Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
Tại Hội nghị Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, tổ chức ngày 10/10, tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hàng năm, các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 74% các ca tử vong chung trên toàn thế giới.
Trong các bệnh không lây nhiễm, vấn đề rối loạn tâm thần rất phổ biến, đang có chiều hướng gia tăng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Hoạt động tư vấn sức khỏe tâm thần cho người bệnh tại một Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. (Ảnh minh hoạ)
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới ước tính, cứ 8 người sẽ có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. Vào năm 2020, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể vì đại dịch COVID-19. Ước tính khoảng hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử” – Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Một thực trạng nữa là trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có tại các cơ sở, nhưng nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chỉ khoảng 29% số người bị rối loạn tâm thần và chỉ 1/3 số người bị trầm cảm được chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức.
“Đây là hậu quả trực tiếp của tình trạng đầu tư dưới mức cơ bản, bởi vì các quốc gia chi trung bình chỉ khoảng 2% ngân sách y tế cho sức khỏe tâm thần” Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu người. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng, rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt, dân gian thường gọi là điên. Thực tế tỷ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, tới 5 – 6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác… Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
“Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định.
Video đang HOT
Trước những vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày trở nên nghiêm trọng ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025, với mục tiêu chung là “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh”.
“Bộ Y tế đang xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần” để trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sắp tới”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Tại Việt Nam, mặc dù đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước có hai bệnh viện ở tuyến Trung ương là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cùng với Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia. Tại tuyến tỉnh, hiện 43 tỉnh/thành phố có Bệnh viện Tâm thần, còn lại là Khoa Tâm thần trong Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội của tỉnh.
Cả nước hiện có 605 bác sĩ tâm thần, đạt 0,62 bác sĩ/100.000 dân, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (1,7). Với điều dưỡng, chỉ số này chỉ đạt 3, thấp hơn trung bình toàn cầu (3,8). 37 tỉnh thành, phố không có nhân viên tâm lý lâm sàng.
Cách kiểm soát căn bệnh hàng triệu người Việt mắc phải
Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của người bệnh đái tháo đường, quan trọng không kém việc tuân thủ dùng thuốc.
Bà Nguyễn Thị Hà (42 tuổi, Đồng Nai) phát hiện bị đái tháo đường type 2 sau một lần khám bệnh vì cơn chóng mặt, choáng váng. Mặc dù tuân thủ uống thuốc đều đặn nhưng đường huyết của bà vẫn ở mức cao.
Qua khai thác thông tin, bác sĩ nhận định chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính. Bà Hà xác nhận vẫn thèm ăn nhiều, chưa bỏ được thói quen ăn vặt dù đã cố gắng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho hay đến hiện tại, đái tháo đường vẫn là một tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Thực tế, có nhiều công thức giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn của bản thân.
Theo bác sĩ Ngọc Anh, người bệnh có thể áp dụng 2 phương pháp dinh dưỡng đơn giản sau để ước lượng phần ăn cho người bệnh đái tháo đường.
Khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường không thể thiếu các loại rau củ. Ảnh minh hoạ: GL.
Thứ nhất là phương pháp đĩa ăn. Bác sĩ Ngọc Anh cho hay người bệnh có thể sử dụng một đĩa ăn đường kính một gang tay (khoảng 20cm) để ước lượng. Một bữa ăn sẽ bao gồm:
- 1/2 đĩa là rau củ không chứa tinh bột như bắp cải, cải xoong, măng tây, xà lách, củ cải, cà tím, bông cải xanh, cải thảo, su hào, đậu bắp, dưa chuột, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu xanh.
- 1/4 đĩa là chất đạm như gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hũ.
- 1/4 đĩa còn lại là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.
- Người bệnh dùng kèm với nước lọc.
Thứ hai là phương pháp bàn tay. Theo bác sĩ Ngọc Anh, phương pháp này giúp ước lượng phần ăn đơn giản dựa trên lòng bàn tay. Một bữa ăn sẽ bao gồm:
- Chất xơ như rau củ với lượng vừa 2 lòng bàn tay.
- Tinh bột hoặc trái cây với lượng vừa 1 nắm tay.
- Chất đạm như thịt cá, trứng với lượng vừa 1 lòng bàn tay.
- Chất béo, bơ khoảng 1 ngón tay cái.
- Khoảng 200ml sữa không đường.
Bác sĩ Ngọc Anh lưu ý các loại mỡ giàu axit béo chuỗi dài như mỡ cá và dầu hạt nên được ưu tiên hơn mỡ động vật. Lượng muối nêm nên giới hạn dưới 2,3 g/ngày, do đó người bệnh đái tháo đường không chấm thêm muối, không thêm nước tương hay nước mắm khi ăn.
Người bệnh tránh sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm giàu đường; nên tập trung vào 3 cữ ăn trong ngày, tránh ăn vặt, nhất là những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm insulin.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa, mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài, dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Đây là nguyên nhân chính đưa đến tình trạng mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đoạn chi.
Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến đến tổn thương các cơ quan. Trong đó, để kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường, có chương trình luyện tập thể dục đều đặn và phù hợp, uống thuốc theo toa của bác sĩ.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, cho biết hiện có khoảng 5,7% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường, tương đương hơn 5 triệu người. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là căn bệnh đang lặng lẽ đến với người Việt, rất nhiều người mắc bệnh mà không hay biết.
Cụ thể, khoảng 50% người mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán, gần 30% số người được chẩn đoán đang được điều trị; 50% bệnh nhân đái tháo đường lúc phát hiện đã có biến chứng tim mạch.
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới. Năm 2021, tỷ lệ người lớn mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp ba lần so với năm 2000, từ 151 triệu người lên 537 triệu người (chiếm 10,5% dân số thế giới).
Đi khám vì ngứa ngáy, người phụ nữ bất ngờ với chẩn đoán của bác sĩ Người phụ nữ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy và nhiều vết loét khắp người, không ngờ đi khám phát hiện bị bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn lo âu, đái tháo đường. Thông tin với VietNamNet, Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM cho biết thời gian qua cơ sở này đã tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ xúc động của giọng nữ cao đầu tiên hát 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
07:36:42 30/04/2025
Nữ sĩ quan xinh đẹp kể về quá trình luyện tập dưới cái nắng 36 độ: Sợ nhất là động tác tưởng đơn giản này!
Netizen
07:33:39 30/04/2025
Cha ca sĩ Thái Trinh mang viên đạn bi trong hốc mắt suốt 50 năm
Sao việt
07:33:18 30/04/2025
Rút 1 lá bài Tarot để biết tháng 5 này may mắn nào sẽ đến với bạn?
Trắc nghiệm
07:26:19 30/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 32: Sợ Nguyên thích mình, An giao ước 'mãi mãi là anh em'
Phim việt
07:24:18 30/04/2025
Người đàn ông bị phạt 10 triệu đồng vì bạo hành con ruột
Pháp luật
07:18:41 30/04/2025
Mỹ nam Hàn càng xấu lại càng nổi, lột xác vừa đẹp vừa sang chẳng ai thèm quan tâm
Hậu trường phim
07:17:10 30/04/2025
Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark
Thế giới
07:05:19 30/04/2025
Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975
Tin nổi bật
06:49:28 30/04/2025
"Giáo chủ khả ái" Dương Thừa Lâm phản pháo khi bị bạn thân cũ tố trở mặt, vô lễ với người lớn
Sao châu á
06:25:42 30/04/2025