Tác dụng của lá mít, nhiều người không biết tận dụng thật tiếc
Nhiều người nhầm tưởng rằng lá mít là thứ ‘bỏ đi’. Nhưng thực ra lá mít có rất nhiều công dụng hữu ích, biết sẽ học theo liền.
Cây mít là loại cây ăn quả được trồng phổ biến khắp nước ta, có nhiều loại như mít mật, mít dai, miền Nam còn loại mít tố nữ. Vào mùa hè, mít chín rất nhiều và được yêu thích. Thế nhưng, ngoài quả mít, ít người biết rằng nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Về giá trị dinh dưỡng, thịt múi mít chín chứa protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 – 15cm.
Theo y học cổ truyền toàn bộ cây mít đều sử dụng chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Hạt mít vị ngọt, tính bình, mùi thơm, tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Nhựa vị nhạt, tính bình, tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít cũng có tác dụng tốt với sức khỏe.
Cây mít có nhiều bộ phận được dùng để chữa bệnh, trong đó có lá mít.
Lá mít có tác dụng gì?
Bài viết của dược sĩ Đức Huy dẫn chỉ ra, nhiều bộ phận của cây mít được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
- Lá mít: Lấy lá già 20-30g (lá mít mật tốt hơn) thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống, chữa đái ra cặn trắng ở trẻ em. Lá non rửa sạch, nhai nuốt nước dần dần, bỏ bã chữa hóc xương. Lá mít phối hợp với lá mía, than tre với lượng bằng nhau, sắc uống chữa hen suyễn; với rễ cây đa lông, mã đề, rễ cỏ tranh, râu mèo hoặc râu ngô (lượng bằng nhau), sắc uống chữa sỏi thận.
Dùng ngoài, lá mít tươi giã đắp mụn nhọt làm giảm sưng đau hoặc lá phơi khô, nấu thành cao mềm bôi chữa lở loét.
Một số bài thuốc khác từ lá mít của Bác sĩ Nguyễn Thủy:
Video đang HOT
Bài 1: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.
Bài 2: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
Bài 3: Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh. Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Ăn khoai lang có tác dụng phụ không?
Khoai lang ít calo, nhiều chất xơ và giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn nhiều khoai lang có gây bất lợi nào không?
1. Lợi ích sức khỏe của khoai lang
Khoai lang chứa nhiều tinh bột, carbohydrate, nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, C, kali, magiê, sắt... Chỉ cần thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng này. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được khuyến khích cho những người đang cố gắng giảm cân, mắc các vấn đề về hô hấp, chống viêm khớp và điều trị loét dạ dày...
Dưới đây là một số lợi ích của khoai lang:
Hỗ trợ sức khỏe hô hấp
Mùa đông là thời điểm chúng ta dễ mắc các vấn đề về hô hấp hơn, chẳng hạn như hen suyễn, cảm lạnh, ho và nhiễm trùng họng. Vì vậy, ăn thực phẩm bổ dưỡng để giữ ấm và giúp cơ thể khỏe mạnh. Việc đưa khoai lang vào chế độ ăn uống mùa đông có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ăn khoai lang giúp giảm viêm ở những bệnh nhân hen suyễn.
Ăn khoai lang giúp giảm viêm.
Thúc đẩy sức khỏe làn da
Các chất chống oxy hóa có nhiều trong khoai lang rất có lợi cho da, bảo vệ da khỏi các bức xạ có hại trong ánh nắng mặt trời, cải thiện kết cấu của da. Ngoài ra, khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene quan trọng, có lợi cho da giúp chống lại các gốc tự do gây lão hóa da.
Một củ khoai lang chứa nhiều hơn nhu cầu beta-carotene hàng ngày và cung cấp gần như tất cả nhu cầu về vitamin C được khuyến nghị. Vitamin C giúp hỗ trợ sản xuất collgen, cần thiết cho da khỏe mạnh.
Ngăn ngừa táo bón
Nhiệt độ lạnh không phải là thời điểm tốt nhất cho sức khỏe tiêu hóa tối ưu. Mùa đông có thể dẫn đến lượng chất lỏng hấp thụ giảm. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh nghiêm trọng, như ung thư ruột kết.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một củ khoai lang cỡ trung bình cung cấp 6g chất xơ trong chế độ ăn uống. Chúng cũng chứa tinh bột kháng, một loại tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn 'có lợi' của cơ thể.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Do chứa vitamin D, nên bổ sung khoai lang là một giải pháp tốt để tăng cường khả năng miễn dịch, nhất là trong những tháng mùa đông lạnh giá. Việc tiêu thụ khoai lang thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, hàm lượng beta-carotene dồi dào trong khoai lang cũng giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Kiểm soát cân nặng
Khoai lang có thể hỗ trợ giảm cân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn khoai lang có liên quan đến việc giảm cân. Những thay đổi về hormone để đáp ứng với mùa lạnh, lượng calo tăng lên và thiếu hoạt động thể chất thường dẫn đến tăng cân vào mùa đông. Khoai lang chứa nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ hormone gây đói, do đó ngăn ngừa ăn quá nhiều và tăng cảm giác no.
2. Tác dụng phụ của khoai lang
Theo timesofindia, mặc dù khoai lang rất tốt cho sức khỏe, an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể cần chú ý nhiều hơn khi ăn khoai lang.
Dưới đây là một số lưu ý:
- Sỏi thận :Khoai lang có hàm lượng oxalate cao do đó những người có nguy cơ hình thành sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn khoai lang. Bên cạnh đó, khoai lang cũng giàu kali và ăn hơn 50 gam khoai lang mỗi ngày có thể không phù hợp với bệnh nhân thận, chuyên gia dinh dưỡng Seema Khanna ở Delhi cho biết.
Ăn nhiều khoai lang có thể gây khó chịu ở dạ dày.
- Cảm giác khó chịu ở dạ dày:Khoai lang có chứa mannitol, một loại carbohydrate, tuy không gây hại nhưng khi dùng loại carbohydrate này quá nhiều có thể gây khó chịu ở dạ dày (đầy hơi, có thể dẫn đến tiêu chảy...). Do đó, khi bị khó chịu ở dạ dày, tốt nhất là không nên ăn khoai lang.
- Có thể làm tăng đường huyết : Khoai lang có chỉ số đường huyết vừa phải và được coi là thực phẩm lành mạnh hơn khoai tây. Khoai lang có nhiều chất xơ, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Tuy nhiên, đối với người đái tháo đường, không nên ăn quá nhiều.
- Vấn đề về tim:Khoai lang lànguồn cung cấp kali tốt, có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim. Nhưng khi tiêu thụ quá nhiều dẫn tới dư thừa kali lại không tốt, có thể dẫn đến tăng kali máu hoặc ngộ độc kali, là nguyên nhân gây ra đau tim.
- Tác dụng phụ khác:Khoai lang có hàm lượng vitamin A cao và việc dùng quá nhiều vitamin này có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng có thể là lý do khiến tóc thô, rụng một phần tóc (bao gồm cả lông mày), môi nứt nẻ, da khô, thô ráp. Liều lượng lớn vitamin A kéo dài có thể gây tổn thương gan.
Người hay ăn khoai lang cần lưu ý Nhiều người kể cả những người trẻ có xu hướng lựa chọn khoai lang để ăn hàng ngày vì cho rằng có lợi cho tiêu hóa và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không, cần lưu ý gì? 1. Lợi ích sức khỏe của khoai lang Khoai lang là loại rau củ ít calo,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 mẹo detox nhẹ nhàng sau những ngày nghỉ lễ

Loại bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ răng miệng

Thực phẩm bổ sung: Lợi ích và rủi ro

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

Những người không nên ăn hồng xiêm

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Uống trà gì để hạ huyết áp?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025