Tầm quan trọng của tủ sách nền tảng
Theo một số chuyên gia làm công tác khuyến đọc trong cộng đồng, những tủ sách nền tảng mang tầm quốc gia nên được xây dựng và giới thiệu đến bạn đọc càng sớm càng tốt.
Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, đang thực hiện đề án Chương trình Sách quốc gia nhằm xây dựng những tủ sách nền tảng về các vấn đề trong đời sống xã hội.
Một số người làm công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng như TS Nguyễn Thị Ngọc Minh – chủ dự án “Sách ơi, mở ra”; “Tiến sĩ văn hóa đọc” Nguyễn Mạnh Hùng và người “cõng sách về làng” Nguyễn Quang Thạch đánh giá cao về sự cần thiết của những tủ sách nền tảng mà đề án hướng tới.
Sinh viên đọc sách tại thư viện trường đại học. Ảnh: Lê Quân.
Tính thống nhất của tủ sách nền tảng
Với đề án Chương trình Sách quốc gia, 350 đầu sách thiết yếu gồm các chủ đề, lĩnh vực khác nhau và 50 đầu sách song ngữ phục vụ thông tin đối ngoại sẽ được lựa chọn và phân loại một cách có hệ thống thành những tủ sách nền tảng riêng biệt. Sau đó, chúng sẽ được “số hóa” sang định dạng sách nói và sách điện tử.
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh – người sáng lập dự án “Sách ơi mở ra” – cho rằng với những cuốn sách nền tảng được chọn lọc kỹ lưỡng này, độc giả phổ thông sẽ không phải vất vả lựa chọn sách mỗi khi có nhu cầu tìm hiểu một lĩnh vực nào đó.
Mặt khác, đề án Chương trình Sách quốc gia mang tính lâu dài, nên những cuốn sách thực sự có giá trị “sẽ được khai thác hết vòng đời”, là sự lựa chọn phù hợp cho độc giả trong thời gian dài cố định. Các đơn vị xuất bản theo đó sẽ không còn chạy theo những tựa sách mới, chứa ít nội dung thiết thực.
“Một ưu điểm nữa tôi nhận thấy ở đề án này đó là những tủ sách nền tảng nếu được hình thành sẽ tạo nên sự thống nhất về giá trị, chuẩn mực đạo đức, cũng như định hướng quan điểm sống cho thế hệ trẻ ngày nay”, TS Ngọc Minh nói.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Quang Thạch – người sáng lập và thực hiện chương trình “Sách hóa nông thôn” – cũng cho rằng Chương trình Sách quốc gia là việc “nên thực hiện càng sớm càng tốt” và “lựa chọn được càng nhiều đầu sách nền tảng càng tốt”.
“Ở các nước có nền văn hóa đọc phát triển, người dân của họ vẫn giữ thói quen nghe sách. Việc chuyển đổi những cuốn sách nền tảng trong đề án này thành định dạng sách nói và sách điện tử giúp tăng cơ hội tiếp cận sách cho độc giả, đồng thời hướng tới cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước ngoài. Họ có thể tiếp cận sách Việt qua nhiều hình thức”, anh Thạch nêu ý kiến.
Người “cõng sách về làng” cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều đầu sách nữa được đưa vào đề án: “Việc lựa chọn nhiều cuốn sách tốt và chuyển ngữ hoặc để ở hình thức song ngữ giúp quảng bá hình ảnh đất nước. Hơn nữa, điều này còn giúp nâng cao chuyên môn đội ngũ dịch thuật trong nước”.
“Tiến sĩ văn hóa đọc” Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận định về sự cần thiết của đề án: “Sách nền tảng cần được quan tâm đúng mức và lan tỏa rộng khắp. Chúng ta cần một kho tri thức lớn ở mọi hình thức và định dạng sách. Có như thế mới đẩy nhanh tốc độ tiếp cận tri thức, mang chúng đến từng vùng, miền”.
Ông Hùng cũng khẳng định rằng đề án sách mang tính quốc gia chắc chắn sẽ có tác động lớn trong việc thúc đẩy nhanh và mạnh ngành công nghiệp xuất bản, tạo động lực và cổ vũ các đơn vị xuất bản nỗ lực hoạt động trong thời gian tới.
Lựa chọn những cuốn sách nền tảng tốt nhất
Theo anh Nguyễn Quang Thạch, việc tuyển chọn sách nền tảng cần được chú trọng đặc biệt. “Đối với các tủ sách này, nên có sự tham mưu, tư vấn của các chuyên gia đầu ngành thuộc từng lĩnh vực. Họ phải là những người uy tín, có công trình nghiên cứu nghiêm túc, được trong nước và thế giới công nhận”.
Tủ sách nền tảng sẽ tạo nên sự thống nhất về giá trị, chuẩn mực đạo đức, cũng như định hướng quan điểm sống cho thế hệ trẻ.
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh
Đối với mảng sách khoa học công nghệ, nên chọn những cuốn sách mua bản quyền từ nước ngoài, dựa theo tiêu chí “chúng ta mạnh mảng gì thì sẽ xuất bản mảng đó, chưa tốt mảng nào thì sẽ mua bản quyền mảng đó”.
Với mảng sách thiếu nhi, anh Thạch cũng cho rằng giới xuất bản cần tham khảo thêm những đầu sách giáo dục, tâm lý của tác giả là những chuyên gia nghiên cứu ở nước ngoài; tập trung chọn các tựa sách về lòng trắc ẩn, từ bi, trách nhiệm với nhân loại…
Theo TS Ngọc Minh, những cuốn sách nền tảng đưa vào đề án phải thực sự có chất lượng, không lựa chọn dựa trên bất kỳ lợi ích riêng nào. Việc hình thành tủ sách cho một đề án mang tầm cỡ quốc gia cần mang tính khách quan, trung thực.
Người sáng lập dự án “Sách ơi, mở ra” nói thêm: “Xét về phía người đọc, có người tiếp thu thông tin hiệu quả bằng con đường nghe – nhìn, cũng có người lại dung nạp kiến thức tốt hơn qua việc đọc – viết. Tri thức phải đến từ nhiều nguồn, tác động từ mọi giác quan. Việc xây dựng sách nền tảng ở hai định dạng sách nói và sách điện tử đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng độc giả”.
TS Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh đây là thời điểm phù hợp để các mảng sách về mọi khía cạnh sở hữu cho mình một lộ trình sách quốc gia.
“Ngành xuất bản khó có thể phát triển mạnh nếu thiếu một chương trình như thế này. Các tủ sách nền tảng sẽ được số hóa, thuận tiện cho việc tiếp cận và sử dụng. Cá nhân tôi cũng mong và tin rằng nếu đề án được triển khai, ngành xuất bản vốn được coi là ‘3K: Khó, Khổ, Khô’ sẽ có bước đột phá lớn”, ông Hùng bày tỏ.
Huyện Quảng Xương chú trọng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, internet, huyện Quảng Xương đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Từ đây việc đọc sách không chỉ trở thành thói quen của các tầng lớp Nhân dân mà còn là công cụ hữu ích để hướng tới đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, xây dựng cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp và nhân văn hơn.
Người dân thôn Xa Thư, xã Quảng Bình thường xuyên đọc sách tại nhà văn hóa thôn.
Để xây dựng văn hóa đọc trong Nhân dân, cấp ủy, chính quyền huyện Quảng Xương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn huyện thường xuyên đọc sách, báo nhằm tạo thói quen, kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân như: Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam; triển lãm sách báo; ngày hội đọc sách; hội thi kể chuyện theo sách; các phong trào đóng góp sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng.
Năm 2021, hưởng ứng "Ngày sách Việt Nam" lần thứ 8, thư viện huyện tổ chức trưng bày tranh ảnh, sách, báo, chỉ đạo các phòng đọc báo thôn, khu phố giao lưu sách báo với huyện. Cũng trong dịp này, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã trao tặng 350 đầu sách cho 3 tủ sách báo cho các thôn: Mậu Đông (xã Quảng Lưu), Tiên Vệ 1 (xã Quảng Định) và An Toàn (xã Quảng Đức). Đồng thời phát động phong trào quyên góp sách với chủ đề "Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay" ở tất cả các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Qua đó đã thu về được hàng nghìn đầu sách bổ sung cho thư viện nhà trường.
Trong khuôn khổ các hoạt động "Ngày sách Việt Nam" lần thứ 8, hệ thống trường học thuộc các bậc học phổ thông đã tổ chức "Ngày hội đọc sách" với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như: hoạt động giới thiệu sách tại thư viện hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể; thi giới thiệu cuốn sách hay, thi vẽ tranh, kể chuyện về các chủ đề biển, đảo; phát động phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên và học sinh tại thư viện nhà trường... Nhiều nhà trường tiếp tục phát động, tổ chức hoạt động quyên góp, tặng sách; khuyến khích học sinh giữ gìn sách giáo khoa sạch đẹp để quyên góp ủng hộ học sinh các lớp sau trong nhà trường và học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn để đảm bảo có đủ sách khi đến trường, không phải bỏ học vì thiếu sách.
Trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện từ huyện xuống cơ sở với nguồn sách phong phú, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc cũng là một trong những hoạt động được huyện Quảng Xương quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 1 thư viện cấp huyện, với trên 12.000 đầu sách báo, 5 máy tính có kết nối internet; 188 tủ sách pháp luật bố trí tại các nhà văn hóa thôn, khu phố, với nhiều thể loại sách phục vụ cho Nhân dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế và tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để xây dựng nguồn sách phong phú, hàng năm, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã vận động các nguồn xã hội hóa đóng góp sách từ bạn đọc, công ty sách; phối hợp với Thư viện tỉnh, các công ty sách thực hiện luân chuyển sách, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân địa phương.
Nhiều địa phương đã chú trọng tuyên truyền vai trò của việc đọc sách trong các buổi sinh hoạt thôn, hội, nhóm để người dân biết và đến đọc, mượn sách tại thư viện và tủ sách tại các nhà văn hóa thôn, khu phố. Tiêu biểu như thôn Xa Thư (xã Quảng Bình), nhiều năm nay, việc đọc sách tại thôn đã lan rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân, từ thanh, thiếu niên cho đến người già.
Với hàng trăm đầu sách, báo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: pháp luật, khoa học - kỹ thuật, văn học... tủ sách thôn Xa Thư ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi đây. Ông Phạm Công Phổ (80 tuổi) chia sẻ rằng, là một nhà giáo về hưu và đam mê làm thơ nên tôi thường xuyên ra tủ sách nhà văn hóa thôn để đọc, vừa rèn luyện trí nhớ và tinh thần minh mẫn vừa để giao lưu, truyền năng lượng đọc sách tích cực đến tầng lớp trẻ.
Tuy nhiên, theo ông Lê Bá Hiền, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Xương, cùng với những kết quả đạt được, việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn huyện Quảng Xương cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đó là: Cơ sở vật chất ở một số thư viện, tủ sách tại các địa phương còn thiếu, các đầu sách chưa nhiều, chưa phong phú về thể loại. Đối tượng đọc sách hiện nay có xu thế lựa chọn những thông tin ngắn gọn, tiếp cận nhanh chóng ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ của internet cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc trong cộng đồng.
Hướng tới hình thành thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác cho người dân trên địa bàn huyện. Huyện Quảng Xương đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng. Vận động, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc tài liệu dạng giấy, tài liệu điện tử phù hợp với điều kiện thực tế.
Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách. Bổ sung tiêu chí các xã thành lập được các câu lạc bộ đọc sách hoặc nhóm bạn yêu sách tại các thôn, khu phố vào tiêu chuẩn xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao hoặc kiểu mẫu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức giao lưu trao đổi sách và tài liệu khác, học tập kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc với các thư viện của các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với quy định của pháp luật.
Thư viện xanh rộng mở khắp không gian trường Tại các trường học ở tỉnh Đồng Tháp, thư viện không chỉ tổ chức trong phòng đọc, mà còn mở rộng ra không gian toàn trường. Giờ chơi, các em HS Trường TH Long Thuận 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tìm đến Thư viện xanh để đọc sách. Dưới cây xanh, bóng mát đều có góc đọc sách được học sinh, giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phương Oanh nhí nhố bên cặp sinh đôi, shark Bình nhận xét một câu cực hài
Sao việt
22:46:04 03/05/2025
30 Em xinh "say hi" lộ diện: Đội hình toàn cá tính mạnh, không thiếu bất ngờ
Tv show
22:40:49 03/05/2025
Bom tấn gây bão ở Mỹ giữ vị trí thứ 3 phòng vé Việt
Hậu trường phim
22:38:27 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Spice Girls tái hợp sau 30 năm, Victoria Beckham vắng mặt
Nhạc quốc tế
22:26:11 03/05/2025
Phá án nhanh vụ giết người trong đêm ở An Giang
Pháp luật
22:22:44 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025