Tầm soát sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ
Các bố mẹ thường mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Thế nhưng trong một vài trường hợp, trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khiến cho nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng.
Tình trạng trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao, có thể gây sự mặc cảm, tự ti và ảnh hưởng đến một số hoạt động xã hội của trẻ.
Yếu tố gây chậm tăng trưởng
Trên thực tế, không ít các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có thể trạng thấp còi thường tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại sữa bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để giúp tăng chiều cao cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tình trạng này có thể dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng, thừa cân mà chiều cao vẫn không được cải thiện. Do đó, việc tầm soát sớm các yếu tố gây chậm tăng trưởng chiều cao là rất quan trọng, giúp chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp nhằm đạt hiệu quả phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
BSCKI Hoàng Khánh Chi, Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như thể tạng kém, suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu GH, loạn sản xương), trẻ bị suy thận mạn, các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên… Bên cạnh đó, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não. Cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Video đang HOT
Trong các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, tỷ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 – 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. Để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormone tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở “giai đoạn vàng” sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.
Đừng để qua giai đoạn vàng
Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đã từng tiếp nhận điều trị cho bé N.M.T., ngụ tại Bình Phước. Ở thời điểm khám tại bệnh viện, bé T. đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với chuẩn chiều cao trung bình bé thiếu đến 28cm). Mỗi năm bé chỉ tăng 1-2cm và thậm chí có năm không tăng.
Thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng lớp, mẹ bé T. đã đưa bé đi khám ở bệnh viện địa phương và được tư vấn cho sử dụng thêm các loại sữa bổ sung canxi cùng một số thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao. Tuy nhiên, sau một thời gian thấy chiều cao vẫn không được cải thiện, bé T. đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng – Tiết chế… đã phối hợp đánh giá các nguyên nhân có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, các bác sĩ cho biết bé T. bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ. Tháng 2-2019, các bác sĩ bắt đầu tiến hành tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên cho bé. Đến giữa tháng 9-2020, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm. Gia đình rất vui mừng khi thấy bé T. lớn nhanh hơn hẳn và đạt tăng trưởng chiều cao như mong muốn.
Các cha mẹ cần lưu ý quan tâm trong quá trình theo dõi sự phát triển chiều cao ở trẻ, đó là tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14-15 tuổi ở bé trai và 15-16 tuổi ở bé gái. Lúc này các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm rất quan trọng.
Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng. Nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng.
Để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormon tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ
Trên thực tế, không ít các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có thể trạng thấp còi thường tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại sữa bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để giúp tăng chiều cao cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tình trạng này có thể dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng, thừa cân mà chiều cao vẫn không được cải thiện. Do đó, việc tầm soát sớm các yếu tố gây chậm tăng trưởng chiều cao là rất quan trọng, giúp chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp nhằm đạt hiệu quả phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
Theo BSCKI. Hoàng Khánh Chi - Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM), có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như thể tạng kém, suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu GH, loạn sản xương...), trẻ bị suy thận mạn, các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên... Bên cạnh đó, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não. Cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Nhận biết sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em
Trong các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, tỉ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. Để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormon tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở "giai đoạn vàng" sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.
Điển hình, khoa Nội tiết tiếp nhận điều trị cho bé N.M.T., ngụ tại Bình Phước. Ở thời điểm khám tại BV ĐHYD TPHCM, bé T. đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với chuẩn chiều cao trung bình thì bé thiếu đến 28cm). Mỗi năm bé chỉ tăng 1 - 2cm và thậm chí có năm không tăng. Thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng lớp, chị P. - mẹ bé T. đã đưa bé đi khám ở bệnh viện địa phương và được tư vấn cho bé sử dụng thêm các loại sữa bổ sung canxi cùng một số thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao.
Tuy nhiên, sau một thời gian chị thấy chiều cao của bé vẫn không được cải thiện. Lo lắng về sức khỏe của con, chị đưa bé đến khám tại BV ĐHYD TPHCM. Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng - Tiết chế... đã phối hợp đánh giá các nguyên nhân có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn
Sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, các bác sĩ cho biết bé T. bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ. Tháng 2/2019, các bác sĩ bắt đầu tiến hành tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên cho bé. Đến giữa tháng 9/2020, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm. Chị H. rất vui mừng khi thấy bé T. lớn nhanh hơn hẳn và đạt tăng trưởng chiều cao như mong muốn.
TS BS. Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết BV ĐHYD TPHCM khuyến cáo, tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi ở bé trai và 15 - 16 tuổi ở bé gái. Lúc này các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rât quan trọng. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Nếu bỏ qua "giai đoạn vàng" phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng. Nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm càng tôt.
Bị tai điếc và mắt xanh do hội chứng hiếm gặp Ngày 1/11, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh cho biết đã tiếp nhận bé gái 4 tháng tuổi vì nghe kém, mống mắt hai bên màu xanh dương ngọc, khóe mắt hai bên cách xa nhau làm che phủ một phần củng mạc trong hốc mắt. Trước trán bé có mảng tóc trắng và mảng bạch biến ở vùng trán,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Có thể bạn quan tâm

Vì sao mỹ nhân đẹp nhất thế giới bị Hollywood tẩy chay?
Hậu trường phim
07:21:19 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Phú Yên không cấp phép mô tô nước hoạt động du lịch, thể thao
Du lịch
07:07:47 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
Netizen
07:01:21 11/05/2025
Rộ thông tin ngày ra mắt DLC Black Myth: Wukong, game thủ chỉ cần chờ hơn 3 tháng nữa?
Mọt game
06:52:23 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất
Thế giới
06:47:46 11/05/2025
Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Tin nổi bật
06:46:09 11/05/2025
Bức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu Nhi
Sao việt
06:27:22 11/05/2025
Ji Soo lộ video công khai tán tỉnh người khác giới tại bãi biển?
Sao châu á
06:23:32 11/05/2025