Tác hại khôn lường từ thói quen ngoáy mũi
Ngoáy mũi là 1 thói quen không ít người mắc phải, không chỉ đưa vi khuẩn vào cơ thể, làm tổn thương niêm mạc mũi , ngoáy mũi còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.
Tác hại của thói quen ngoáy mũi
Chất nhầy trong mũi là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của con người. Trong lỗ mũi con người có một màng mỏng được gọi là niêm mạc mũi. Bộ phận này không ngừng tiến hành trao đổi chất, chất nhầy mũi là sản phẩm sót lại sau khi lớp màng này khô đi.
Thường thì vi sinh vật trong chất nhầy này không gây ra bệnh, chỉ có khi sức đề kháng của con người kém thì mới gây nên tình trạng đó. Trên thực tế, khoa học chứng minh rằng, việc lấy chất nhầy mũi rất dễ khiến con người mắc bệnh. Cụ thể như:
Ngoáy mũi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hệ hô hấp của chúng ta. (Ảnh minh họa)
Đưa vi khuẩn vào cơ thể
Các bụi bẩn, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp đều được “hàng rào” lông mũi chặn lại. Bên cạnh đó, lông mũi giúp không khí trước khi vào phổi trở nên ấm hơn. Hành động ngoáy mũi quá nhiều khiến lớp lông mũi dần trở nên thưa thớt, rụng nhanh. Khi lớp chắn bụi không còn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập phổi chúng ta hơn bao giờ hết. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản , viêm phổi và nặng nề hơn là tắc mạch phổi hay nhiễm trùng .
Động tác ngoáy mũi sẽ khiến bạn mắc bệnh viêm nang lông. Triệu chứng của bệnh là những mụn nhọt mọc lên ở phần lông mũi, khiến chúng ta đau đớn, khó chịu. Nặng nề hơn, khi những nốt mụn nhọt bị tổn thương sẽ xảy ra nhiễm trùng máu và rồi đi lên não.
Bệnh viêm xoang nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Gây bệnh viêm xoang
Ngón tay chúng ta thường chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường chẳng thể nhìn thấy được. Khi ngoáy mũi, bạn đã tạo điều kiện giúp những vi khuẩn này xâm nhập vào đường hô hấp, ảnh hưởng đến xoang mũi. Từ đó, một loạt những triệu chứng của bệnh viêm xoang sẽ có thể “viếng thăm” bạn: nhiễm trùng, đỏ mũi, tắc lỗ mũi, sưng mũi…
Hệ quả là sức khoẻ bạn sẽ suy yếu khủng khiếp, liên tục đau hốc mắt, đau đầu, thậm chí còn làm suy giảm chức năng khứu giác và giảm sút trí nhớ. Ngoài ra, khi bạn khó khăn lắm mới khỏi bệnh cảm lạnh, viêm xoang mà lại ngoáy mũi thì dễ dàng “giúp” bệnh nặng tái phát cùng hàng triệu con vi khuẩn trong móng tay đi vào mũi.
Tổn thương lớp niêm mạc mũi
Trong cấu tạo mũi, niêm mạc mũi vẫn là bộ phận nhạy cảm và quan trọng nhất. Lớp màng dính ở mũi, mềm, mỏng này chứa rất nhiều mạch máu. Khi bạn ngoáy mũi với lực tác động mạnh, lớp niêm mạc mũi rất có thể bị rách, dẫn đến tình trạng chảy máu mũi rất nguy hiểm.
Gây nhiễm trùng não
Nếu mũi đang có mụn nhọt mà vô tình ngoáy mũi và làm vỡ mụn này, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể gây hại lớn cho sức khỏe của chúng ta, bởi sự nhiễm trùng ở mũi có thể lây lan tới bộ não thông qua đường máu.
Nguyên nhân là do khu vực này chia sẻ chung nguồn cung cấp máu với não, do vậy mọi nhiễm trùng đây đều có nguy cơ lây lan đến não.
Chăm sóc mũi an toàn và sạch sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Cách chăm sóc mũi an toàn và vệ sinh
Thói quen tuy khó bỏ nhưng vì sức khoẻ của chính mình, bạn cần nỗ lực tránh xa nó. Dưới đây là những lời khuyên đến từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, hãy chăm sóc mũi an toàn và sạch sẽ bạn nhé.
Bạn nên sử dụng tăm bông nếu cảm thấy nghẹt mũi hoặc có vật lạ xuất hiện trong mũi. Nếu muốn ngoáy mũi, hãy đảm bảo mình đã vệ sinh tay bằng xà phòng. Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 ngày 1 lần, không nên dùng quá thường xuyên.
Với môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi như hiện nay, việc sử dụng khẩu trang y tế khi tham gia giao thông là việc vô cùng cần thiết. Khi gặp một số triệu chứng như chảy nước mũi, đau rát, hắt hơi, sổ mũi… liên tục không dứt, không rõ lý do, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Vì sức khoẻ của cả cơ thể nói chung và của hệ hô hấp nói riêng, hãy giữ cho mũi của bạn được sạch sẽ.
Trẻ thường xuyên cắn móng tay dễ nhận 3 hậu quả này, cha mẹ cần loại bỏ ngay
Một vài hành động mà trẻ vô tình làm rất dễ trở thành thói quen xấu, ví dụ như ngoáy mũi, cắn móng tay,... Những hành động nhỏ này có thể làm hỏng hình ảnh cá nhân, đồng thời cũng gây tổn thương cho sức khỏe.
Con gái của cô Triệu năm nay đã 4 tuổi, cô bé trông rất dễ thương, thông minh, được rất nhiều người yêu quý. Tuy nhiên gần đây, cô Triệu trong một lần đi du lịch cùng con gái ở Nhật Bản, phát hiện cô bé rất thích cắn móng tay và thường xuyên bị chảy máu tay. Sau khi hỏi ý kiến chuyên gia, cô Triệu phải kiểm soát chặt chẽ hành vi của con gái mình.
Có ba hậu quả xảy ra với những đứa trẻ thích "cắn móng tay" từ nhỏ
1. Móng tay dễ biến dạng, ảnh hưởng đến tổng thể của cá nhân
Có một số trẻ thường xuyên cắn móng tay, thậm chí móng tay chưa kịp mọc vẫn tiếp tục cắn, cắn một cách vô thức dẫn đến chảy máu, làm tổn thương nghiêm trọng các mô xung quanh móng tay, gây thay đổi hình dạng của móng và cản trở sự phát triển của móng. Cắn móng tay trong thời gian dài sẽ khiến răng bị biến dạng, miệng nhô ra hoặc thụt vào, ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của cá nhân.
2. Gây nhiễm khuẩn ở miệng hoặc ruột, tăng khả năng mắc bệnh
Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp trong móng tay, cắn móng tay có thể gây viêm viền xung quanh của móng tay, đồng thời cũng sẽ đưa vi khuẩn vào miệng và đường ruột, dẫn đến viêm dạ dày, mắc giun đũa và một số bệnh khác.
3. Dẫn đến những thay đổi trong tính cách và hành vi, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa các cá nhân
Trẻ em luôn thích cắn móng tay, đó có thể là biểu hiện của sự tự ti, hoặc có một số áp lực tâm lý không được giải phóng, chỉ có thể thông qua cắn móng tay để giải tỏa tâm lý. Nếu cha mẹ không chú ý, điều đó có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti, có những hành vi kỳ quặc, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cá nhân bình thường.
Trẻ em thích cắn móng tay, có thể là do thiếu các nguyên tố vi lượng kẽm trong cơ thể. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ kịp thời để bổ sung thích hợp các chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra, một số trẻ thường quan tâm đến ý kiến và đánh giá của người khác, khi trẻ bị chỉ trích, chúng sẽ mất tự tin, có cảm giác hụt hẫng và tìm cách để trút giận, cắn móng tay chính là hành vi trẻ thường làm trong vô thức, do đó cha mẹ không nên trách mắng trẻ, điều này càng phản tác dụng, không có lợi cho việc điều chỉnh hành vi của trẻ.
Nếu trẻ thường xuyên "cắn móng tay", cha mẹ nên làm gì?
1. Chủ động hướng dẫn và cố gắng làm giảm bớt tâm lý cho trẻ
Cha mẹ nên lấy những dẫn chứng thực tế để nói với trẻ rằng, cắn móng tay là mất vệ sinh, thiếu văn minh, làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn, tự nhiên cơ thể sẽ mắc bệnh, một khi bị mắc bệnh thì phải tiêm hoặc uống thuốc, do vậy phòng ngừa là cách tốt nhất. Sau đó thực hiện những hướng dẫn tích cực, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm ra mấu chốt vấn đề ở trẻ, giải quyết kịp thời và tìm ra lý do thực sự tại sao trẻ thích cắn móng tay.
2. Đưa trẻ đi làm những việc có ý nghĩa và đánh lạc hướng
Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, kiến nghị mỗi ngày nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
Ngoài ra, hãy cho trẻ tham gia vào những việc có ý nghĩa, chẳng hạn như tập thể dục để phát triển một sở thích tích cực, học một kỹ năng nhất định và cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, để trẻ không muốn cắn móng tay.
Bị chảy máu mũi, khi nào phải đi gặp bác sĩ hoặc cấp cứu? Chảy máu mũi có thể đáng sợ, nhưng thường không có gì nghiêm trọng và thường có thể được điều trị tại nhà. Chảy máu không ngừng, lâu hơn 20 phút, sau khi đã 2 lần cố gắng kẹp mũi mỗi lần 10 phút thì bạn cần đi cấp cứu ngay - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Khi bị chảy máu mũi, máu chảy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá
Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê
Ẩm thực
11:09:48 23/05/2025
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn
Sáng tạo
11:05:27 23/05/2025
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal
Sao thể thao
10:54:53 23/05/2025
Diệp Lâm Anh và tình trẻ kém 11 tuổi có hành động xôn xao MXH, ghen tuông ra mặt
Sao việt
10:47:21 23/05/2025
Xoài Non muốn cưới lần 2, lộ khoảnh khắc Gil Lê 'thái độ' ra mặt, chồng cũ hả hê
Netizen
10:46:28 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
Tin nổi bật
10:37:57 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025
Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025
Du lịch
10:34:35 23/05/2025
Bắt giam tài xế say xỉn lái ô tô lao lên vỉa hè khiến 3 người thương vong
Pháp luật
10:32:54 23/05/2025