Tại sao chúng ta lại “thích thú” khi ăn cay mặc dù nó không tốt?
Thú ăn cay, nóng là niềm vui của nhiều người. Nói đâu xa, món mỳ cay vô cùng thịnh hành ở Việt Nam ngày nào khiến người ăn chảy nước mắt, xuýt xoa không nói nên lời, bụng nóng ran nhưng sau đó lại thấy thỏa mãn, thèm thuồng. Vì sao lại thế?
Vì ăn cay làm chúng ta sợ, đau nhưng vui
Theo nhiều nghiên cứu, việc con người thích ăn cay là vì nghiện capsaicin – chất chứa bên trong ớt – một nguyên liệu phổ biến tạo ra vị cay. Chất này làm nóng khoang miệng, lưỡi nên nó vốn giúp nó ớt sống an toàn khỏi các loài động vật. Việc chúng ta khổ sở chịu rát miệng, sưng môi, đau bụng khi ăn cay, các nhà nghiên cứu gọi là “nỗi đau từ ớt”.
Rõ ràng, chúng ta rất lấy làm vinh hạnh khi được ớt, tiêu… làm đau! Lý giải cho hiện tượng trái ngang này, Paul Rozin (giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania) đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đi đến kết luận: Chúng ta nghiện ăn cay vì sự phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống thần kinh thích thú và cảm nhận nỗi đau.
Người ta thích ăn cay là do họ cảm nhận được sự đau đớn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, và sau đó, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi cảm giác đau qua đi. Hai dây thần kinh này cũng tác động đến các tác nhân dopamine (hormone mang lại cảm giác phấn kích, thỏa mãn), lý giải cho việc chúng ta thấy hưng phấn khi được ăn cay. Khi hết cay, lượng dopamine cũng giảm và để tìm lại cảm giác vui vẻ kia, một trong những giải pháp là chúng ta sẽ lại ăn cay khi có dịp.
Cảm giác này cũng như việc chơi tàu lượn cao tốc, nhảy bungee, xem phim kinh dị – tìm thách thức (có vẻ nguy hiểm), trải nghiệm và vượt qua nó để tìm thấy khoái cảm. Đối với động vật, ăn ớt là một hình thức hành xác, một sự thách thức nguy hiểm để tìm khoái cảm
Rozin đưa ra giả thuyết rằng hương vị cũng có một chức năng tình cảm khá bất ngờ: Sự giải khuây. Hồi năm 2011, 1 nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Siri Leknes tại Đại học Oxford đã đi tìm mối quan hệ giữa sự thích thú và sự giải khuây. Nghiên cứu cố gắng tìm hiểu xem 2 cảm giác này có luôn xuất hiện cùng nhau hay không. Trong thí nghiệm, tiến sĩ Leknes đã bắt 18 tình nguyện viên phải làm 2 việc, dễ chịu và khó chịu, sau đó quét hoạt động não của họ.
Giả thuyết này thường xuất hiện trên phim Hàn – nơi các nhân vật thường rủ nhau đi ăn thịt heo cay, bánh gạo cay, để giải tỏa căng thẳng.
Trong “nhiệm vụ dễ chịu”, họ được yêu cầu hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp, bao gồm cả những món ăn họ thích và mùi vị trong lành của biển cả. Ngược lại trong nhiệm vụ khó chịu, các tình nguyện viên sẽ nhận được những tín hiệu về sự nguy hiểm sắp đến, và ngay sau đó, một chùm tia với sức nóng 120 độ sẽ được chiếu vào cánh tay trái của họ trong vòng 5 giây, không đủ để gây tổn thương nhưng sẽ rất đau.
Kết quả scan não cho thấy cả sự giải khuây lẫn niềm thích thú đều kích hoạt một cách chồng chéo cùng 1 vùng não ở thùy trước. Đây là nơi mà nhận thức và các phán quyết được hình thành và rất gần với các điểm nóng khoái lạc. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng cường độ của cảm xúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả thái độ đối với cuộc sống. Những tình nguyện viên có thái độ bi quan trong cuộc sống, não của họ sẽ tạo ra sự giải khuây với cường độ mạnh mẽ hơn, có thể là do những người này nghĩ rằng sự đau đớn sẽ không kết thúc.
Một số giả thuyết cho rằng chúng ta thích ăn cay vì tình yêu bẩm sinh dành cho nhiệt độ. Sức nóng của ớt, tiêu… tái hiện cảm giác ấm áp của ngọn lửa – một trong những người bạn tuyệt vời của con người thuở hồng hoang.
Vì văn hóa
Kèm theo đó, ảnh hưởng văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhiều người có cơ hội tiếp cận và thưởng thức những thực phẩm cay nóng thường xuyên từ khi còn trẻ, nên sớm hình thành thói quen ăn cay. Các quốc gia nổi tiếng là có nền ẩm thực “cay xè” là Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…
Cảm giác hơi sợ hãi nhưng phấn khích, hân hoan mà ăn cay mang lại làm người ta không thể thôi nghĩ về nó. Một khi đã ăn được cay, con người có xu hướng lệ thuộc vào ớt, tiêu, gia vị cay hơn vì họ cho rằng “cay ăn mới ngon”. Cảm giác ngon miệng khi ăn cay đó có thể là kết quả của dopamine – sự vui vẻ cơ thể tiết ra khi nó chịu đau từ ớt.
Bởi thế, dù việc ăn cay quá thường xuyên hoặc ăn quá cay dễ làm loét dạ dày, kích thích tuyến mồ hôi khiến da dầu và dễ bám bụi, gây hôi miệng, ợ nóng… nhưng người ta vẫn ăn cay một cách đầy đam mê.
Con người có phải đã tiến hóa để quen với những thứ nóng, cay?
Từ nhiều thế kỷ nay, con người đã “hăm hở” sử dụng ớt như một loại gia vị đầy cảm xúc trong các bữa ăn. Một số người còn nghiện nó và họ sẽ ăn không ngon miệng nếu bữa ăn thiếu đi ớt. Trên thực tế, những người này đã nghiện capsaicin, loại chất chứa bên trong ớt, tạo ra cảm giác nóng khi ăn phải. Một nghịch lý là tự nhiên đã ban cho cây ớt capsaicin với chức năng là xua đuổi các loài động vật, trong đó có con người ăn phải nó, vậy mà con người vẫn cố tình tiêu thụ loại quả này.
Cảm giác ăn ớt tương tự như cảm giác của con người đối với thức ăn lạnh. Cái lạnh có thể gây khó chịu cho da nhưng ngược lại, chúng ta cũng rất thích uống các loại đồ uống lạnh và đặc biệt là ăn kem. Có thể, chúng ta cũng tiến hóa để yêu thích sự mát mẻ và dùng nó để giải quyết cơn khát. Tuy nhiên, mọi việc phải có nguyên nhân sâu xa hơn và các lý luận trên đây vẫn chưa đủ lý giải câu hỏi đặt ra ban đầu.
Từ những năm 1970, Paul Rozin, giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania, đã bắt đầu thực hiện những nghiên cứu nhằm lý giải tại sao con người yêu thích các loại thực phẩm cay nóng. Ông đã đến ngôi làng Oaxaca, miền Nam Mexico để điều tra nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa con người và động vật. Các cư dân tại vùng này đặc biệt thích những loại thức ăn rất cay. Vậy lợn hoặc chó của họ có ưa thích khẩu vị này hay không?
Giáo sư Rozin cho biết: “Tôi đã hỏi những người dân trong vùng xem họ có biết loài động vật nào cũng thích ăn tiêu cay hay không? Họ nói rằng câu hỏi này thật là khôi hài. Họ cho biết: Không có loài động vật nào thích ăn hạt tiêu cả”. Chưa tin vào lời của người dân bản địa, Rozin đã thực hiện thí nghiệm chứng minh. Ông cho lợn và chó 2 sự lựa chọn: bánh quy pho mát không cay và một miếng bánh quy khác, được tẩm nước sốt cay. Kết quả cho thấy, chúng ăn cả 2 miếng bánh, nhưng luôn chọn bánh không cay để ăn trước.
Thí nghiệm “ép chuột thích ăn cay”
Sau đó, giáo sư Rozin đã thực hiện thêm thí nghiệm khác, cố gắng bắt lũ chuột phải làm quen với vị cay của ớt. Nếu ông có thể giúp chuột thích thức ăn cay hơn là những thứ nhạt nhẽo, có thể suy ra rằng sự hiện diện của vị cay nóng trong ẩm thực chỉ đơn giản là vấn đề thích ứng. Giáo sư Rozin đã cho một nhóm chuột tiếp xúc với thức ăn cay ngay từ khi mới sinh ra, một nhóm khác, thức ăn cay được thêm dần dần trong quá trình phát triển. Cả 2 nhóm đều vẫn tiếp tục thích các loại thực phẩm không cay hơn.
Sau đó, ông tăng cường cho chuột ăn thức ăn không cay có trộn thêm hóa chất làm chúng bệnh để khiến chúng sợ thức ăn không cay. Tuy nhiên, cả 2 nhóm chuột vẫn tiếp tục thích các loại thức ăn không cay. Tiếp tục quá trình thử nghiệm, ông còn gây ra sự thiếu hụt vitamin B cho một số cá thể chuột, khiến chúng mắc các bệnh về tim mạch, phổi và cơ bắp,… và tiếp theo, ông chữa trị cho chúng bằng những loại thức ăn cay có trộn thuốc. Điều đó có thể làm giảm nhưng không hoàn toàn loại bỏ ác cảm của lũ chuột đối với thức ăn cay. Cuối cùng, chỉ có những con chuột đã bị phá hủy khả năng cảm nhận vị cay, mới mất đi lòng căm thù đối với ớt. Do đó, giáo sư Rozin kết luận rằng, tình yêu vị cay là duy nhất chỉ có ở con người và có thể nguyên nhân nằm ở vấn đề văn hóa hoặc tâm lý học.
Không lâu sau đó, giáo sư Rozin tiến hành so sánh một nhóm người Mỹ (có khẩu phần ăn ít cay) với khẩu vị của dân làng tại Mexico. Ông cho mỗi nhóm ăn các loại thức ăn nhẹ từ bắp nhưng với với nhiều cường độ cay khác nhau. Sau đó ông yêu cầu họ xếp hạng cảm nhận của từng cấp độ cay, từ tối ưu đến khó chịu. Đúng với những dự đoán ban đầu, người Mexico tiêu thụ vị cay tốt hơn người Mỹ. Nhưng đối với cả 2 nhóm, sự khác biệt giữa mức độ cay “vừa phải” và “cay khó chịu” là không cao. Giáo sư Rozin cho biết: “Mức độ cay cao nhất mà con người cảm thấy thích chỉ cách mức độ cay gây khó chịu không xa. Điều này đã dẫn đến suy nghĩ trong tôi rằng chính con người đã tự đẩy giới hạn chịu đựng cơn đau lên”.
Trong bộ não người, cảm giác của sự thích thú và sự chán ghét thường liên hệ mật thiết, chồng chéo lên nhau. Cả 2 cảm giác đều là những phản xạ có nguồn gốc cổ đại và hoạt động trên những dây thần kinh trong não. Cả 2 đều tác động vào các tác nhân dopamine trong tế bào thần kinh, giúp hình thành nên động lực và cả sự thỏa mãn. Chúng sẽ kích hoạt với cường độ cao khu vực trên vỏ não để ảnh hưởng tới nhận thức và ý thức.
Các nhà giải phẫu học cũng cho rằng 2 hệ thống trên tương tác chặt chẽ với nhau: Trong một số cấu trúc não, tế bào thần kinh chịu trách nhiệm phản hồi sự đau và niềm vui nằm ở gần nhau. Điều này đã hình thành nên một gradient từ tích cực đến tiêu cực. Hơn nữa, phần lớn gradient này cũng rất gần với điểm nóng khoái lạc, một khu vực được kích hoạt bởi endorphins (do căng thẳng tạo ra), giúp con người vui vẻ hơn.
Theo tổ chức kỷ lục Guinness thế giới, loại ớt nóng nhất thế giới là Carolina Reaper, được phát triển những năm gần đây bởi Ed Currie. Ông đã lập ra một trang web đăng tải video cảnh con người ăn ớt và đồng thời, thực hiện những nghiên cứu về tra tấn. Khi một người đàn ông cố ăn ớt, mắt của ông ta sẽ mở ra lớn hơn như sự ngạc nhiên, sau đó là hàng loạt những phản ứng như đổ mồ hôi, chảy nước mũi và chắc hẳn là cảm giác nóng, rát không gì tả nổi.
Tuy nhiên, những cảm giác đáng sợ đó vô hình chung lại là sự giải khuây chỉ có ở con người. Họ cố gắng chịu đựng nó, vượt qua nó và cuối cùng là cảm nhận thành quả vì mình đã vượt qua. Cuối cùng, nếu bạn nào thích ăn ớt thì cũng nên tự hào vì đó là một cách tự kích thích mà chỉ có con người, những sinh vật bậc cao mới có được.
Tự làm bánh gạo cay Hàn Quốc chiêu đãi cả nhà cực dễ
Ẩm thực đường phố của Hàn Quốc rất đa dạng, trong số đó bánh gạo cay Tteokbokki là một trong những món ăn nổi tiếng, được yêu thích nhất. Tự tay làm bánh gạo này từ A - Z thì còn gì bằng.
Bánh gạo cay Hàn Quốc có tên Hàn là Tteokbokki, đây là món ăn không còn xa lạ với người dân Việt, bởi nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Bánh gạo Hàn Quốc được làm từ những thỏi bánh gạo dẻo thơm với hình dáng tròn hoặc dài. Thành phần đặc trưng của món bánh gạo này là tương ớt của Hàn Quốc, khi ăn có vị cay ấm và ngọt nhẹ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
A. Làm bánh gạo từ bột gạo
(Nếu bạn mua bánh gạo Hàn Quốc ở Siêu thị thì bỏ qua bước này, qua B luôn nhé)
Nguyên liệu làm bánh gạo cho 4 người ăn:
- 230g bột gạo tẻ
- 100g bột gạo nếp
- 360ml nước
- Gia vị: muối, dầu mè (hoặc không có dầu mè thì thay bằng dầu ăn)
Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột gạo tẻ và bột gạo nếp với thìa cà phê muối ăn. Cho nước vào phần bột đã trộn, nhào thật kỹ bột.
Bước 2: Cho phần bột đã trộn vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút, tránh để nước rơi vào bột.
Bước 3: Tráng 1 thìa cà phê dầu mè lên mặt phẳng nhào bánh, xoa đều để khi nhào bánh đỡ dính.
Bước 4: Lấy bột đã hấp ra, nhanh tay nhào thật kỹ trong khoảng 15 phút, nhào nhanh tay khi bánh còn nóng đến khi khối bột mịn và dai.
Bước 5: Lăn bột thành những thanh tròn dài, sau đó cắt bột thành những miếng dài vừa ăn hoặc cắt xéo.
Lưu ý:
- Khi hấp bột, tránh để nước rơi vào bột. Các bạn có thể lót vải vào vung nồi để nước không rơi xuống bột.
- Để nhào bột không bị dính, các bạn có thể xoa dầu mè hoặc dầu ăn lên lòng bàn tay.
B. Làm bánh gạo cay Hàn Quốc
Nguyên liệu:
- 1 thìa canh ớt Gochujang (mua ở siêu thị, có đóng hộp hình chữ nhật ý) - 1/2 thìa nhỏ ớt bột. - 1 thìa nhỏ xì dầu (nước tương). - 1 thìa nhỏ đường
- Tỏi, dầu ăn
- Vừng rang
Cách làm:
Bước 1: Luộc qua bánh gạo: Các bạn đun một nồi nước sôi, cho bánh gạo vào luộc khoảng 1-2 phút, sau đó đổ ra rổ xả lại nước lạnh để không bị dính chùm, rồi để ráo nước.
Bước 2: Làm nước sốt cay ngọt cho tteokbokki. Bí quyết làm bánh gạo cay tteokboki ngon là cách làm nước sốt chua cay, vì vậy, bước này cực kì quan trọng. Các bạn trộn tất cả hỗn hợp gồm ớt Gochujang, ớt bột, xì dầu, đường, nước lọc vào bát, khuấy cho đường tan, nêm vừa miệng là được.
Bước 4: Tiến hành xào bánh gạo. Đầu tiên các bạn đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi tỏi thơm, cho bánh gạo đã luộc trước đó vào đảo khoảng 2 phút. Rồi cho tiếp hỗn hợp bát tương ớt đã pha ở bước 2 vào đảo đều, xào khoảng 4-6 phút đến khi hỗn hợp tương ớt bám đều quanh bánh gạo rồi tắt bếp.
Sau khi bánh gạo đã chín đều các bạn cho vừng rang chín vào đảo đều, đổ ra đĩa dùng nóng, trang trí với một ít tỏi tây thái nhỏ lên bề mặt, rưới thêm ít nước sốt còn dư lại lên trên cho món ăn thêm đẹp mắt và đậm đà. Nếu thích ăn trứng bạn có thể chuẩn bị trước 1 quả trứng luộc rồi ăn kèm cũng rất hấp dẫn đấy!
Vậy là mình đã hoàn thành xong cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc rồi. Hi vọng rằng với cách làm đơn giản tại nhà này các bạn có thể tự tay vào nếp nấu cho người thân và gia đình cùng thưởng thức nhé!
Kim Chi - Tại sao lại là "thần dược" không thể thiếu của người Hàn Quốc? Khi nhắc tới Hàn Quốc, điều đầu tiên chắc chắn mọi người sẽ nghĩ tới là kim chi Bạn có thể bắt gặp kimchi ở mọi nơi khi đến Hàn Quốc. Ngay cả trong khoảnh khắc lưu lại những tấm ảnh đẹp thì mọi người cũng hô lên "kimchi" trước khi chụp ảnh. Kimchi được mệnh danh là "món ăn quốc dân" của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Yemen từ chức
Thế giới
05:44:50 04/05/2025
Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025