Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu
Với các căn cứ then chốt trải khắp Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha… châu Âu không chỉ là tiề.n đồn mà còn là bệ phóng toàn cầu của sức mạnh Mỹ.
Lễ khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Redzikowo, miền Bắc Ba Lan ngày 13/11/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt là sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc, vai trò của các căn cứ quân sự Mỹ tại châu Âu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bình luận với Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (cepa.org), Tướng (đã nghỉ hưu) Wesley K. Clark, cựu Tổng Tư lệnh Lực lượng Đồng minh NATO ở châu Âu, đã nhấn mạnh điều này trong một buổi phỏng vấn mới đây, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ giảm bớt sự hiện diện quân sự tại khu vực này.
Theo ông, Đông Âu vẫn là một “mồi lửa” tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ, và một cuộc xung đột tại đây sẽ gây ra những hệ lụy toàn cầu sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ không chỉ ở châu Âu mà còn ở Trung Đông và nhiều khu vực khác trên thế giới. “Việc rút quân quy mô lớn khỏi mạng lưới căn cứ của Mỹ tại châu Âu có thể gây ra hậu quả tàn khốc, đối với khả năng ngăn chặn xung đột và ứng phó với khủng hoảng của Washington”, ông Clark nêu rõ.
Tướng Clark khẳng định rằng châu Âu là “bệ phóng” cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ trên khắp Âu-Á. Các căn cứ như Ramstein (Đức), Poznan (Ba Lan), Lakenheath (Anh) hay Rota (Tây Ban Nha) không chỉ là nơi đóng quân mà còn là trung tâm điều phối sức mạnh, đảm bảo cam kết an ninh của Mỹ đối với các đồng minh, đặc biệt là trong việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân chiến lược trước Nga. Trong bối cảnh Nga ngày càng thể hiện sức mạnh, việc duy trì và củng cố các căn cứ này là tối quan trọng với NATO.
Sự kiện Nga sáp nhập Crimea năm 2014 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho NATO. Tướng Clark chỉ rõ rằng, sau nhiều năm tập trung vào các vấn đề khác, liên minh quân sự này đã gần như lãng quên các biện pháp tăng cường và triển khai lực lượng được thiết lập trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Việc triển khai quân NATO về phía Đông, dù phần lớn là các vị trí tạm thời và để huấn luyện, đã đóng vai trò then chốt trong việc tái thiết lập các quy trình và kế hoạch phòng thủ. Sự hiện diện này không chỉ giúp các lực lượng làm quen với địa hình mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến Nga, đồng thời trấn an các đồng minh Đông Âu.
Một trong những thách thức an ninh cấp bách hiện nay là khu vực Suwałki Gap, hành lang hẹp nối liền Ba Lan và Litva, nằm giữa Belarus (với sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga) và vùng Kaliningrad của Nga. Tướng Clark lo ngại rằng mục tiêu hàng đầu của Nga trong một cuộc xung đột tiềm tàng có thể là kiểm soát Suwałki Gap, từ đó chia cắt các nước Baltic với phần còn lại của NATO, gây sức ép lên Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận Biển Baltic của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Việc Mỹ và các đồng minh duy trì lực lượng luân phiên tại Litva, Ba Lan và các nước Baltic khác là yếu tố quan trọng để đối phó với nguy cơ này.
Video đang HOT
Theo Tướng Clark, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm rút quân đáng kể hoặc đóng cửa các căn cứ quan trọng ở châu Âu sẽ bị Moskva và Bắc Kinh coi như một dấu hiệu của sự suy yếu và rút lui. Điều này không chỉ khuyến khích Nga tiếp tục mở rộng ảnh hưởng mà còn có thể khiến Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ không kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình ở châu Á. Ông Clark nhấn mạnh rằng sự răn đe của Mỹ ở châu Âu là nền tảng cho sự ổn định và an ninh toàn cầu, là sự chuẩn bị cần thiết và là sự đảm bảo cho các đồng minh mà Mỹ dựa vào để có được sự ủng hộ ngoại giao, đầu tư và thậm chí là sự tăng cường lực lượng nếu xung đột nổ ra ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Tướng Clark bày tỏ sự lo ngại về xu hướng ở Mỹ trong việc chuyển trọng tâm chiến lược sang Trung Quốc và giảm ưu tiên cho châu Âu. Ông cho rằng việc tập trung quá mức vào Trung Quốc như một đối thủ hàng đầu đã bắt đầu từ những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, ông Clark cảnh báo rằng việc coi nhẹ tầm quan trọng của châu Âu là một sai lầm nghiêm trọng, đồng thời ch.ỉ tríc.h các chính quyền Mỹ gần đây, từ Obama đến Biden và cả Trump, đã “coi thường nền tảng ổn định đã mang lại hòa bình và an ninh cho thế giới trong 80 năm qua”.
Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?
Từ quốc gia thận trọng với quân sự, Đức đang lột xác với quyết tâm "sẵn sàng chiến đấu" dưới thời Thủ tướng Merz - liệu có đủ sức thay Mỹ dẫn đầu an ninh châu Âu?
Năm ngoái, Đức quyết định mua thêm 20 máy bay chiến đấu Eurofighter của tập đoàn Airbus nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh an ninh châu Âu ngày càng bất ổn và khả năng Mỹ giảm sự hiện diện quân sự tại lục địa già, Đức đang dần nổi lên như một nhân tố quan trọng trong cán cân quyền lực khu vực. Tờ Telegraph của Anh dẫn số liệu mới được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố cho thấy, Đức đã vượt qua Anh để trở thành quốc gia chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng ở châu Âu.
Bước ngoặt trong chính sách quốc phòng Đức
Dữ liệu của SIPRI cho thấy Đức đã tăng chi tiêu quân sự lên tới 28% trong năm qua, đạt mức hơn 66 tỷ bảng Anh (khoảng 87 tỷ USD). Sự gia tăng đáng kể này có được nhờ quyết định táo bạo thời Thủ tướng Olaf Scholz khi phân bổ một quỹ quốc phòng đặc biệt trị giá 100 tỷ euro (tương đương 85 tỷ bảng Anh) ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022.
Đây là một bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của Đức, quốc gia vốn thận trọng với vấn đề quân sự sau Thế chiến thứ hai. Lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Đức đã đạt được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm ngoái, cụ thể là 2,1%.
Friedrich Merz, người kế nhiệm ông Scholz, dường như quyết tâm đẩy mạnh mục tiêu biến Đức thành quốc gia "sẵn sàng chiến đấu". Chỉ vài tuần sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 2, nhà lãnh đạo đảng CDU trên đã thành công thông qua luật tại Quốc hội Đức, miễn chi tiêu quốc phòng khỏi các quy tắc nợ nghiêm ngặt của nước này.
Khi công bố kế hoạch vào tháng 3, ông Merz tuyên bố: "Trước những mối đ.e dọ.a đối với tự do và hòa bình của chúng ta trên lục địa, quy tắc quốc phòng của chúng ta hiện phải là 'bất cứ điều gì cần thiết'". Cải cách "phanh nợ" của ông Merz mở ra khả năng có thêm hàng trăm tỷ USD tài trợ cho quốc phòng, một động thái được đán.h giá cao trong bối cảnh an ninh châu Âu hiện nay.
Thách thức và khó khăn vẫn còn
Tuy nhiên, con đường để Đức trở thành "vị cứu tinh" của châu Âu vẫn còn nhiều chông gai. Mặc dù mức tăng chi tiêu quốc phòng của Đức vượt qua Anh, nhưng điều này phần lớn phản ánh khoảng cách khổng lồ mà quốc gia này phải vượt qua sau nhiều năm bỏ bê lực lượng vũ trang.
So sánh cụ thể, trong khi Đức tăng 28% để đạt mức chi tiêu 66 tỷ bảng Anh (2,1% GDP), Vương quốc Anh chỉ cần tăng 2,8% để đạt cùng mức chi tiêu, nhưng tỷ lệ trên GDP của Anh vẫn cao hơn (2,3%).
Một thách thức khác là phần lớn quỹ quốc phòng thờ Thủ tướng Scholz được dùng để tái trang bị vũ khí và thiết bị mà Berlin đã viện trợ cho Ukraine trong những năm qua.
Lực lượng vũ trang Đức cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tuyển dụng nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng chỉ có cải cách vững chắc - và khả năng cao là việc tái áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự - mới có thể giải quyết được vấn đề này.
Với những khó khăn hiện tại, các nhà phân tích dự đoán sẽ phải mất vài năm nữa trước khi Đức có thể xây dựng năng lực quân sự đủ mạnh để không chỉ tự bảo vệ mình mà còn đóng vai trò dẫn dắt an ninh châu Âu một cách hiệu quả.
Tín hiệu tích cực cho châu Âu
Mặc dù còn nhiều thách thức, những dấu hiệu thăm dò cho thấy châu Âu, với Đức ở tuyến đầu, đang trên đường tạo ra một biện pháp răn đe hiệu quả. Dữ liệu của SIPRI cho thấy các thành viên châu Âu của NATO đã cùng nhau chi tương đương 399 tỷ bảng Anh cho quốc phòng vào năm ngoái, trong khi Nga chỉ chi khoảng 111 tỷ bảng Anh.
Con số này cho thấy nếu được phối hợp hiệu quả, sức mạnh quốc phòng của châu Âu có thể tạo ra một lực lượng đáng gờm. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Merz, Đức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ chung của châu Âu.
Có thể nói Đức đang trên đường trở thành một trụ cột quan trọng trong an ninh châu Âu, nhưng chưa thể đảm nhận vai trò "vị cứu tinh" trong thời gian ngắn. Sự thay đổi chính sách quốc phòng của Berlin là một bước tiến đáng kể, thể hiện qua việc tăng chi tiêu và cam kết chính trị mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để thực sự trở thành lá chắn bảo vệ châu Âu, Đức cần thời gian để khắc phục những thiếu sót tích tụ qua nhiều thập kỷ, từ vấn đề trang bị quân sự đến nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện tại, vai trò của Đức có lẽ phù hợp hơn như một phần quan trọng trong nỗ lực tập thể của châu Âu nhằm tăng cường an ninh chung, hơn là một "vị cứu tinh" đơn độc.
Ba Lan và Pháp ký kết hiệp ước mới: Thiết lập 'ô hạt nhân' hay chỉ là ngoại giao? Ba Lan và Pháp vừa ký kết một hiệp ước quan trọng, mở ra cánh cửa cho hợp tác an ninh và quân sự. Liệu đây có phải là bước tiến để xây dựng "ô hạt nhân" cho Ba Lan trong bối cảnh căng thẳng do xung đột Nga - Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu tại cuộc họp báo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắ.n

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chả.y má.u chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

Căng thẳng biên giới mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Julia Morley: từng bị tỷ phú Việt 'bùng kèo', suốt 9 năm ác cảm với người Việt

Israel tấ.n côn.g bệnh viện ở Gaza, nhắm vào thủ lĩnh Hamas
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoạ.i tìn.h, Lim Feng lại gâ.y số.c: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025