Sư tử núi có nguy cơ tuyệt chủng vì giao phối cận huyết
Hiện tượng giao phối cận huyết giữa những con sư tử núi ở California đang gây ra bất thường về gene, đe dọa sự tồn tại của loài.
Một con sư tử núi bị khiếm khuyết gene do giao phối cận huyết ở California. Ảnh: NPS .
Các nhà sinh vật học từ Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) đã báo cáo phát hiện một số trường hợp sư tử núi đực trên dãy Santa Monica xuất hiện di tật – đuôi gấp hình chữ “L” và chỉ có một bên tinh hoàn – do giao phối cận huyết.
“Đó là điều mà chúng tôi không bao giờ muốn thấy. Quần thể sư tử núi ở California đã được biết đến là có mức độ đa dạng di truyền thấp nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự tìm được bằng chứng vật lý”, nhà sinh vật học động vật hoang dã Jeff Sikich từ NPS cho biết.
Sư tử núi không bị phân loại là “nguy cấp” trên thế giới nhưng quần thể biệt lập ở Santa Monica – với chưa đầy 20 cá thể – hiện nằm trong nhóm động vật bị đi đe dọa nghiêm trọng nhất tại California, theo một báo cáo của các quan chức bang vào đầu năm nay.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles (UCLA) nhấn mạnh nếu không có sự can thiệp nghiêm túc, khả năng quần thể sư tử núi ở Santa Monica tuyệt chủng trong 50 năm tới sẽ là 99,7%.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết giữa những con sư tử núi ở Santa Monica là do quy mô quần thể quá nhỏ và môi trường sống biệt lập. Xa lộ 101 và 15 bao quanh dãy núi Santa Monica đã tạo thành rào cản gần như không thể vượt qua đối với những con sư tử núi.
Các nhà bảo tồn đang kêu gọi xây dựng một cây cầu vượt dành cho động vật hoang dã băng qua xa lộ 101 ở Agoura Hills, một trong những nơi hiếm hoi có môi trường sống tự nhiên giáp với đường cao tốc ở cả hai bên.
Họ nói rằng cây cầu có thể giúp đa dạng hóa nguồn gene giữa quần thể sư tử ở Santa Monicas (phía nam xa lộ) với các quần thể ở Simi Hills và Santa Susana (phía bắc xa lộ).
Tổng vốn xây cầu ước tính lên tới 60 triệu USD. Tuy nhiên, cơ quan giao thông vận tải Caltrans – chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng – không hỗ trợ kinh phí. Thay vào đó, khoảng 80% quỹ dự kiến đến từ hoạt động đóng góp của các tổ chức và tư nhân.
Tính đến tháng 9, chiến dịch gây quỹ do Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia Mỹ dẫn đầu đã thu về khoảng 15,4 triệu USD. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, việc xây dựng cầu vượt có thể khởi công vào cuối năm 2021.
Sự tuyệt chủng của động vật có vú đang tăng tốc đến "làn sóng thứ hai"
Đối với con mắt của các loài động vật, sự xuất hiện của con người thể hiện nhiều mối đe dọa hiện hữu hơn là biến động môi trường rộng lớn của biến đổi khí hậu trước đó cho đến nay.
Theo một nghiên cứu mới, các vụ tuyệt chủng của động vật có vú cách đây 126.000 năm có liên quan nhiều hơn đến các tác động tiêu cực của con người hơn bất kỳ yếu tố khí hậu nào trong quá khứ.
Tệ hơn nữa, sự tồn tại của con người là một hiện tượng đang tăng tốc với tốc độ chưa từng thấy trong thời tiền sử, với tỷ lệ chết của các loài động vật có vú được tính toán thậm chí còn nhanh hơn đến thế kỷ XXII.
"Dựa trên các xu hướng hiện tại, chúng tôi dự đoán trong tương lai gần tỷ lệ leo thang ở mức độ chưa từng có", nhóm nghiên cứu, do nhà sinh vật học tính toán Tobias Andermann từ Đại học Gothenburg ở Thụy Điển giải thích.
Sử dụng suy luận Bayes, các nhà nghiên cứu tìm cách đánh giá thống kê xem liệu các loài động vật có vú bị tuyệt chủng trong suốt 126.000 năm qua, kể từ đầu kỷ Pleistocen muộn có nhiều khả năng là do con người hoặc do các yếu tố khí hậu hay không.
Trong khoảng thời gian đó, ít nhất 351 loài động vật có vú đã bị tuyệt chủng, mặc dù khoảng 80 loài trong số này đã thực sự chết chỉ trong nửa thiên niên kỷ qua hoặc lâu hơn, kể từ năm 1500 sau Công Nguyên.
Với các tính toán mới, nhóm nghiên cứu cho biết tỷ lệ tuyệt chủng hiện tại cao hơn khoảng 1.700 lần so với thời điểm bắt đầu của kỷ Pleistocen muộn.
Theo tỷ lệ mới, các nhà nghiên cứu nói rằng chúng ta có thể tiếp cận con số 351 cuộc tuyệt chủng được biết đến kể từ đó lặp lại chỉ sau 810 năm nữa, trong khi lần đầu tiên phải mất đến 126.000 năm.
Nhìn lại suốt quãng thời gian đó, dữ liệu cho thấy nguyên nhân giả thuyết lớn nhất của các cuộc tuyệt chủng trong quá khứ là do loài người, với mật độ dân số của con người giải thích các mô hình tuyệt chủng của động vật có vú với độ chính xác 96%, trong khi việc chiếm đất của con người dự đoán sự tuyệt chủng với 97,1% sự chính xác.
"Các công cụ dự báo khí hậu dẫn đến các giá trị có độ chính xác rất thấp, chẳng hạn như nhiệt độ toàn cầu với độ chính xác 63,6% và tốc độ thay đổi nhiệt độ với độ chính xác 60,2%. Trên thực tế, nguyên nhân của sự tuyệt chủng phức tạp hơn và không được cho là hoàn toàn phụ thuộc vào một biến số duy nhất. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng sự gia tăng dân số của con người và các quá trình liên quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tuyệt chủng của động vật có vú, trong khi các mô hình khí hậu toàn cầu, như là cực đại băng hà cuối cùng, không để lại dấu vết thống kê trong hồ sơ tuyệt chủng", các tác giả viết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một số yếu tố do con người gây ra, bao gồm vấn nạn săn bắn, sử dụng đất, thay đổi hệ sinh thái và các tác động theo tầng khác do tác động của con người lên thế giới tự nhiên.
Đáng báo động nhất là khi các nhà nghiên cứu mô hình hóa tương lai có thể trông như thế nào. Dự đoán có tới 558 loài mới tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này, tại thời điểm đó tốc độ tuyệt chủng có thể nhanh hơn 30.000 lần so với đầu kỷ Pleistocen muộn.
"Vào năm 2100, chúng tôi dự đoán tất cả các khu vực trên thế giới sẽ bước vào làn sóng tuyệt chủng thứ hai, ở một số khu vực trên thế giới, quá trình chuyển đổi đã diễn ra rõ ràng. Chúng tôi nhận thấy rằng Úc và vùng Caribbean nói riêng ngày nay đã bước vào làn sóng tuyệt chủng thứ hai dựa trên những cuộc tuyệt chủng đã xảy ra trong những thập kỷ qua. Điều này cho thấy rằng, mặc dù tỷ lệ dự đoán trong tương lai của chúng tôi và tổn thất đa dạng sinh học liên quan là cao đáng kinh ngạc, nhưng chúng nằm trong một phạm vi thực tế, chúng ta đã có thể thấy những viễn cảnh tương lai này được thể hiện ở nhiều nơi trên thế giới", các nhà nghiên cứu lo ngại.
Với bản chất trừu tượng cao của những mô phỏng này, không phải tất cả những dự đoán này đều có thể trở thành hiện thực. Đây chỉ là những ước tính dựa trên các phép tính toán học. Nhưng dù ở mức độ nào thì những con số khủng khiếp này cũng là một lời cảnh tỉnh, chúng ta không được trì hoãn hành động dựa trên những gì chúng ta có thể nhìn thấy bên trong nó.
"Chúng ta có thể cứu hàng trăm loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng các chiến lược bảo tồn có mục tiêu và hiệu quả hơn. Nhưng để đạt được điều này, chúng ta cần nâng cao nhận thức chung về sự leo thang của cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học và hành động để chống lại tình trạng khẩn cấp toàn cầu này. Thời gian đang rất cấp bách", do nhà sinh vật học tính toán Tobias Andermann nhấn mạnh.
Giải cứu sư tử bị đánh gãy chân để không bỏ chạy khi chụp ảnh cùng du khách Chú sư tử Simba đã phải rời mẹ khi chỉ vài tuần tuổi để phục vụ chụp ảnh cùng khách du lịch. Năm ngoái, chú sư tử con đã bị kéo đi khắp nơi để phục vụ khách du lịch chụp các bức ảnh chung với chú. Năm nay, khi Simba lớn hơn, chủ của nó đã làm nó gãy chân để ngăn...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Show diễn jetski bắn pháo hoa tại Cát Bà xác lập hai kỷ lục thế giới

Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025