Tại sao giáo viên… bất lực?
Mỗi giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, bản lĩnh, dành tình thương yêu cho học sinh, dạy thật học thật, toàn tâm, toàn ý lo cho giáo dục và học sinh.
Bài viết “Nỗi bất lực của giáo viên”của tác giả Thảo Ly trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam theo tôi nghĩ không phải là kể tội cho học sinh mà chủ yếu là nêu lên những bất cập, những khó khăn của nhà giáo trên bục giảng trong khi quản lý từ cấp cao hơn như Bộ, Sở hay Phòng giáo dục chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ, bảo vệ giáo viên.
Dù giáo viên có thâm niên, bản lĩnh, kinh nghiệm như thế nào đi chăng nữa chắc chắn cũng phải gặp nhiều trường hợp như trên.
Thật ra là rất khó để giải quyết với những trường hợp học sinh ngỗ nghịch, vô phép. Cả ngành giáo dục đã bàn nhiều biện pháp, cách thức, kỷ luật học sinh nhưng đâu lại vào đấy.
Tình trạng bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật trong lứa tuổi học sinh diễn ra ngày càng nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
Môi trường giáo dục luôn là nơi cần nhiều tình thương và sự kiên nhẫn (Ảnh minh họa: nhandan.com.vn).
Những nguyên nhân chính của tình trạng này
Việc thực hiện phổ cập tiểu học, trung học cơ sở,…khi học sinh nghỉ học giáo viên phải đến nhà vận động 3 lần, có đầy đủ biên bản vận động mà không cần tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học, có trường hợp giáo viên lặn lội đến nhà phụ huynh không tiếp, có trường hợp giáo viên chủ nhiệm bị hành hung, quát mắng, bất hợp tác là chuyện bình thường.
Thiết nghĩ vận động học sinh trở lại trường là chính sách đúng đắn của nhà nước để các em ngoan, học tập tốt do điều kiện khó khăn có thể trở lại trường để các em tiếp tục được đến trường làm người có ích cho xã hội.
Còn học sinh ngỗ nghịch, phá phách, nhiều lần vi phạm kỷ luật, học tập kém sao phải vận động trở lại trường sao không để cho các em có thời gian suy nghĩ về những sai phạm của mình, để các em thấy tầm quan trọng của việc học và tự nguyện quay trở lại trường.
Có trường hợp học sinh học rất kém, ngỗ nghịch nhưng vì nghỉ học giáo viên phải vận động mà thực chất là “năn nỉ” học sinh trở lại trường và hứa cho học sinh lên lớp nên các em càng ngỗ nghịch, coi thường giáo viên, vi phạm nhiều hơn và thậm chí lôi kéo các em khác tham gia dẫn đến học sinh “cá biệt” ngày càng nhiều hơn.
Giá trị của giáo viên trong mắt phụ huynh, học sinh và xã hội theo đó mà xuống cấp.
Video đang HOT
Việc chạy theo thành tích quá nặng nề trong trường nhất là bậc tiểu học, trung học cơ sở, các em hầu như lên lớp 100% nên đã ỷ lại, không có tinh thần thái độ học tập.
Bên cạnh đó, nếu học sinh thi lại giáo viên phải ra đề, ôn tập cho học sinh kiểm tra lại lần 1, lần 2,…rồi chấm kiểm tra lại, báo cáo.
Nếu có học sinh ở lại thì bị ban giám hiệu “mời” làm việc mà thực chất là yêu cầu cho học sinh đó lên lớp.
Nếu giáo viên không “chấp hành” thì bị cắt thi đua, xếp không hoàn thành nhiệm vụ,…có khả năng tinh giảm biên chế,…thôi thì giáo viên dạy học với tư tưởng “không nghe, không biết, không thấy”, “sống chết mặc bay”,…
Bản thân tôi là giáo viên từng đứng lớp giảng dạy, tôi cũng từng nghĩ rằng không còn cách nào khác bằng cách phải đánh thật đau hay phạt thật nặng để răn đe cả những học sinh khác.
Và khi áp dụng cũng có một số tác dụng khiến học sinh “sợ” không dám phá phách, lớp học im lặng hơn.
Tình cờ tôi may mắn gặp và trao đổi với một người bạn đang sinh sống và có con học tại Mỹ, tôi mới biết việc mình làm đã xúc phạm đến thân thể, nhân phẩm học sinh, đó là một sai lầm, vi phạm quyền trẻ em thậm chí vi phạm pháp luật.
Tôi hỏi bên đó giáo viên có đánh học sinh không? Câu trả lời là không, nếu đánh thì giáo viên lập tức cho thôi việc, có thể đi tù.
Tôi hỏi tiếp học sinh có bỏ học không? Câu trả lời vẫn là không.
Bên cạnh đó, tất cả học sinh đều có ý thức học tập trong nhà trường, tôn trọng giáo viên. Nếu xúc phạm giáo viên thì lập tức cho chuyển trường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật nghiêm khắc.
Tôi vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên vì sao có chuyện như trên vừa không có học sinh bỏ học, vừa không đánh mà học sinh học tốt….
Một số giải pháp đang áp dụng ở nước bạn mà ta có thể áp dụng hay áp dụng một phần vào thực tế của nước ta
Thứ nhất: các trường học tại nước Mỹ là nơi được quan tâm đầu tư cao nhất, tất cả khi xây dựng đều đạt chuẩn, có đầy đủ sân chơi, học tập và học sinh đều học ngày vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy thể dục thể thao tùy theo lứa tuổi.
Cha, mẹ chủ yếu sáng đưa học sinh đi và chiều đón về với thái độ vui vẻ, khỏe, đầy tình yêu thương.
Giáo viên cũng làm việc cả ngày một buổi dạy kiến thức, buổi còn lại hướng dẫn học sinh sinh hoạt ngoại khóa, dạy kỹ năng sống, thí nghiệm, thực hành với chế độ đãi ngộ xứng đáng. Học sinh chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy.
Kiến nghị trước khi triển khai chương trình mới mong Bộ Giáo dục rà soát toàn bộ cơ sở vật chất ở tất cả các trường từ mầm non đến trung học phổ thông.
Đảm bảo tất cả các trường trong cả nước đều phải đủ điều kiện dạy, đảm bảo diện tích đủ để xây dựng sân chơi: bóng đá, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, nấu ăn, phải có đất cho học sinh trồng trọt, chăn nuôi,… đừng để khi triển khai xong rồi mỗi nơi một kiểu nơi nào có điều kiện thì thực hiện, nơi nào không có thì thôi.
Thứ hai: Học sinh đạt chuẩn thì mới được lên lớp, không đạt thì ở lại học tiếp cho đủ kiến thức mới được xếp học ở lớp thích hợp không quy định độ tuổi.
Cũng như học sinh ở các nước khác chuyển đến nước Mỹ đều trải qua quá trình khảo sát kiến thức đầu vào, nếu đang học lớp 11 nhưng nếu kiến thức tương ứng lớp 6 của nước Mỹ thì phải học từ lớp 6 không có ngoại lệ.
Bộ Giáo dục nên nhìn thẳng vào thực tế là sức học của các học sinh rất yếu, kết quả chất lượng giáo dục tăng cao chủ yếu trên báo cáo của các trường, rất nhiều học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Do đó cần rà soát lại và trả học sinh về đúng vị trí, tuyệt đối học sinh cuối năm phải đảm bảo kiến thức mới lên lớp, học sinh lên lớp mà không đủ kiến thức phải xem xét trách nhiệm của giáo viên, hiệu trưởng. Phải có hệ thống đánh giá chuẩn kiến thức “đầu vào” và “đầu ra” một cách cụ thể
Thứ ba: Ở nước Mỹ không có chuyện học sinh phổ thông bỏ học dù chỉ là một học sinh vì học sinh dưới 18 tuổi phải ngồi trong trường học không phân biệt lớp.
Nếu cha, mẹ học sinh nào ngoan cố cho học sinh nghỉ học thì toàn bộ gia đình sẽ bị cắt mọi chế độ phúc lợi như bảo hiểm, trợ cấp xã hội, thậm chí bị truy tố; nếu có công ty không phân biệt tư nhân hay nhà nước nếu nhận người làm dưới 18 tuổi sẽ bị phạt thật nặng, có thể phá sản.
Do môi trường học tập rất tốt nên hầu như học sinh không có nghỉ học, nếu học sinh bị vi phạm kỷ luật buộc thôi học thì sẽ chuyển qua trường khác hoặc trường giáo dưỡng.
Vấn đề này kiến nghị Bộ Giáo dục trình Chính phủ triển khai thí điểm ở các địa phương, khi đó sẽ không còn học sinh bỏ học, chúng ta tập trung vào giáo dục thực chất và hiệu quả không lo tình trạng phổ cập như hiện nay.
Tất nhiên có những thứ mà nước ta không thể so sánh nhưng tôi chỉ phân tích các ý trên, những điều mà chúng ta có thể làm được.
Mong Bộ giáo dục với tư nhiệm vụ quản lý ngành lắng nghe, trình các giải pháp để Chính phủ chỉ đạo toàn thể các cấp các ngành, mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay thực hiện để không còn tình trạng “bất lực” của giáo viên, để môi trường giáo dục luôn là nơi an tâm với phụ huynh là nơi mà học sinh luôn muốn đến hàng ngày đào tạo nguồn nhân lực có đức, có tài cho xã hội.
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, bản lĩnh, luôn dành tình thương yêu cho học sinh, dạy thật học thật, toàn tâm, toàn ý lo cho giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu.
Theo GDVN
Nam sinh chém thầy giáo ngay tại phòng làm việc
Đang làm việc với phụ huynh, thầy Hiếu bất ngờ bị học sinh vác dao chém tới tấp, phải nhập viện cấp cứu. Nam sinh này bị mọi người khống chế đưa về trụ sở công an làm việc.
Ngày 30/10, theo nguồn tin từ Phòng giáo dục huyện Thanh Chương (Nghệ An), học sinh tên Quang (lớp 8B, trường THCS thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương) bị đình chỉ học một tuần để làm rõ hành vi dùng dao chém giáo viên.
Nạn nhân trong vụ việc là thầy Nguyễn Hữu Hiếu (37 tuổi), giáo viên dạy môn Hóa học của trường. Quang là học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm đã mời phụ huynh học sinh này đến trường để bàn bạc, tìm cách phối hợp giáo dục.
Sáng 27/10, khi thầy Hiếu đang làm việc với phụ huynh của Quang, bất ngờ nam sinh xuất hiện, mang theo dao bầu rượt chém giáo viên.
Quá bất ngờ, thầy Hiếu đưa tay chống đỡ, bị chém tới tấp vào tay và cơ thể. Nạn nhân sau đó được giải cứu và đưa vào bệnh viện cấp cứu. Quang bị mọi người khống chế đưa về trụ sở Công an thị trấn Thanh Chương làm việc.
Tại cơ quan công an, Quang thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Nam sinh khai do bực tức vì bị thầy giáo mời phụ huynh làm việc nên đã dùng dao chém thầy. Hiện, thầy Hiếu vẫn điều trị tại bệnh viện huyện Thanh Chương.
Ông Đặng Văn Hóa, Trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Chương, cho biết đang chờ kết quả điều tra của công an để đưa ra hình thức kỷ luật với học sinh Quang.
* Tên học sinh đã thay đổi.
Theo Zing
Nơi trị những học sinh hư hỏng, cá biệt Những thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường nhưng hư hỏng hay đánh nhau, ham chơi được nhiều bậc cha mẹ đưa đến ngôi trường nội trú để rèn luyện trong nhiều năm. Trường nội trú IVS, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Vovinam và Thể thao. Ngôi trường này nhận tất cả những học sinh cá biệt, những em khó bảo,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025