Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?
Đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ thường xuyên lâm vào thế bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)… Năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết “bồi thường” 3,25 tỷ USD cho Việt Nam.
Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP
Ông Phan Doãn Nam, thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thời kỳ Việt Nam và Mỹ đang đàm phán Hiệp định Paris, kể lại những câu chuyện liên quan quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có vấn đề bồi thường chiến tranh và MIA.
Nhà máy thép không thành
Ông Nam kể, năm 1973, phía Việt Nam muốn nhận tiền bồi thường chiến tranh để xây dựng nhà máy thép 3 triệu tấn; phía Mỹ đồng ý thương lượng về vấn đề này, nhưng không gọi là bồi thường chiến tranh, mà là khoản đóng góp vào quá trình tái thiết Việt Nam. Phía Việt Nam lúc đầu đưa ra con số 5 tỷ USD, sau thương lượng thì rút xuống 3,25 tỷ USD. Tháng 2/1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nội dung Mỹ sẽ trả khoản tiền 3,25 tỷ USD. Ông Nam nói rằng, lúc đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tập trung ký cho xong Hiệp định Paris, nên không phân tích kỹ một câu gần cuối thư có nội dung hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận ghi trong thư đúng theo hiến pháp của mỗi nước. Theo ông Nam, chính câu này trở thành cớ để Mỹ sau đó không thực hiện cam kết trả 3,25 tỷ USD; vấn đề bồi thường nếu đưa ra Quốc hội Mỹ chắc chắn không được thông qua vì Quốc hội Mỹ hồi đó chống đối Việt Nam. Báo chí Mỹ về sau đưa tin, tác giả của câu đó chính là ông Henry Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau trở thành Ngoại trưởng), ông Nam nói.
Ông Phan Doãn Nam (từng là Thư ký/Trợ lý của Thứ trưởng/Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong. Ảnh: Trúc Quỳnh
Trước đó, đoàn đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Mỹ vẫn tư vấn cho Việt Nam cách chia nhỏ nhà máy thép công suất lớn thành nhiều nhà máy công suất nhỏ để tránh bị Quốc hội Mỹ gạt bỏ nếu cho rằng Việt Nam sản xuất nhiều thép để tiếp tục chiến tranh. Đoàn của USAID còn đưa ra yêu cầu tiền bồi thường phải được dùng để mua hàng của Mỹ và vận chuyển bằng tàu Mỹ, chứ không được trả bằng tiền mặt. Sau mấy tháng làm việc và tư vấn cho Việt Nam, đoàn này về nước và không hồi âm gì, ông Nam kể.
Video đang HOT
Ông Nam nói rằng, sau đó, Việt Nam mới nhận ra Mỹ chỉ muốn thăm dò xem nước ta có thực sự muốn xây dựng lại đất nước hay tiếp tục chiến tranh. Nhân có dòng chữ cuối thư mà phía Mỹ không đề cập chuyện viện trợ 3,25 tỷ USD nữa. Năm 1975, Mỹ cho rằng Việt Nam không thi hành Hiệp định Paris nên cũng không thực hiện cam kết của họ, trong đó có khoản bồi thường chiến tranh, ông Nam nói. Những cuộc đàm phán sau đó về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, MIA… Thời gian đó, Mỹ luôn cho rằng, Việt Nam giữ lại hài cốt lính Mỹ và giấu tù binh Mỹ. Từ năm 1977 đến 1978, Việt Nam có ba cuộc thương lượng với Mỹ về bình thường hóa quan hệ, nhưng đều bế tắc vì hai vấn đề này, ông Nam kể. Sau đó, các cuộc đàm phán còn bị ảnh hưởng khi Trung Quốc chủ động thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ông nói. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hồi đó không chống Việt Nam, nhưng cho rằng thời cơ đến thì bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước, sau đó với Việt Nam.
Về vấn đề MIA, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề tìm kiếm, trao trả nhiều hài cốt cho Mỹ. Phía Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí thương vong trong quá trình đi tìm hài cốt lính Mỹ. Ông Nam kể rằng, một người bạn ông làm việc ở Bộ Ngoại giao đã tử nạn khi có mặt trên chiếc máy bay bị nổ trên đường đi tìm hài cốt Mỹ. Năm 1989, vợ chồng Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Việt Nam được mời ra tận thực địa để chứng kiến việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ khó khăn như thế nào. Ông Nam kể, phía ta nói với phía Mỹ rằng, Việt Nam còn có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh chưa nhận dạng được, chưa biết mồ mả ở đâu; phía Mỹ dần dần hiểu ra rằng Việt Nam cũng đau lắm. Đến năm 1989, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, xóa bỏ trở ngại cuối cùng trong tiến trình đàm phán. Đại sứ Mỹ lúc đó tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Henry Kissinger: Chúng tôi kính phục các ông
Ông Nam nói rằng, trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ, thái độ của phía Việt Nam rất nghiêm túc, biết “đánh đúng chỗ họ cần”, và được phía Mỹ đánh giá cao. Là người tham gia quá trình đàm phán Hiệp định Paris, ông Nam kể lại câu chuyện sau 5 năm đàm phán ở Paris, buổi cuối cùng vào tháng 1/1973, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. “Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng, chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn rất khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông”, ông Nam kể.
Sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ vẫn không đồng ý Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng Tổng thống Nixon nói rằng, Mỹ sẽ không bao giờ xem Việt Nam là kẻ thù, và trong thời gian chưa bình thường hóa quan hệ, sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ lưu vong nào chống lại chính phủ Việt Nam, ông Nam cho biết.
Ông Nam cho rằng, Việt Nam và Mỹ từng có không ít cơ hội để có thể “chơi” với nhau từ rất sớm. Ông kể, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã tổ chức năm cuộc hội thảo tại Việt Nam và một hội thảo ở Ý để tìm ra trong quan hệ Việt – Mỹ có cơ hội nào bị bỏ lỡ. Sau khi Việt Nam độc lập, Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman. Chiến tranh Lạnh khi đó chưa đến, và Tổng thống Truman vẫn nói ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc. Bác Hồ tin tưởng như vậy nên mới gửi thư cho Tổng thống Truman, nhưng ông này không trả lời, ông Nam kể. Bản thân ông McNamara ít nhất 7 lần đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán, nhưng cũng bị bỏ qua…
Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển thuận lợi
Trong bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Việt Nam là “độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Người cũng khẳng định Việt Nam “sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới ”. Thế giới ngày nay đang vận động rất nhanh, đòi hỏi hai nước không được phép bỏ lỡ những cơ hội lịch sử như những giai đoạn trước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định. Chặng đường 20 năm qua, nhất là từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện tháng 7/2013, đã chỉ ra rằng, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung có nhiều điều kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển thuận lợi; quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực, Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo Trúc Quỳnh
Tiền phong
"Bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ là thành tựu lớn nhất đời tôi"
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khẳng định, bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ giúp gỡ bỏ gánh nặng của người dân Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam.
Theo AP, phát biểu tại Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 2/7 trong lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) với tư cách là khách mời danh dự, ông Clinton mô tả việc bình thường hóa quan hệ hai nước là "thành tựu lớn nhất trong quá trình làm Tổng thống của tôi".
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (Ảnh AP)
Theo ông Clinton, điều này giúp "hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng tình hữu nghị chân thành và là bằng chứng rõ rệt nhất trong bối cảnh thế giới ngày càng chia rẽ hiện nay, rằng hợp tác bao giờ cũng tốt hơn là xung đột".
Cựu Tổng thống Clinton khẳng định, ngày mà ông tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cũng là "một Ngày Độc lập theo một nghĩa khác".
"Trước đó, Việt Nam đã choán hết tâm trí của người dân Mỹ. Đã có rất nhiều người bị tổn thương sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Không có người Mỹ nào cùng thời với tôi lại không có người thân hoặc bạn bè thiệt mạng tại Việt Nam. Đã từng có những cuộc tranh cãi nảy lửa tại Mỹ về Chiến tranh tại Việt Nam và lúc đó cả Mỹ và Việt Nam đều coi đối phương là những kẻ điên rồ. Tuy nhiên, khi những người bạn Việt Nam nói rằng, họ sẵn sàng chấp nhận chúng tôi và chúng tôi cũng nói rằng chúng tôi chấp nhận họ thì cả hai đều dỡ bỏ được những gánh nặng trong lòng", ông Clinton tuyên bố.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với 4 cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, những người giờ đã là các Thượng Nghị sĩ và có rất nhiều đóng góp trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.
Các Thượng Nghị sĩ Charles Robb, Max Cleland, John Kerry và John McCain "chính là làn gió nâng đỡ cho đôi cánh của quá trình này. Việc họ làm đã giúp ích rất nhiều cho tôi khi tôi còn là Tổng thống", ông Clinton khẳng định.
Ông Clinton là Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam năm 2000 kể từ khi Tổng thống Richard Nixon đến miền Nam Việt Nam vào năm 1969.
Năm 1973, Mỹ đã rút các binh sĩ của mình tại miền Nam Việt Nam và 2 năm sau đó, miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn được giải phóng. Khoảng 3 triệu người Việt Nam và 58.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Sau thất bại đó, Washington đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm vận đối với Việt Nam và thậm chí còn ngăn cản các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam.
Việc Việt Nam thể hiện thiện chí trong việc đưa hơn 2.000 hài cốt binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam về Mỹ đã giúp hai bên mở ra cánh cửa ngoại giao tiến tới bình thường hóa quan hệ.
Tổng thống Clinton chính là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình này khi ông dỡ bỏ lệnh cấm viện trợ đa phương cho Việt Nam trước khi chấm dứt lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với nước này. Đến ngày 12/7/1995 (theo giờ Việt Nam), ông Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa hai nước./.
Trần Khánh
Theo VOV
Mỹ và Việt Nam mở một chương mới trong lịch sử Mỹ và Việt Nam sẽ mở một chương mới trong lịch sử khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ 20 năm trước. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (thứ 3, bên phải) trong cuộc gặp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm

Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan

Quân đội Nga tiến vào Yunakovka, mở rộng tác chiến tại vùng Sumy của Ukraine

Truyền thông Mỹ và Israel đưa tin về 'sai lầm chết người' của thủ lĩnh Hamas
Có thể bạn quan tâm

Lê Hoàng Hiệp tái xuất hậu ở ẩn, dân mạng soi tướng phán 1 câu rợn người?
Netizen
13:48:40 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đường ai nấy đi với 'chồng', ẩn ý lý do vì 'chồng' sống lỗi
Sao việt
13:23:19 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
Khom lưng: gặp biến căng với Tiêu Chiến phút 90, nam nữ chính rớt nhiệt thảm
Phim châu á
12:31:55 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025