều thắng khi tỷ lệ các mã có lãi trong tháng 4 lên tới 86%, con số này tiếp tục duy trì trong tháng 5 với 77%. Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích, TVSI cho rằng, càng về cuối năm, cơ hội kiếm lời trên thị trường chứng khoán càng không dễ dàng.
"Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có sự thu hút lớn hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Có tới 27% mã bluechip đang hồi phục kém hơn Index", ông Nam nhận định và lưu ý thêm, mức sinh lời của các cổ phiếu như ở tháng 4 và tháng 5 rất khó để tiếp tục duy trì.
Thống kê của TVSI cho thấy, tháng 5, tỷ lệ các mã có lợi nhuận dưới 10% đã là 63% cao hơn khá nhiều mức 13,6% của tháng 4 và trong các tháng tiếp theo. Thị trường sẽ phân hóa nhiều hơn, tỷ lệ các mã đạt lợi nhuận cao có thể sẽ quay về mức trung bình các năm trước, đó là chỉ có 3 - 4% các mã đạt mức sinh lời 20% theo tháng...
Dẫn lời nói của Justin Mami, "cổ phiếu được mua trong hy vọng và chúng thường bị bán ra bởi vì sự sợ hãi", ông Đào Tuấn Trung cho rằng, diễn biến của thị trường trong thời gian tới sẽ nghiêng nhiều hơn về động thái đầu cơ và tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đồng thời giảm lãi suất huy động khiến cho dòng tiền được điều hướng vào thị trường chứng khoán cùng với sự tham gia của dòng tiền F0.
Bên cạnh đó, kỳ vọng vào sự hồi phục của các cổ phiếu đã hầu như phản ánh hết vào diễn biến tích cực của giá cổ phiếu trong suốt thời gian qua.
Áp lực bán tăng mạnh, VN-Index mất hơn 7 điểm sau khi khắc phục xong sự cố kỹ thuật Các cổ phiếu tăng "nóng" thời gian qua như DBC, FRT cũng chịu áp lực bán mạnh, thậm chí DBC hiện dư bán sàn hơn 1,7 triệu cổ phiếu. Sau sự cố gián đoạn do lỗi kỹ thuật, TTCK Việt Nam đã trở lại giao dịch bình thường trong sáng 10/6. Tuy nhiên, diễn biến thị trường không mấy tích cực với áp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Thế giới
19:14:25 09/05/2025
Cảnh báo liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
19:02:19 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025