Tâm sự của một sinh viên từng học vượt
Những tưởng có trong tay 2 tấm bằng đại học, chúng tôi sẽ dễ dàng kiếm cho mình được một công việc ổn định. Thế nhưng, dường như sự “vội vàng” khi quyết định học song ngành và học vượt trước 2 năm khiến chúng tôi đánh mất những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống này….
Tốt nghiệp song song hai ngành đại học sau 4 năm và cũng chỉ mất 5 học kỳ (hai năm rưỡi) để hoàn tất chương trình của ngành học thứ hai, tôi cùng một người bạn thân đã phải trải qua biết bao khó nhọc. Nhưng giờ đây, một năm sau khi nhận hai bằng Cử nhân, nhiều lúc chúng tôi lại phải suy ngẫm về sự “vội vàng” của chính mình!
Lựa chọn học ngành Lịch sử, sau một năm học, với niềm đam mê về những giá trị văn hóa cũng như ngôn ngữ phương Đông, tôi đã theo học thêm ngành Đông Phương học để viết tiếp ước mơ của mình và bạn thân của tôi cũng đã chọn ngành Triết học chỉ nửa năm sau đó. Và với sự lựa chọn ấy, chúng tôi cũng đã trải qua biết bao khó khăn, thử thách, thậm chí còn vấp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Mỗi học kỳ, chúng tôi phải “gồng gánh” trên lưng từ 35-42 tín chỉ (thay vì 12-14 tín chỉ như sinh viên khác), phải đi học 8-10 tiếng mỗi ngày dường như quá sức đối với thể trạng vốn dĩ đã ốm yếu như chúng tôi.
Dù khó khăn như vậy nhưng chúng tôi đã hết sức cố gắng và bước đến đích của con đường mà mình lựa chọn. Tôi đã hoàn thành hai khóa luận tốt nghiệp với cùng số điểm 9,8 và bạn tôi còn xuất sắc hơn khi là người duy nhất của trường bảo vệ khóa luận được 10 điểm với một công trình nghiên cứu có giá trị.
Những tưởng có trong tay 2 tấm bằng đại học, chúng tôi sẽ dễ dàng kiếm cho mình được một công việc ổn định. Thế nhưng, dường như sự “vội vàng” khi quyết định học song ngành và học vượt trước 2 năm khiến chúng tôi đánh mất những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống này. Bạn của tôi – một lớp trưởng mẫu mực, một người đam mê nghiên cứu và từng tham gia nhiều hội nghị nghiên cứu khoa học cũng như có hàng chục bài báo khoa học trên các tạp chí. Nhưng đã gần một năm kể từ ngày nhận hai bằng Cử nhân, bạn ấy vẫn chưa thể kiếm được cho mình một công việc ổn định mà chủ yếu chỉ viết bài nghiên cứu để có nhuận bút, phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Còn tôi may mắn hơn khi đỗ cao học vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM và cũng kiếm được một công việc khá nhẹ nhàng là biên tập viên để có thu nhập.
Rõ ràng, việc học vượt, học cùng lúc song ngành đã lấy đi của chúng tôi quá nhiều: kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng sống… Với bạn của tôi, dường như ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất để cậu ấy có thể kiếm được một công việc phù hợp với khả năng. Còn với tôi, việc phải “chạy sô” để theo học từng buổi trên lớp đã khiến cho tâm lý, sức khỏe của tôi ngày càng đi theo chiều hướng tiêu cực. Và đáng buồn hơn khi những người bạn học cùng lớp của tôi dù hiện đang còn ngồi trên giảng đường đại học nhưng đa phần đều thông thạo 2-3 ngoại ngữ để có thể kiếm được một công việc phù hợp sau khi ra trường thì tôi phải đi học lại những lớp tiếng Trung, Nhật, Hàn vỡ lòng vì liên tục bị từ chối bởi những nhà tuyển dụng của các công ty nước ngoài.
Video đang HOT
Nếu được chọn lại, có lẽ tôi sẽ không học vượt…
Theo dân trí
Cô gái khuyết tật người Mông tốt nghiệp ĐH loại Giỏi
Cầm tấm bằng đại học loại giỏi trong tay, cô gái khuyết tật người Mông Ma Thị Nống quyết định giã từ Thủ đô, "đi ngược" về phía núi, nguyện mang tri thức trở về với quê hương.
Ma Thị Nống trong ngày nhận bằng cử nhân loại giỏi.
"Của hiếm" ở bản
Dẫn khách men theo dải đường lởm chởm đá ven bờ sông về với ngôi nhà nhỏ ở bản Mỏ Đá (xã Tân Cương, Bảo Yên, Lào Cai), Nống kể rằng ước mơ cháy bỏng của cô ngày bé không phải là manh áo mới, bữa cơm no như các bạn mà chính là được cắp sách tới trường.
Vén áo để lộ cánh tay teo tóp, Nống kể rằng đó là hậu quả của năm lên bốn tuổi, em bị một cơn sốt ác tính kéo dài hành hạ trong khi gia đình không có tiền để đưa Nống đến bệnh viện tỉnh chữa trị.
Sức khỏe không ổn định, khuyết tật, nhà lại nghèo và đông anh chị em khiến ước mong đi học của Nống ngày một xa vời.
Mỗi lần nhìn chúng bạn lội suối, men theo những con đường mòn đến lớp, Nống lại tủi cho số phận của mình. Năn nỉ bố mẹ, cuối cùng Nống đã được đến lớp cùng đợt với em ruột của mình.
Những buổi đầu đi học bị bạn bè chọc ghẹo, Nống buồn lắm nhưng ước mơ "con chữ" đã làm lu mờ đi tất cả. Quyết chiến thắng bạn bè bằng sức học, Nống đã dán ngày một nhiều những tấm bằng khen trên ngôi nhà vách đất nghèo khó.
Thấu hiểu nỗi cực nhọc của bố mẹ, ngoài giờ học, Nống dành thời gian lên nương rẫy, phụ giúp việc gia đình. Thời gian học của Nống là những buổi tối, hoặc khi chăn thả gia súc...
Chỉ có một tay thuận nên Nống phải "học việc" nhà vô cùng vất vả. "Có lần em vụng về làm đổ cả bát canh, thương con, bố em không nói gì, chỉ thở dài và bước ra ngoài. Em biết bố lo lắm, thế nên tự hứa mình phải thật cố gắng," Nống bảo.
Cũng bởi thế, trong làng bản bạn bè trang lứa hầu hết đã có chồng con, riêng Nống vẫn ngày đêm đèn sách quyết tâm dùng tri thức để soi sáng đường đi.
"Ngược" về phía núi
Với những nỗ lực không ngơi nghỉ, trong suốt quá trình học phổ thông Nống luôn là học sinh giỏi của trường. Rồi ước mơ cũng thành sự thực khi Nống trở thành sinh viên khoa Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).
Ngày tiễn con từ bản xuống Thủ đô, gánh nặng và nỗi lo cho đứa con khuyết tật lại chồng lên vai những người thân ở bản Mỏ Đá. Quyết không để bố mẹ phải lo lắng, Nống liên tục đạt học bổng trong suốt bốn năm trên ghế giảng đường Đại học. Ngoài ra, Nống còn tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường và là Đảng viên ưu tú năm 2012 của Khoa Xã hội học.
Tốt nghiệp, Nống vinh dự được nhận "bằng đỏ" dành cho sinh viên loại giỏi. Được bạn bè giới thiệu chỗ làm nhưng cử nhân trẻ tuổi này bất ngờ quyết định "ngược về phía núi."
Nói về việc này, Nống bảo đó là một quyết định rất khó khăn bởi "ai mà chả muốn ở Hà Nội lập nghiệp." Sau nhiều đêm suy nghĩ, Nống quyết về quê bởi với cô việc giúp cho vùng đất chôn rau cắt rốn có thêm tri thức sẽ là một công việc đầy ý nghĩa. Và cô hiểu, chỉ có kiến thức mới giúp bản làng thoát khỏi cái nghèo đeo bám hết đời này qua đời khác.
Xứ bản những ngôi nhà vách đất chìm dần vào buổi chiều tà, đâu đây vang tiếng ru con à ơi của những đứa trẻ quấy khóc đòi mẹ đi làm nương chưa về. Ngôi nhà của Nống đã hiện ra sau lớp sương chiều bảng lảng.
Chỉ lát nữa thôi, tôi sẽ được chứng kiến một gian nhà đầy ắp tiếng cười đón cô cử nhân trẻ. Và tôi biết, Nống sẽ làm được cái điều mình muốn cho bản làng cũng như cô từng vượt qua số phận để vươn tới đỉnh cao tri thức.
Theo Vietnam
Từ năm 2011, có 6 loại bằng đại học Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định mới ban hành, mẫu phôi bằng tốt nghiệp đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân được chia thành 6 loại. Ngày 26/9, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học, các học viện, viện và cơ sở đào tạo đại học trên cả nước khi có nhu cầu cấp phôi văn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Honda ra mắt SUV hạng B công suất 201 mã lực, thiết kế đẹp, giá hơn 900 triệu đồng
Ôtô
08:59:54 17/05/2025
Một gia đình quê Đông Anh có 2 anh em là NSND, một người là tiến sĩ, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc
Netizen
08:58:50 17/05/2025
Mẫu xe ba bánh Can-Am Canyon dành cho địa hình khó
Xe máy
08:48:26 17/05/2025
Tôi khuyên bạn đừng móc ví mua 5 thứ này, cảm giác hối hận là điều sớm muộn
Sáng tạo
08:48:08 17/05/2025
Cảnh tượng kinh ngạc: Hàng nghìn chim én bay lượn trên một ngôi nhà
Lạ vui
08:42:49 17/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Nguyên "khó ở" khi đến điểm trường vùng cao
Phim việt
08:40:57 17/05/2025
Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can
Pháp luật
08:32:02 17/05/2025
Điểm danh 5 pha kết liễu đáng sợ nhất Until Dawn
Phim âu mỹ
08:31:05 17/05/2025
Phim cổ trang đẹp đến từng bông tuyết, nữ chính chuẩn lá ngọc cành vàng đứng im cũng thành tuyệt tác
Phim châu á
08:27:17 17/05/2025
Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã
Tin nổi bật
08:24:33 17/05/2025