Tại sao nhiều chủ trương, hướng dẫn của Bộ và cơ sở lại có sự khác nhau?
Nhiều chủ trương, chính sách của Bộ ban hành với mục đích tốt, thiết thực nhưng có khi dưới cơ sở lại làm khác với chỉ đạo ban đầu.
Nếu xét về quãng đường từ trụ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tỉnh tận cùng của đất nước là Cà Mau cũng chỉ mất 2 giờ đi máy bay.
Nếu xét về công nghệ thông tin thì mọi chủ trương, kế hoạch, hướng dẫn của Bộ về cơ sở bằng email chỉ mất vài cú nhấp chuột.
Vậy mà, một số chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và cơ sở lại đang có những điều khác nhau dẫn đến sự bất cập trong quá trình thực hiện đối với giáo viên trong thời gian qua mà chưa thể khắc phục được.
Nhiều trường vẫn đang tạo thêm áp lực cho giáo viên (Ảnh minh họa: TTXVN)
Hồ sơ sổ sách của giáo viên
Nếu so sánh giữa hướng dẫn của Bộ với các nhà trường về việc thực hiện hồ sơ sổ sách của giáo viên sẽ thấy nó rất khác nhau.
Tại Công văn 68/BGDĐT-GDTrH về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường ngày 07/1/2014 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký đã quy định giáo viên có những loại hồ sơ, sổ sách sau:
“Giáo án (bài soạn) lên lớp viết tay hoặc đánh máy; có thể kết hợp soạn giáo án các môn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một cuốn; Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)”.
Ngày 18/1/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường cũng đã hướng dẫn:
“Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”.
Vậy nhưng, thực tế ở các nhà trường lại khác, Ban giám hiệu lại quy định thêm một số loại hồ sơ khác nữa và đương nhiên là giáo viên phải thực hiện theo quy định của cấp quản lý trực tiếp của mình.
Thi giáo viên giỏi các cấp
Video đang HOT
Chúng tôi tạm thời không bàn đến hướng dẫn hội thi giáo viên giỏi các cấp mà Bộ vừa ban hành vì từ học kỳ II của năm học này mới áp dụng.
Điều chúng tôi muốn nhắc lại là hướng dẫn thi giáo viên giỏi các năm vừa qua thì Bộ cũng không yêu cầu bắt buộc giáo viên phải tham gia nhưng Ban giám hiệu trường học và Phòng Giáo dục vẫn ấn định chỉ tiêu số lượng người tham gia.
Việc thi giáo viên giỏi để tìm ra những nhân tố tích cực, tâm huyết với nghề và tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm với nhau là điều rất tốt. Nhưng, cách mà các nhà trường thực hiện lại không ổn chút nào.
Gần như thi cấp trường thì đa số giáo viên trong trường đều phải tham dự. Chính vì thế, người này chấm cho người kia và gần như ai cũng đạt cả. Chính việc xuề xòa, đánh đồng tất cả giáo viên như nhau tạo ra các danh hiệu không còn giá trị.
Thi học sinh giỏi cấp huyện
Thi học sinh giỏi cấp huyện đối với học sinh cấp Trung bọc cơ sở hiện nay ở một số địa phương đang thể hiện rất nhiều bất cập. Khi tổ chức thi thì có những trường hợp giáo viên vừa ra đề, vừa ôn thi, vừa chấm thi nên gần như những em đạt giải đều về trường các giáo viên này.
Điều đáng buồn nhất là những giáo viên ôn thi ở các trường khác hết năm nay đến năm khác phải ngậm ngùi vì học trò của mình rớt.
Bởi, tỉ lệ học sinh giỏi thì thường lấy rất ít, dao động khoảng 20-30% học sinh thi nên nhiều khi trường có giáo viên ra đề, chấm thi chiếm đến 2/3 số giải của cả huyện. Thậm chí, có những môn còn cao hơn nên hàng chục trường còn lại phải ngậm ngùi mà không biết làm sao được bởi lâu nay rồi đã thế và bây giờ vẫn thế!
Mỗi kỳ thi học sinh giỏi đi qua có một vài trường vui nhưng luôn có hàng chục trường buồn. Những tâm huyết của cả thầy và trò bị đổ sông đổ biển vì những bất cập, hạn chế của kỳ thi.
Nếu cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch thì đậu hay rớt không có gì phải bàn cãi. Nhưng, rớt vì sự thiếu minh bạch thì đó là nỗi chán chường cho nhiều người.
Thi viết Sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế, mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm là rất tốt bởi không chỉ ngành giáo dục luôn cần thiết có những sáng kiến, cải tiến để đem lại hiệu quả trong quá trình làm việc. Việc phát động viết sáng kiến kinh nghiệm là nhằm tìm ra cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để áp dụng cho trường, cho ngành.
Thế nhưng, khi thực hiện dưới cơ sở thì Ban giám hiệu nhà trường thường chỉ mới giao chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn mà chưa có những định hướng cụ thể về mục đích của nó.
Trong khi, nhiều giáo viên bây giờ cũng rất thực tế là có sáng kiến kinh nghiệm mới được xếp loại, xét thi đua ở mức cao và quan trọng nhất là mới đủ điều kiện để tăng lương trước thời hạn. Vì vậy, mỗi năm, mỗi trường, các giáo viên vẫn thi nhau viết sáng kiến kinh nghiệm.
Nhiều người viết sáng kiến kinh nghiệm mà chẳng biết viết như thế nào nên xin xỏ, sao chép và có người còn “chai mặt” nhờ đồng nghiệp viết hộ. Có điều, những sáng kiến kinh nghiệm vô thưởng vô phạt ấy vẫn có nhiều đề tài đạt giải cao.
Vì thế, nhiều người được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua, được xếp viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngược lại, những người chủ nhiệm tốt, dạy tốt, học sinh đạt điểm cao trong thi tuyển sinh, đậu đại học nhiều vẫn ngậm ngùi xét ở mức thấp hơn. Và, đương nhiên không có sáng kiến kinh nghiệm thì đừng bao giờ mơ tăng lương trước thời hạn.
Rõ ràng, nhiều chủ trương, chính sách của Bộ ban hành với mục đích tốt, thiết thực nhưng có khi dưới cơ sở làm khác với chỉ đạo ban đầu. Có lẽ cái khác này vì thành tích thi đua, vì danh hiệu, vì sợ trường mình không bằng trường bạn và sợ cả bị cấp trên quở trách, phê bình.
Bao giờ giữa cơ sở mới thực hiện đúng được chủ trương của Bộ đề ra vẫn là câu hỏi để ngỏ. Nhiều kế hoạch, hồ sơ sổ sách, hội thi, phong trào chưa chú trọng về chất lượng nên hiệu quả không cao và cũng rất khó nâng cao được chất lượng giảng dạy, công tác ở nhiều đơn vị trường học.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập
Chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ.
Say mê với phương pháp dạy học mới
Ngày nay, nhiều trường mầm non đã áp dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại, đòi hỏi các cô giáo phải luôn chịu khó tìm kiếm, suy nghĩ để có được những nội dung giảng dạy hấp dẫn, không những liên quan đến chủ đề dự án mà phải phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của mọi trẻ trong lớp. Ngoài ra, các cô còn phải dành thêm thời gian chuẩn bị các học liệu cho trẻ thực hành. Tuy vậy, khi đứng lớp, không ít cô giáo mầm non vẫn cảm thấy hụt hẫng, mất niềm tin khi các con thích khám phá, hay nghịch ngợm, không nghe lời cô và làm cho tiết học của họ không như mong muốn.
Với phương pháp giáo dục hiện đại, học sinh sẽ tự tin hơn khi chinh phục các mục tiêu học tập
Những lúc này, chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ. Và rồi, "quả ngọt" mà họ nhận được là chứng kiến các con hứng thú với bài dạy, hăng say khám phá những điều mới mẻ, thú vị của cuộc sống.
Hạnh phúc khi truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Một trong những phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp dạy học dự án, ở đó chính trẻ sẽ tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Với cách này, các cô giáo cũng cảm thấy rất hào hứng khi đứng lớp. Bởi ở mỗi tiết học, trẻ là người chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ.
Trẻ đóng vai trò chính trong mỗi hoạt động và giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn
Cô Phạm Thị Huệ, giáo viên mầm non chia sẻ, trong tiết dạy STEAM với chủ đề "Tạo hình cơ thể người", cô cho các bạn nhỏ tự tìm nguyên vật liệu xung quanh trường để mô phỏng hình cơ thể. Có bạn dùng những cành cây khô, dùng ống hút hay tăm bông, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo thân, tay và khuôn mặt trông rất ngộ nghĩnh. Trẻ không thấy việc học là bắt buộc hay áp lực nữa, niềm vui khám phá và được trải nghiệm ý tưởng của chính mình giúp trẻ có được niềm say mê học tập suốt đời.
Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, khi được đóng vai trò chính trong tiết học, con sẽ thấy hứng thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thống "cô dạy, trẻ làm theo".
Bất ngờ trước sự sáng tạo vô tận của trẻ
Đứa trẻ nào cũng có những suy nghĩ mà người lớn không hề nghĩ đến. Và với nghề giáo viên mầm non, đôi khi nghe những câu trả lời của con tuy ngây ngô nhưng lại khiến cô vui sướng. Chính suy nghĩ của các con cũng giúp các cô điều chỉnh phương pháp dạy học mới phù hợp hơn.
Nhiều cô chia sẻ bất ngờ khi thấy học sinh của mình tìm kiếm khắp trường, ngay cả những ngóc ngách cô không thể ngờ tới chỉ để đem về những vật thể có hình tròn theo yêu cầu. Có bạn tìm thấy bông hoa, đem về lõi giấy vệ sinh hay có bắt cả con ốc sên vì thấy vỏ ốc giống hình tròn. Dù suy nghĩ của con ngây ngô nhưng điều đó đem lại cho con những trải nghiệm, bài học tuyệt vời mà chính cô không thể dạy hết được.
Chia sẻ những quy ước nhỏ với con trẻ
Mỗi lớp học là một tập thể khác nhau. Có lớp gồm những bé rất ngoan ngoãn, có lớp đa phần là các bé hiếu động. Thế nên các cô giáo mầm non sẽ xây dựng nên những văn hóa hay quy ước riêng cho lớp. Đó có thể là một câu hiệu lệnh, hành động tập hợp hoặc phiếu khen thưởng... Thời gian đầu, các bé chưa quen nên không làm đúng theo hiệu lệnh chung, nhưng khi đã quen vào nề nếp, các cô sẽ không phải khó khăn để ổn định lớp trước giờ học. Các cô cũng nên thường xuyên gợi ý để trẻ chia sẻ "bí mật nho nhỏ" trong quá trình học tập để gắn kết cô và trò hơn như đứa con giao ước bí mật với một người mẹ. Như thế, tình cảm của cô và trò ngày càng bền chặt, giáo viên sẽ cảm thấy hạnh phúc với sự lựa chọn đúng nghề của mình.
Tiết học hứng thú và hăng say của các con
Cùng trẻ chinh phục những mục tiêu sau mỗi tiết học
Trẻ con đặc biệt hào hứng với trải nghiệm mới và những kiến thức rộng mở hơn khi cô bắt đầu một dự án. Và khi kết thúc tiết học hay dự án, chúng sẽ càng thích thú hơn khi tạo ra được sản phẩm cho riêng mình. Chính vì thế, mỗi giáo viên mầm non sẽ tự đặt mục tiêu cho mình rằng con sẽ học được gì. Có thể mục tiêu đó là con học được kỹ năng cắt dán, biết cách đánh răng hay có ý thức giữ an toàn cho mình trước nguy hiểm và nhiều điều khác. Chỉ khi đạt được mục tiêu sau mỗi bài học, giáo viên sẽ định hướng được cách nên dạy gì tiếp theo và cách dạy nào phù hợp cho trẻ.
Sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp có chung đam mê và yêu quý con trẻ
Với giáo viên mầm non, yêu trẻ thôi chưa đủ, tình yêu với ngôi trường nơi họ đang giảng dạy cũng là yếu tố giúp họ có thêm động lực để cống hiến. Ở "ngôi nhà thứ hai" đó, họ có những người đồng nghiệp, Ban giám hiệu - những người cùng chung đam mê với nghề sư phạm và yêu quý con trẻ. Ở môi trường làm việc có người đồng hành thân thiện, thấu hiểu tâm tư để chia sẻ, động viên sẽ giúp giáo viên duy trì được ngọn lửa đam mê nghề sư phạm mầm non và vững bước hơn trong sự nghiệp "trồng người".
Theo baodansinh
Có nên tồn tại các kỳ thi giáo viên giỏi? Sau mỗi ngày vất vả "đánh vật" với học sinh trên lớp, giáo viên phải "gồng mình" soạn giáo án, làm sáng kiến kinh nghiệm và chuẩn bị cho thi giáo viên dạy giỏi. Nhiều giáo viên cho rằng, thi giáo viên giỏi hiện nay còn theo hình thức khiến giáo viên áp lực, mệt mỏi trong chuẩn bị. Cô Lương Thị Hòa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
Thế giới
23:38:12 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025