Sự vô cảm đáng sợ

Theo dõi VGT trên

Theo một khảo sát gần đây, hơn 50% giáo viên và phụ huynh cho rằng, bạo lực học đường hiện nay rất phổ biến, dù giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất cách gọi về hiện tượng này.

Theo một số nhà nghiên cứu, bạo lực học đường không chỉ gồm các hành vi xâm phạm thể xác. Một số nước dùng khái niệm “bắt nạt học đường” (school bullying) để chỉ các hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân. Những hành vi này ngoài việc xâm phạm thân thể, còn là bạo lực về ngôn ngữ, giới tính…

Sự vô cảm đáng sợ - Hình 1

Hình minh họa.

Thậm chí trong nhiều trường hợp, hành vi bạo lực ngôn ngữ, thông qua những lời lẽ đe dọa, miệt thị còn để lại hậu quả đối với nạn nhân lớn hơn cả việc hành hung. Nhưng chính vì không có dấu hiệu xâm phạm thân thể nên chúng thường bị xem nhẹ. Giới chuyên gia chỉ ra rằng, trẻ bị bạo lực học đường thường chán nản, lo âu, ngại đến trường, lơ là việc học hành, có thể dẫn tới stress hoặc trầm cảm. Tình trạng này nếu không được phát hiện và giải quyết sớm, có thể ảnh hưởng cả quãng đời về sau của trẻ.

sao bạo lực học đường phổ biến? Trong một hội thảo mới diễn ra tại TP.HCM, một số nhà giáo dục cho rằng, đây là hậu quả của việc nhà trường quá chú trọng việc dạy chữ, dạy kiến thức mà chưa cân bằng điều đó với việc dạy làm người. Thêm vào đó, những hành vi bạo lực học đường không được phát hiện sớm, không được xử lý triệt để.

Hành vi xấu không bị lên án, bị trừng phạt khiến trẻ hư ngày càng lộng hành và ngoài nạn nhân, những đứa trẻ khác cũng tỏ ra thờ ơ, vô cảm hơn. Lẽ ra phải lên tiếng, phải hành động bảo vệ người yếu thế. Nhiều trẻ coi hành vi bạo lực học đường là chuyện thường, miễn chúng không phải là nạn nhân. Có lẽ đây là lý do nhiều trẻ sẵn sàng chứng kiến bạn bị đe dọa, bị hành hung, thậm chí dửng dưng quay lại cảnh đó để tung lên mạng như một trò vui.

Trẻ thờ ơ với nỗi đau của người khác có khả năng trở thành những người lớn vô cảm. Mà một xã hội đầy những kẻ vô cảm thì đáng sợ biết nhường nào.

Theo Tấm gương – Báo Tiền phong

Video đang HOT

Trầm cảm vì bạo lực học đường

Ngồi ngơ ngác trong lớp học kỹ năng sống của khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM), Nhi tỏ ra dè dặt, không nói chuyện, gặp người lạ là sợ hãi.

Nhi (10 tuổi) bị trầm cảm phải đến bệnh viện điều trị hằng tuần vì bị bạn bắt nạt, đặc biệt là bị bạn nam trêu ghẹo. Giờ đây, cháu luôn có cảm giác sợ hãi khi thấy bạn nam hoặc đàn ông. Nhi là học sinh lớp 5 của một trường tiểu học ở quận 10, TP.HCM.

Khi Nhi được mẹ đưa đến khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng I, các bác sĩ nói cháu bị trầm cảm rất nặng. Mỗi khi thấy người lạ là đàn ông, cháu sợ hãi, chạy trốn hoặc khóc rất to.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, chuyên gia tâm lý bệnh viện, cho biết thời gian đầu, cứ mỗi lần được đưa đến lớp điều trị là cháu lại khóc, không rời mẹ. Phải mất một tháng sau cháu mới quen với mọi người, nhưng vẫn sợ nam giới.

Nhiều lần bác sĩ cố gắng hỏi chuyện, Nhi mới kể, do mỗi ngày lên lớp, cháu bị các bạn trêu chọc, nhiều bạn nam cố tình đụng chạm vào người nên cháu sợ. Nhi càng sợ, càng bị trêu chọc và cuối cùng cháu sợ đến lớp. "Cháu thường tìm xuống góc lớp ngồi, không chơi với ai", bác sĩ Diệu Anh nói.

Trầm cảm vì bạo lực học đường - Hình 1

Cảnh bạo lực học đường bị tung lên mạng ngày càng nhiều.

Chị Trần Thị Mai (32 tuổi, mẹ của Nhi) cho biết khoảng nửa năm nay, Nhi luôn tỏ ra sợ hãi khi đến trường. Nhiều hôm chị chở con đến cổng trường, nhưng bé không chịu xuống xe vào lớp.

"Nhi cũng nhiều lần nói không muốn đi học, nhưng khi hỏi vì sao thì bé không nói. Mỗi ngày cứ đi học về là bé vào phòng đóng cửa, không nói chuyện với ai. Có hôm thấy bố mà bé cũng phát hoảng khóc thét lên", chị Mai kể.

Tự xa lánh và bị xa lánh

Cũng như Nhi, Mạnh (học sinh lớp 7) và gần 10 bạn khác đang được điều trị tại khoa Tâm lý bệnh viện Nhi đồng I bị trầm cảm do bị bạn ở trường trêu chọc, bắt nạt. Sau hơn hai tháng điều trị, Mạnh mới nói chuyện bình thường với các chuyên viên tâm lý.

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, thời gian đầu Mạnh không chịu nói chuyện với ai. Mạnh kể, từ khi lên học lớp 6, cháu thường xuyên bị các bạn học trấn lột tiền, dọa đánh và trêu chọc cháu quá gầy.

"Mạnh nói cháu không muốn đi học, đến lớp cũng chỉ vào bàn học ngồi chứ không nói chuyện với ai. Về nhà nhiều lần định nói với bố mẹ nhưng lại sợ bị la mắng. Cháu cảm thấy xấu hổ về cơ thể mình gầy yếu và tính tình nhút nhát, nên không chơi với ai, lâu dần cháu bị trầm cảm", chị Mai Anh kể.

Chị Nguyễn Thị Thanh (mẹ của Mạnh, ngụ quận 3) cho biết, từ khi bước vào học kỳ hai của năm lớp 6, Mạnh bắt đầu có những biểu hiện lạ thường. Hằng ngày, khi đi học về, cháu chỉ vào phòng đóng cửa, chơi những trò chơi online bạo lực, không nói chuyện với người nhà. Khi chị hỏi chuyện thì Mạnh cáu gắt. Cháu học hành ngày càng sa sút và không muốn đến trường.

Trò chuyện với phụ huynh học sinh ở một số thành phố lớn, phóng viên còn thấy tình trạng bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường qua các trang mạng xã hội. Hình thức bắt nạt, bạo lực tinh thần phổ biến là lập hội trên Facebook, tập trung nói xấu, bêu riếu một bạn nào đó trong lớp. Ở ngoài đời thực, nạn nhân hoặc bị véo tai, cốc đầu, hoặc bị tẩy chay, cô lập, không ai chơi cùng.

Hậu quả nặng nề

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lý ĐH Sư phạm TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý xã hội Việt Nam cho biết, những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực về ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp... Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

Những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.

Hậu quả bạo lực học đường trực tiếp ảnh hưởng công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

"Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan", ông Sơn nói.

Chưa chú trọng dạy đạo đức

Mới đây, Trung tâm Giáo dục nghiên cứu phổ thông (ĐH Sư phạm TPHCM) thực hiện cuộc khảo sát về bạo lực học đường tại một số trường THCS, THPT tại TPHCM. Trong số 297 phiếu khảo sát được thu về, 80,3% số học sinh nói từng chứng kiến hành vi trêu chọc bạn qua hình thức bên ngoài; 59,3% từng nhìn thấy bạn bị đánh đập. Có 82,5% nguyên nhân bạo lực do tính hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân; 71,1% do hùa theo các bạn khác; 31% do xem cảnh bạo lực trong phim ảnh, sách báo.

Với câu hỏi "Nếu là nạn nhân của bạo lực học đường, em sẽ phản ứng như thế nào?", 29,6% ý kiến trả lời sẽ đánh lại bạn, 38,8% phản ứng tức thời bằng lời nói và 36,7% về nhà nói với người thân. Có 4% nói sẽ nghỉ học vì sợ và số ít khác cho rằng sẽ im lặng trước tình huống này.

Trong buổi hội thảo về tình trạng bạo lực học đường trong trường học phổ thông được ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức cuối tháng 12/2014, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên nhân một phần do nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (ĐH Sư phạm TP.HCM), cho rằng đã và đang xuất hiện những cách sống xa lạ, trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông còn trừu tượng, hàn lâm và nặng về lý thuyết.

Bà Lê Thị Thảo, trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho rằng hiện nay, nhiều giáo viên lên lớp chỉ tập trung dạy kiến thức mà chưa quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh.

"Nhà trường, giáo viên chỉ tập trung đến các vấn đề về chuyên môn dạy học, thi cử. Dường như các vấn đề về đạo đức, lối sống bị bỏ quên", bà Thảo nói.

PGS Sơn dẫn chứng một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy trong số những em chứng kiến cảnh bắt nạt mà im lặng, 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra mình nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan các em. Điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác.

Theo Ngô Bình/Báo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Nóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo HyunNóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo Hyun
    17:05:24 09/05/2025
    Á hậu 10 năm dẫn Thời sự VTV: Là mỹ nhân có tiếng Hà Nội, ai cũng mêÁ hậu 10 năm dẫn Thời sự VTV: Là mỹ nhân có tiếng Hà Nội, ai cũng mê
    17:08:45 09/05/2025
    Lấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hướcLấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hước
    18:30:09 09/05/2025
    Hoa hậu Việt bị nghi mang bầu giả tiếp tục đáp trả căng ngay trên sóng livestreamHoa hậu Việt bị nghi mang bầu giả tiếp tục đáp trả căng ngay trên sóng livestream
    18:14:17 09/05/2025
    Lôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệtLôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệt
    16:21:10 09/05/2025
    Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
    21:21:21 09/05/2025
    Tổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xítTổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xít
    17:08:50 09/05/2025
    Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?
    17:16:57 09/05/2025

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ

    Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ

    Sao châu á

    22:22:20 09/05/2025
    17 năm sau vụ bê bối ảnh nóng gây chấn động của Trần Quán Hy, nhiều tiết lộ mới được hé lộ và cho rằng đây không chỉ là một vụ rò rỉ vô tình, mà có thể là một kế hoạch được dàn dựng bài bản.
    Chiêu cất giấu ma túy trong thực phẩm của nhóm tội phạm ở Hà Nội

    Chiêu cất giấu ma túy trong thực phẩm của nhóm tội phạm ở Hà Nội

    Pháp luật

    22:19:48 09/05/2025
    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa khởi tố, bắt tạm giam 3 nghi phạm có hành vi ngụy trang ma túy trong thực phẩm nhằm thực hiện việc mua bán trái phép qua không gian mạng.
    Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

    Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

    Sức khỏe

    22:17:01 09/05/2025
    Cây dâu tằm là loại cây quen thuộc ở nước ta, quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon, lá dùng để cho tằm ăn. Tuy nhiên ít ai hay lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.
    Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?

    Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?

    Hậu trường phim

    22:16:48 09/05/2025
    Trong phim truyền hình Cha tôi người ở lại , ba nữ diễn viên Thu Quỳnh, NSƯT Kiều Anh và Lương Thu Trang đảm nhận những vai phụ, tạo nên nhiều tranh cãi và phản ứng trái chiều từ khán giả.
    Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

    Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

    Nhạc quốc tế

    22:10:32 09/05/2025
    Việc Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm Hallyu tại Trung Quốc có thể trở thành bước ngoặt lớn đối với toàn ngành Kpop.
    'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại

    'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại

    Sao âu mỹ

    22:05:50 09/05/2025
    Liam Payne qua đời, để lại khối tài sản khoảng 32,2 triệu USD (hơn 835 tỉ đồng). Do nam nghệ sĩ không lập di chúc, tòa án đã chỉ định người quản lý khối tài sản này.
    Nghệ sĩ Chí Tâm kể về giai đoạn sống nơi xứ người, nhắc đến NSƯT Mỹ Châu

    Nghệ sĩ Chí Tâm kể về giai đoạn sống nơi xứ người, nhắc đến NSƯT Mỹ Châu

    Sao việt

    22:03:32 09/05/2025
    Trong cuộc trò chuyện với đạo diễn Khương Dừa, nghệ sĩ Chí Tâm có dịp nhìn lại chặng đường làm nghệ thuật, đồng thời tiết lộ về quãng thời gian nơi xứ người.
    Tùng Dương, Soobin và dàn sao biểu diễn khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2025

    Tùng Dương, Soobin và dàn sao biểu diễn khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2025

    Nhạc việt

    21:48:20 09/05/2025
    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 khai mạc vào tối 13/5 tại Hải Phòng với chương trình nghệ thuật quy tụ loạt ngôi sao đình đám như Tùng Dương, Soobin, Phương Linh...
    Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi

    Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi

    Góc tâm tình

    21:32:49 09/05/2025
    Tôi mệt mỏi, muốn về hưu non ở tuổi 45 vì đã đạt tự do tài chính với 20 tỷ đồng tiết kiệm, nhưng vợ không chịu, muốn tôi tiếp tục làm việc kiếm tiền cho đến 60 tuổi.
    Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

    Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

    Tin nổi bật

    21:31:37 09/05/2025
    Raul Rocha tỷ phú Mexico lấn sân sang lĩnh vực nhan sắc khi thu mua lại 50% CP của MU, giữa chức đồng chủ tịch cùng tỷ phú chuyển giới người Thái Lan. Ngay khi sự việc này diễn ra đông đảo fan Châu Á bức xúc vào đào lại quá khứ của ngườ...
    Ngọc Huyền và Trần Nghĩa bị phản ứng trong "Cha tôi, người ở lại"

    Ngọc Huyền và Trần Nghĩa bị phản ứng trong "Cha tôi, người ở lại"

    Phim việt

    21:31:08 09/05/2025
    Trên mạng xã hội, khán giả tranh cãi về tình huống nhân vật Nguyên (Trần Nghĩa) dành tình cảm cho An (Ngọc Huyền) trong phim Cha tôi, người ở lại .