Tăng cao số bệnh nhân mắc tay chân miệng

Theo dõi VGT trên

Từ đầu tháng 10 đến nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị nhiễm bệnh từ các bạn học cùng lớp hoặc lây bệnh từ người thân.

Tăng cao số bệnh nhân mắc tay chân miệng - Hình 1

Bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng được mẹ chăm sóc tại Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mặc dù thời điểm này, thuốc phenobarbital (loại thuốc có tác dụng chống co giật trong điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng nặng) khan hiếm hàng nhưng các bệnh viện có thể sử dụng các loại thuốc khác thay thế để điều trị cho bệnh nhân.

* Nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau

Khoa Nhi Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đang điều trị cho 5 bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng từ 5 tuổi trở xuống. Đang chăm sóc con tại đây, chị Hoài Thơm (ngụ xã Sông Ray, H.Cẩm Mỹ) cho biết, con chị là bé M.N., 11 tháng tuổi bị lây bệnh từ anh trai.

Theo đó, bé M.N. do còn nhỏ nên được cha mẹ, ông bà trông giữ ở nhà. Còn anh của bé – bé A.T. (4 tuổi) được gửi đi nhà trẻ trên địa bàn xã. Tuần trước, bé A.T. được phát hiện bị bệnh tay chân miệng, được điều trị tại Trung tâm Y tế H.Cẩm Mỹ. Trong thời gian bé A.T. nằm viện thì ở nhà, bé M.N. cũng có biểu hiện đau họng, nổi mụn trong miệng, sốt cao liên tục, uống thuốc không hạ, không ăn uống được, chỉ bú mẹ.

Chị Thơm cho hay, lớp học của bé A.T. có nhiều bạn bị bệnh tay chân miệng nên có thể A.T. bị lây từ các bạn ở lớp. Còn bé N. có thói quen ngậm tay và ngậm đồ chơi, các vật dụng trong nhà nên có thể sau khi anh trai bị nhiễm bệnh, cầm nắm đồ chơi trong nhà, bé N. lại cầm phải nên nhiễm bệnh theo.

Trong khi đó, bé N.N.T.A. (3 tuổi, ngụ P.Tân Hòa, TP.Biên Hòa) lại bị lây bệnh tay chân miệng từ mẹ. Chị Nguyễn Thị Duyên, mẹ bé bộc bạch: “Cách đây 1 tuần, tôi có đến bệnh viện để thăm cháu gái 1 tuổi bị bệnh tay chân miệng. Tôi có bế bé, tiếp xúc với bé nhưng khi về nhà chưa thay đồ và vệ sinh mà bế, ôm hôn con luôn. Đến ngày hôm sau thì con tôi có triệu chứng của bệnh. 3 đêm đầu tiên, bé giật mình, khóc lớn, sốt 38 OC, uống thuốc hạ sốt có hạ, đi khám tại bệnh viện thì được chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng nhưng còn nhẹ nên cho về nhà theo dõi. 2 ngày sau đó, bé tiếp tục sốt cao, nổi nhiều mụn ở chân, mông, miệng nên gia đình cho bé nhập viện để điều trị”.

Còn tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hiện có khoảng 60 trẻ đang điều trị bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với cuối tháng 9 và gấp nhiều lần so với các tháng trước đó. Do được phát hiện và đưa vào điều trị sớm nên đa số các bệnh nhân đều ở mức độ nhẹ, trung bình.

* Sử dụng thuốc khác thay thế thuốc phenobarbital

Thời gian qua, cũng như nhiều bệnh viện ở TP.HCM, một số bệnh viện trong tỉnh rơi vào tình trạng thiếu thuốc tiêm phenobarbital 100mg/ml. Đây là thuốc hướng thần, có tác dụng chống co giật, sử dụng trong điều trị các trường hợp bị tay chân miệng mức độ nặng. Thuốc này được ưu tiên sử dụng cho trẻ em vì ít có tác dụng phụ.

Tăng cao số bệnh nhân mắc tay chân miệng - Hình 2

Một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: H.Dung

Trước thông tin phản ánh về việc thiếu thuốc phenobarbital, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chỉ đạo các doanh nghiệp nhập khẩu tích cực tìm nguồn cung ứng mới thuốc phenobarbital 100mg/ml. Đồng thời, các bệnh viện có thể sử dụng một số loại thuốc chống co giật khác để thay thế như diazepam, midazolam.

BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, để đảm bảo các bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bệnh viện đã thay thế thuốc phenobarbital 100mg/ml bằng thuốc phenobarbital dạng uống và các loại thuốc an thần khác. Khi sử dụng những loại thuốc này, bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh nhân hơn để sớm có hướng xử lý nếu có tác dụng phụ xảy ra với trẻ.

Video đang HOT

Theo BS Quyền, bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh nên cách phòng bệnh tốt nhất là người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện ăn chín, uống chín, vệ sinh đồ dùng, vật dụng sạch sẽ, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không sử dụng chung khăn mặt, khăn tay, đồ dùng vật dụng cho nhiều trẻ cùng lúc.

Ở trường mẫu giáo, tiểu học, những gia đình có trẻ nhỏ, nên thường xuyên lau sạch các bề mặt như mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà…; không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Các gia đình nên sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý phân, chất thải của người bệnh hợp vệ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần sớm đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Từ đầu tháng 10 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay lên hơn 4 ngàn ca. TP.Biên Hòa là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với hơn 1,7 ngàn ca.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Mặc dù thời điểm vào mùa dịch tay chân miệng đã bắt đầu cách đây 3 tháng nhưng hiện nay số bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện điều trị vẫn không ngừng tăng. Điều đáng nói là bệnh lý đã quá quen thuộc này năm nay có xu hướng gia tăng các biến chứng nguy hiểm.

Ở nhiều trường hợp biến chứng xảy ra sớm khi chưa có các biểu hiện bệnh phổ biến và diễn biến rất nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 1

Mỗi ngày Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị tay chân miệng.

Số ca biến chứng tăng

Sáng 8-10, tại tầng 3 Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em -Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tất cả các phòng điều trị không còn chỗ trống, trong đó phần nhiều là bệnh nhi điều trị tay chân miệng (TCM). Dễ nhận thấy các bé bị nổi mụn ở quanh miệng, tay, chân và lên cơn sốt - những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh này. Tiếng quấy khóc của bệnh nhi từ các phòng bệnh lan ra hành lang càng khiến không khí thêm căng thẳng.

Dường như đã quá quen với việc phải tiếp nhận nhiều bệnh nhi trong các đợt cao điểm dịch bệnh như cúm A, sốt xuất huyết, sởi, TCM nên những ngày này các y, bác sĩ của Trung tâm làm việc với công suất tối đa để có thể theo dõi sát từng bệnh nhi theo từng cấp độ và lên phác đồ điều trị.

Trao đổi với phóng viên An ninh thế giới, bác sĩ - tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, mỗi ngày Trung tâm có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị TCM, tăng so với cùng thời điểm năm 2019. Nguy hiểm hơn là năm nay số trẻ mắc TCM bị biến chứng cũng tăng lên.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, cha mẹ có thể theo dõi trẻ và phát hiện được những trường hợp bệnh tay chân miệng điển hình như:

- Trẻ có vết loét đỏ 2-3mm nền sạch ở vòm khẩu cái, niêm mạc má - nướu - lưỡi.

- Xuất hiện nốt đỏ có thể kèm phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông...

- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ.

Tại phòng 214, bệnh nhi H.M.T ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội sau một thời gian quấy khóc thì đã ngủ gà gật. Bà Nguyễn Thị Luyến đang trông cháu cho biết sáng 5-10 bé T. có biểu hiện ho, sốt. Gia đình nghĩ là bé bị ốm thông thường nên vẫn cho bé đi nhà trẻ. Chiều về, thấy tay bé xuất hiện nốt đỏ nên bố mẹ bé đi mua thuốc về bôi. Đến sáng 6-10, bé T. có biểu hiện run tay chân, đi loạng choạng nên gia đình đưa lên BV Nhi Trung ương khám.

Nhận thấy bé T. có biểu hiện bị TCM biến chứng nên các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm. Kết quả là bệnh nhi bị tổn thương thần kinh, phải được theo dõi và điều trị sát sao tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em. Bà Luyến vẫn chưa hết bàng hoàng, không nghĩ rằng một bệnh lý thông thường như TCM lại có thể biến chứng nhanh và nguy hiểm như vậy.

Khác với bé T, trường hợp bé trai V.T.P (17 tháng tuổi) không xuất hiện triệu chứng điển hình nên khó phát hiện bệnh. Vừa dỗ dành cháu đang trong cơn hoảng sợ và quấy khóc kéo dài, bà Nhạc Thị Hương (Thanh Ba, Phú Thọ) kể rằng từ ngày 4-10 cháu P. sốt cao liên tục nhưng bố mẹ cứ nghĩ sốt thông thường nên hai ngày 4 và 5-10 chỉ cho bé ở nhà và uống thuốc hạ sốt. Đến ngày 6-10, khi bé vẫn sốt kéo dài thì gia đình mới cho con đi khám ở bệnh viện tuyến huyện.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 2

Bác sĩ - Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chiều 8-10, cháu bà được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, hoảng sợ, khóc nằng nặc kéo dài nhưng tay chân bé không hề có nốt đỏ. Chỉ đến khi khám, các bác sĩ mới phát hiện trong miệng bé nổi mụn. Theo các bác sĩ thì bé P. mắc TCM và đã biến chứng sang hệ thần kinh, hiện đang phải tích cực theo dõi và điều trị. Gia đình bà Hương lúc này vô cùng lo lắng và hối hận khi đã chủ quan để bé ở nhà quá lâu.

Quan niệm sai lầm về tay chân miệng

Bệnh TCM lây người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, trường hợp trẻ sốt, viêm loét miệng, phát ban ở đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn tay, mông, không có triệu chứng gì khác, đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường thì có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu không có biến chứng thì sau 7-10 ngày trẻ sẽ phục hồi. Nhưng khi trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không giảm và sớm xuất hiện biểu hiện lơ mơ chậm chạp, giật mình thì cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu - Điều dưỡng trưởng Khoa Nội cho chúng tôi biết thêm rằng đối với các trường hợp mắc TCM thể nhẹ có thể về nhà theo dõi, chăm sóc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các trường hợp ở lại viện điều trị đều nặng, nhiều ca có biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Có rất nhiều ông bố bà mẹ do hiểu chưa đúng về bệnh này nên thường chủ quan và chậm trễ trong việc cho con đi thăm khám.

Như đối với trường họp chị Nguyễn Thị Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nghĩ rằng bệnh TCM chỉ lây lan ở nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nơi công cộng. Mặc dù gần nhà chị có vài trẻ mắc TCM nhưng con trai chị là bé N.M.K (20 tháng tuổi) chưa đi nhà trẻ thì chị nghĩ rằng con không thể mắc. Thế nên ngày 6-10 khi chị đang đi làm thì mẹ chị gọi điện thông báo bé K. bị sốt và quấy khóc, chị vẫn nghĩ đấy là ốm sốt thông thường. Đến khi nhập viện Nhi Trung ương thì con đã trong tình trạng hoảng sợ, bị kích thích và liên tục quấy khóc, phải dùng cả thuốc hạ sốt và thuốc an thần.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 3

Bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng độ 2 biến chứng sang viêm phế quản phổi.

Không ít bố mẹ chắc mẩm rằng trẻ trên 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi mới hay bị TCM. Nhưng thực tế thì trẻ dưới 6 tháng và trên 3 tuổi vẫn mắc bệnh. Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh TCM. Mẹ của bé N. là chị Hạnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang rất lo lắng.

Chị cho biết khi con có biểu hiện sốt cao liên tục, bỏ bú và có nốt đỏ ở tay chân thì chị không nghĩ con bị TCM. Đến khi nhập viện ngày 8-10 thì các bác sĩ chẩn đoán con chị mắc TCM độ 2 biến chứng, giật mình nhiều, quấy khóc kích thích, viêm phế quản phổi phải thở khí dung và truyền kháng sinh.

Nhiều bố mẹ cho rằng con đã mắc TCM một lần thì sẽ không mắc lần 2 nữa nên chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh. Đây là điều hết sức sai lầm, bởi bệnh TCM do nhiều loại virus gây ra, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo một kháng thể với một loại virus nhất định nên trẻ hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ bị nặng và bị biến chứng, nguy hiểm và khó điều trị.

Ghi nhận tại Trung tâm, có bé mới 13 tháng tuổi, chưa đi nhà trẻ nhưng đã 3 lần bị CTM. Mẹ của bé cho biết hai lần trước bị ở mức độ nhẹ, uống thuốc 3-5 ngày là khỏi nên gia đình chủ quan, không nghĩ lần này con mình bị biến chứng nhanh như vậy.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 4

Các vết loét xuất hiện ở miệng, tay, chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng.

Chưa có vaccine phòng bệnh

Khi trẻ mắc TCM, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong. Tại buổi khám chữa bệnh từ xa ngày 11-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn ca bệnh mắc TCM bị biến chứng tại Bắc Giang. Trước đó, ngày 3-9, bệnh nhi N.A.Đ (16 tháng tuổi) ở Tân Yên, Bắc Giang được đưa đến khám và điều trị tại BV Sản - Nhi Bắc Giang với các biểu hiện co giật toàn thân, li bì, sốt cao và quấy khóc vô cớ.

Người nhà bé Đ. cho biết trước đó 1 ngày bé Đ. bị sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, biếng ăn nhưng không nôn trớ, không co giật, trên người không có mụn đỏ nên gia đình chỉ cho hạ sốt thông thường. Trong gia đình bé Đ. có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.

Khi nhập viện Sản - Nhi Bắc Giang, bé Đ. được chuyển thẳng lên Khoa Hồi sức cấp cứu vì lên cơn co giật. Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân bé vẫn không có tổn thương mụn nước. Bé Đ. được chẩn đoán mắc TCM giai đoạn 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật.

Sau đó bé Đ. được chuyển lên BV Nhi Trung ương điều trị và được chẩn đoán mắc TCM có biến chứng viêm não, viêm màng não gây ra yếu chi, không thể tự đứng và tự đi được. Sau vài ngày điều trị ổn định, bé Đ. được chuyển sang BV Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh.

Trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy xấu của bệnh TCM, rất nhiều các bậc cha mẹ mong ngóng sẽ có vaccine phòng bệnh. Trao đổi về điều này, bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết bệnh TCM gây ra do nhiều loại virus thuộc nhóm đường ruột enterovirus, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, bệnh có thể gây thành dịch lớn. Trong đó hay gặp là virus đường ruột týp Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Do có nhiều nhóm virus gây ra nên bệnh TCM việc sản xuất vaccine để phòng bệnh rất khó khả thi.

Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều đó cho thấy việc phòng bệnh TCM cho trẻ rất quan trọng cần được cha mẹ chú ý. Cho trẻ ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay, chơi đồ chơi sạch, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không điển hình nhưng diễn biến nhanh gây biến chứng nguy hiểm. Cần dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

- Trẻ quấy khóc vô cớ và khóc kéo dài. Biểu hiện này thường được cho là do trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương. Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là ngủ li bì, chậm chạp, giật mình.

- Trẻ có biểu hiện yếu chi, thậm chí liệt chi, mặc dù biểu hiện này chỉ mới diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày.

- Trẻ nôn ói liên tục, sốt cao liên tục và hay giật mình, chới với khi ngủ hoặc thức, run chân tay, đi đứng loạng choạng không vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thưFormol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
23:16:05 07/05/2025
Hạn chế cao răng tại nhà bằng cách ăn uống cực đơn giảnHạn chế cao răng tại nhà bằng cách ăn uống cực đơn giản
09:02:26 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên ngườiĐắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
09:29:30 08/05/2025
Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứngNắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
10:54:43 07/05/2025
Ngủ li bì hai ngày, cháu bé 13 tuổi nhập viện khẩn cấpNgủ li bì hai ngày, cháu bé 13 tuổi nhập viện khẩn cấp
05:44:33 08/05/2025
Nam thanh niên mắc "hội chứng đầu gục" do lạm dụng chất gây nghiệnNam thanh niên mắc "hội chứng đầu gục" do lạm dụng chất gây nghiện
13:41:03 08/05/2025
Trẻ em nên uống bao nhiêu sữa để có lợi cho sức khỏe?Trẻ em nên uống bao nhiêu sữa để có lợi cho sức khỏe?
08:27:49 08/05/2025
Không chủ quan với bệnh viêm màng não mô cầuKhông chủ quan với bệnh viêm màng não mô cầu
05:42:03 08/05/2025

Tin đang nóng

Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!
11:59:54 08/05/2025
Trà Vinh: Người đàn ông nhảy từ lầu 8 bệnh viện, tử vongTrà Vinh: Người đàn ông nhảy từ lầu 8 bệnh viện, tử vong
10:52:29 08/05/2025
Hiệu trưởng gửi ảnh "nhạy cảm" vào nhóm Zalo chung của trườngHiệu trưởng gửi ảnh "nhạy cảm" vào nhóm Zalo chung của trường
13:05:36 08/05/2025
MC Đại Nghĩa lặng người đứng trước di ảnh mẹ, sao nữ nói 1 câu gây xót xaMC Đại Nghĩa lặng người đứng trước di ảnh mẹ, sao nữ nói 1 câu gây xót xa
12:48:38 08/05/2025
HOT: Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai con đầu lòng ở tuổi 46, biểu cảm Huy Trần gây chú ýHOT: Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai con đầu lòng ở tuổi 46, biểu cảm Huy Trần gây chú ý
13:01:23 08/05/2025
Lời hứa dang dở của người cha với con gái 14 tuổi bị ô tô cán tử vongLời hứa dang dở của người cha với con gái 14 tuổi bị ô tô cán tử vong
10:31:47 08/05/2025
Bùng nổ tin đồn Elon Musk có 100 đứa con: Khi "bố giàu" và "mẹ giàu" tạo ra hai thế giới hoàn toàn khác biệtBùng nổ tin đồn Elon Musk có 100 đứa con: Khi "bố giàu" và "mẹ giàu" tạo ra hai thế giới hoàn toàn khác biệt
09:57:55 08/05/2025
Bóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viênBóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viên
13:54:25 08/05/2025

Tin mới nhất

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

13:36:41 08/05/2025
Tiêu thụ đồ uống có đường đang âm thầm trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại Việt Nam. Mỗi người Việt Nam uống khoảng 1,3 lít đồ uống này mỗi tuần.
Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

11:01:46 08/05/2025
Sau khi uống nhầm bột thông cống, cháu bé 2 tuổi được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng toàn bộ khoang miệng, không thể ăn uống và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

09:22:35 08/05/2025
Uống chanh lúc bụng rỗng không làm tổn thương đường ruột, còn kích hoạt tuyến tụy tiết ra hormone bicacbonat càng nhiều, chống oxy hóa, giúp trẻ
Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

08:56:24 08/05/2025
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và xử trí kịp thời một trường hợp phản vệ độ 2 nguy hiểm sau khi người bệnh tự ý dùng thuốc không có chỉ định y khoa.
Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

08:51:44 08/05/2025
Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, từ bất thường bẩm sinh về cấu trúc thận, yếu tố di truyền, nhiễm trùng, đến ảnh hưởng từ việc dùng thuốc không đúng cách.
4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

08:40:09 08/05/2025
Bên cạnh đó, sử dụng lượng gừng lớn có thể ảnh hưởng đến mức insulin nên có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị đái tháo đường người bệnh đang dùng, gây hạ đường huyết.
4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

08:37:52 08/05/2025
Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và duy trì hoạt động thể chất, bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ xương chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về xương khi lớn tuổi.
6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

08:29:31 08/05/2025
Nhân sâm chứa các ginsenosides, hoạt chất có tác dụng tăng sức bền thể chất, cải thiện chức năng nhận thức, giảm lo âu, giúp tỉnh táo khi làm việc trí óc cường độ cao.
Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

07:26:06 08/05/2025
Quả chanh thường được sử dụng như một loại trái cây dùng pha nước để giải nhiệt cơ thể hoặc gia vị chế biến món ăn còn lá chanh có mùi thơm dễ chịu, làm tăng thêm hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn.
Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

07:24:18 08/05/2025
Vì nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu nên nếu uống vào buổi tối, bạn có thể phải thức dậy đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Điều này về lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

07:20:35 08/05/2025
Dưa bắp cải là một loại thực phẩm lên men truyền thống được làm từ bắp cải thái nhỏ và muối. Quá trình lên men tạo ra một môi trường giàu vi khuẩn có lợi, chủ yếu là vi khuẩn lactic (LAB), mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe đ...
Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

06:00:59 08/05/2025
Mỗi ca ghép phổi đều là những thử thách lớn của y học, ghi nhận những tiến bộ vượt bậc trong lịch sử ghép tạng của ngành y tế , Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói.

Có thể bạn quan tâm

Rosé Blackpink làm bẽ mặt Jisoo ở Met Gala, chị cả phải lắc đầu

Rosé Blackpink làm bẽ mặt Jisoo ở Met Gala, chị cả phải lắc đầu

Sao châu á

15:28:32 08/05/2025
Vào ngày 6/5, 3 mẩu BLACKPINK là Jennie, Lisa và Rosé đã tham dự bữa tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala. Bộ 3 đem đến những diện mạo chặt chém , gây bão truyền thông toàn cầu.
Hoa hậu Ý Nhi tích cực kết bạn, giao lưu cùng thí sinh khác tại Miss World

Hoa hậu Ý Nhi tích cực kết bạn, giao lưu cùng thí sinh khác tại Miss World

Sao việt

15:15:06 08/05/2025
Những ngày đầu nhập cuộc Miss World, hình ảnh của Hoa hậu Ý Nhi nhận được phản hồi tốt. Cô tích cực kết bạn, tận dụng thời gian để giao lưu cùng đại diện của các quốc gia khác.
9X Nghệ An lấy cô gái Nhật, ngày cưới bố vợ 'sốc' vì được chúc rượu liên miên

9X Nghệ An lấy cô gái Nhật, ngày cưới bố vợ 'sốc' vì được chúc rượu liên miên

Netizen

15:12:42 08/05/2025
Ấn tượng với cô gái xinh đẹp người Nhật Bản ngay lần đầu gặp, chàng trai Nghệ An đã ngỏ ý làm quen. Trong thời gian ngắn, dù bất đồng ngôn ngữ anh chàng vẫn tán đổ cô gái xinh đẹp.
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng

Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng

Hậu trường phim

15:12:12 08/05/2025
Phần đông khán giả cho rằng việc Lương Thu Trang được đạo diễn ghép đôi với NSƯT Bùi Như Lai trong Cha tôi người ở lại là không hợp lý vì chênh lệch về ngoại hình.
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

Thế giới số

15:10:28 08/05/2025
Các dự án sẽ được triển khai với sự tham gia đầu tư từ cả OpenAI và các nước đối tác nhằm mở rộng vai trò dẫn dắt toàn cầu của Mỹ trong lĩnh vực AI.
Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza

Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza

Thế giới

15:05:41 08/05/2025
Ngày 4/5 vừa qua, Nội các An ninh Israel đã thông qua kế hoạch mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza, trong đó tăng cường các cuộc tấn công, tiếp tục chiếm đóng dải đất này và kiểm soát hoàn toàn việc phân phối viện trợ.
Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'

Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'

Nhạc việt

14:48:59 08/05/2025
Trở lại sau bản hit Tái sinh , Tùng Dương mang đến thông điệp chữa lành cho người trẻ qua ca khúc mới Đừng buồn phiền nữa .
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood

Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood

Sao âu mỹ

14:46:07 08/05/2025
Dù được cho là đã gắn bó từ năm 2023 nhưng Kylie Jenner và Timothée Chalamet chỉ vừa mới lần đầu công khai xuất hiện cùng nhau trên thảm đỏ sự kiện.
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ

Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ

Đồ 2-tek

14:37:49 08/05/2025
Các tính năng nổi bật trên Galaxy S25 sắp có mặt trên dòng Galaxy A giá rẻ của Samsung.
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm

Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm

Sao thể thao

14:32:09 08/05/2025
Sau khi hạ sinh con đầu lòng cho cầu thủ Đoàn Văn Hậu vào tháng 5/2024, Doãn Hải My nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ bởi cuộc sống hôn nhân viên mãn mà còn vì vóc dáng sau sinh của cô.
21 thói quen bị con gái gọi là "lạc hậu", nhưng giúp tôi tiết kiệm hàng triệu mỗi tháng

21 thói quen bị con gái gọi là "lạc hậu", nhưng giúp tôi tiết kiệm hàng triệu mỗi tháng

Sáng tạo

14:29:24 08/05/2025
Từ việc giữ lại túi nilon đến chuyện dùng lại khăn cũ lau sàn, tôi bị con gái chê là lạc hậu , tiết kiệm quá mức - nhưng tôi tin rằng, chính những thói quen nhỏ này mới là bí quyết giữ tiền vững bền.