Tăng học phí phải đi liền với tăng chất lượng đào tạo

Xu hướng tăng học phí của các trường ĐH công lập khi chuyển sang mô hình tự chủ đang được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những cơ sở để xác định học phí và đảm bảo tăng học phí đi kèm với tăng chất lượng.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với GS-TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM.

Học phí chiếm trên 80% tổng thu của các trường

Học phí (HP) các trường ĐH công lập tự chủ được xác định trên những cơ sở cụ thể nào, thưa bà?

Tăng học phí phải đi liền với tăng chất lượng đào tạo - Hình 1

GS-TS Nguyễn Thị Cành – Ảnh: NVCC

Khi chuyển qua tự chủ, các trường ĐH công lập ít nhất bị cắt khoản chi thường xuyên (chi điện nước, sửa chữa nhỏ…). Các khoản chi thường xuyên này trước đây nhà nước bao cấp từ ngân sách. Dù các khoản chi này quá thấp so với yêu cầu nhưng khi cắt đi thì các trường ĐH công lập phải tính khoản bù từ tăng HP.

Như vậy, HP của các trường công tính tăng lên trên cơ sở đủ để bù khoản thu từ ngân sách bị cắt (chi thường xuyên) và để một tỷ lệ cho quỹ phát triển hạ tầng của trường. Khi chưa chuyển qua tự chủ, HP trường ĐH công lập bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/năm. Khi chuyển qua tự chủ, các trường thí điểm tự chủ có HP từ 13 – 14 triệu đồng/năm.

Theo GS, cách tính HP nào phù hợp nhất cho các trường ĐH của Việt Nam hiện nay?

Hiện mỗi trường có thể có cách tính khác nhau, nhưng HP phụ thuộc vào quy mô sinh viên (SV) cho một lớp học và mức chi bình quân trên SV gồm chi cho đội ngũ, chi hoạt động thường xuyên, chi khấu hao, tích lũy cho quỹ phát triển và hỗ trợ SV nghèo. Nếu các trường có các nguồn thu từ tài trợ và hoạt động nghiên cứu và dịch vụ thì các khoản thu này có thể bù một phần cho HP (khoản chi tích lũy cho quỹ phát triển), lúc đó HP sẽ thấp hơn các trường không có các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu…

Tăng học phí phải đi liền với tăng chất lượng đào tạo và các trường phải có lộ trình tăng đi kèm với trách nhiệm công bố giải trình tăng chất lượng đào tạo như thế nào cho người học biết

GS-TS Nguyễn Thị Cành (Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM)

Số liệu mà tôi khảo sát trên 10 trường ĐH tự chủ cho thấy HP chiếm trên 80% tổng thu của các trường. Tiền lương cho đội ngũ chiếm từ 25 – 45% tổng chi tùy vào từng trường.

Trường công tự chủ được sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu từ phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác cho việc chi thường xuyên. Nghĩa là trường sẽ chủ động trong việc quyết định các khoản chi này. Tuy nhiên, cần hình dung rằng quyền này của trường công không phải là tự chủ hoàn toàn, tự do hoàn toàn mà phải được thực hiện trên cơ sở các quy định về mua sắm tài sản nhà nước, đấu thầu… theo quy định chi tiêu công.

Video đang HOT

Tăng học phí phải đi liền với tăng chất lượng đào tạo - Hình 2

Thí sinh làm thủ tục nhập học và đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tăng học phí phải có lộ trình

Trong năm học này, nhiều trường ĐH công lập đã thông báo thực hiện tự chủ và thu HP mới ở mức cao. Theo GS, lộ trình tăng HP của các trường ĐH trong nước thời gian tới sẽ như thế nào?

Theo các quy định hiện hành của nhà nước, tăng HP phải có lộ trình. Số liệu khảo sát của chúng tôi, lộ trình tăng HP của các trường cũng khác nhau có trường từ 10 – 15%/năm, có trường cao hơn. Mức khởi điểm từ 13 – 14 triệu đồng/năm, hai năm sau tăng khoảng 15 – 17 triệu đồng/năm, tùy vào từng trường.

Trong bối cảnh toàn cầu bị tác động bởi dịch Covid-19, trên thế giới nhiều trường ĐH quyết định giảm HP hoặc hoãn kế hoạch tăng HP, việc các trường ĐH trong nước dự tính tăng HP có phù hợp không, thưa bà?

Mùa Covid-19, các trường đều học trực tuyến nên HP giảm do không sử dụng cơ sở vật chất nên chi hoạt động giảm. Một số trường có chính sách giảm HP cho SV do chi phí hoạt động giảm, đồng thời có chính sách hỗ trợ SV nghèo, SV vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là chính sách thu hút người học.

Tuy nhiên, khi chuyển qua tự chủ, các trường công bắt buộc phải tăng HP do ngân sách nhà nước cắt toàn bộ chi thường xuyên. Chiến lược tài chính của các trường công tự chủ một mặt phải tăng HP, mặt khác phải tính đến phát triển bền vững về thu hút SV, không nên tăng quá cao, quá đột ngột mà phải có lộ trình, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn phức tạp.

Minh bạch thông tin cho người học

Quan trọng nhất, theo GS, làm sao để việc tăng HP đi liền với tăng chất lượng đào tạo để SV được thụ hưởng đúng những giá trị mà mình đã đầu tư?

Đương nhiên, việc tăng HP phải đi đối với đảm bảo chất lượng, các trường phải có trách nhiệm giải trình các khoản tăng và đảm bảo chất lượng đầu ra. Tăng cho con người, đội ngũ giảng viên và cán bộ phục vụ – vậy đội ngũ giảng viên được đảm bảo về tiêu chuẩn ra sao? Cán bộ phục vụ làm việc như thế nào? Mỗi năm các trường đều có đánh giá từ người học về chất lượng đội ngũ, về chương trình đào tạo, về ý kiến nơi sử dụng SV ra trường… Những thông tin này phải được minh bạch và công bố công khai.

Tăng chi phí hoạt động hay đầu tư cơ sở vật chất phải có minh chứng, tăng chất lượng dịch vụ cụ thể là gì? Cần giải thích và thông tin đầy đủ cho người học.

Tăng HP phải đi liền với tăng chất lượng đào tạo và các trường phải có lộ trình đi kèm với trách nhiệm công bố giải trình tăng chất lượng đào tạo như thế nào cho người học biết.

Nguồn thu của nhiều trường ĐH trên thế giới không phải chỉ từ HP như các trường ĐH trong nước hiện nay. Theo GS, các trường ĐH VN có thể làm gì để tăng các nguồn thu khác, giảm bớt gánh nặng HP cho người học?

Đúng là các trường ĐH trên thế giới, nhất là các trường xếp hạng cao có nhiều nguồn thu: HP, các nguồn tài trợ của nhà nước và doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ. Các trường ĐH của VN hiện nay, nguồn thu chính là từ HP. Các khoản thu tài trợ rất ít, thu nghiên cứu và hoạt động dịch vụ, cả hoạt động đầu tư càng ít.

Các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, một số nước châu Âu có chính sách hỗ trợ SV thông qua cấp tín dụng. Người học thụ hưởng dịch vụ giáo dục ĐH phải trả HP tương xứng với chất lượng của dịch vụ cung cấp theo phương thức vay tín dụng và trả dần sau khi tốt nghiệp.

Học phí cần đầu tư vào đâu để tăng chất lượng đào tạo ?

Khi nói các trường thí điểm tự chủ ĐH tăng HP chủ yếu để tăng lương cho đội ngũ giảng viên chỉ đúng một phần. Thực chất là thu nhập bình quân của đội ngũ giảng viên của các trường ĐH công lập tự chủ có tăng sau khi tăng HP, nhưng chất lượng đội ngũ yêu cầu cũng phải tăng, cơ sở vật chất ĐH cũng được cải thiện. Trường công lập vẫn phải tuân thủ các quy định thu chi tài chính theo quy định chung của nhà nước, chứ không phải tăng chi vô hạn, sai các quy định tài chính của nhà nước.

Trường công muốn giữ được đội ngũ giảng viên tốt phải có chính sách tiền lương, thu nhập tốt. Vì vậy tăng HP để tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên so với mức thu nhập quá thấp trước đây là đúng trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao.

Học phí đại học tăng bao nhiêu là vừa ?

Năm học tới, học phí nhiều trường đại học công lập sẽ cao ngang ngửa với các trường tư thục. Vấn đề nhiều người quan tâm là học phí tăng đến đâu là phù hợp với khả năng chi trả của người học?

Học phí đại học tăng bao nhiêu là vừa ? - Hình 1

Sinh viên nộp học phí tại một trường đại học - ẢNH: HÀ ÁNH

Học phí đầu tư cho học ĐH bằng 3 - 5% thu nhập cả đời

Xu hướng tăng mạnh học phí (HP) các trường đại học (ĐH) công lập, các chuyên gia không phản đối nhưng có những đề xuất về mức tăng phù hợp và các chính sách đi kèm.

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, phân tích mức HP hiện tại đang ở mức thấp xét trên lợi ích người học; khi giảm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ĐH để tập trung cho giáo dục phổ thông thì tăng HP là hợp lý.

"Tuy nhiên, đáng buồn là nguồn thu của các trường ĐH trong nước hiện chủ yếu từ HP. Nếu có thêm các nguồn thu khác bên ngoài, từ nghiên cứu khoa học sẽ giảm bớt gánh nặng cho người học", ông Tống nói.

Đồng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, nói: "Tất cả các trường ĐH hiện nay đều phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ở nước ngoài, chi phí này không chỉ có HP nhưng ở VN thì gần như chỉ có HP. Do vậy, vấn đề làm sao để đảm bảo bài toán chi phí phù hợp với khả năng chi trả của người học".

Nếu có thêm các nguồn thu khác bên ngoài, từ nghiên cứu khoa học sẽ giảm bớt gánh nặng cho người học

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Theo tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, trên thế giới HP ĐH đang được tính theo nhiều cách khác nhau. Với các nước phát triển, HP này có thể nằm ở khoảng 50% thu nhập bình quân đầu người. Nhưng với các nước chưa phát triển, ngay cả VN thì không thể theo cách trên. Thay vào đó, HP ĐH có thể chấp nhận được nếu bằng mức thu nhập trung bình của 1 - 2 năm đầu tiên sau khi sinh viên ra trường đi làm. Với cách tính này, HP đầu tư cho học ĐH sẽ tương đương khoảng 3 - 5% tổng thu nhập cả đời người làm việc.

Không được tính tài sản nhà nước đầu tư vào chi phí đào tạo

Câu hỏi đặt ra với các trường ĐH công lập hiện nay là khi chuyển sang tự chủ, HP cần được tăng tới mức nào cho phù hợp? Trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng phân tích: "Với nguyên tắc thu bù chi, ở trường công khi nhà nước đã đầu tư đất đai và cơ sở vật chất thì các chi phí này không được tính vào chi phí đào tạo. Chỉ phần khấu hao tài sản, chi phí thường xuyên để duy trì cơ sở vật chất thì mới được tính để cân nhắc việc thu HP".

Bên cạnh loại hình trường chuyển sang tự chủ hoàn toàn, ở hầu hết trường ĐH công lập đang tồn tại đồng thời chương trình đại trà thu HP thấp theo mức trần quy định của Chính phủ và chương trình chất lượng cao được thu HP tương ứng. Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống dù ủng hộ chủ trương các trường tự chủ nhưng không đồng tình với mô hình chương trình chất lượng cao đang tồn tại trong trường công lập.

Ông Tống nói: "Trường công được nhà nước đầu tư, việc một bộ phận sinh viên đóng HP cao hơn, điểm đầu vào thấp hơn nhưng được thụ hưởng chất lượng học tập ưu tiên hơn thì không hợp lý. Điều này tạo ra sự phân biệt, có phần thiếu công bằng với sinh viên đóng tiền thấp hơn, điểm đầu vào cao hơn. Như vậy, vô hình trung đã biến trường công hoàn toàn thành một phần trường tư trong trường công".

Nên hỗ trợ cho sinh viên vay không lãi suất

Việc tăng HP nên ở mức vừa phải vì nếu HP tăng quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Mình nghĩ quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo được vay dài hạn và không lãi suất. Sau khi ra trường, sinh viên có thể hoàn trả trong vòng 1 - 2 năm đầu đi làm.

Nguyễn Đình Hiệu (cựu sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM)

Cần chính sách cho vay sinh hoạt phí

Song song với bài toán tăng HP, các chuyên gia cho rằng cần đi kèm chính sách hỗ trợ người học.

Vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cho rằng: "Tăng HP phải đi đôi với việc hỗ trợ cho sinh viên nghèo được vay HP, thậm chí vay sinh hoạt phí. Điều này nhằm tránh mâu thuẫn sinh viên nghèo phải đi làm thêm kiếm tiền học và bị phản tác dụng". Cũng theo ông Tống, chính sách này phải từ nhà nước chứ không phải các trường. Học bổng các trường đang có chỉ hỗ trợ một phần người học không giải quyết được tổng thể và lâu dài.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, cũng cho rằng chính sách tín dụng này phải ở cấp quốc gia.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, ý kiến: "Cần phải như các trường nước ngoài là có thu vào nhưng có chi ra cho người học. Trường ĐH phải chi một phần lớn để hỗ trợ ngược lại cho người học. Theo quy định hiện nay các trường phải trích tối thiểu 8% nguồn thu HP để cấp học bổng cho sinh viên. Nhưng mức này có thể phải nhiều hơn thì mới công bằng".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ clip Tôn Bằng lạy Dịch Dương, năn nỉ về nhà, Nhất Dương hành động bất ngờRộ clip Tôn Bằng lạy Dịch Dương, năn nỉ về nhà, Nhất Dương hành động bất ngờ
10:37:59 18/05/2025
Đề nghị truy tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 41 bị canĐề nghị truy tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 41 bị can
09:19:38 18/05/2025
Taylor Swift bị điều tra?Taylor Swift bị điều tra?
10:57:27 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiênMỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
08:27:37 18/05/2025
Nữ hoàng dao kéo tuổi U60 đang đi ở châu Âu: "Trời ơi, ông Tây khen tôi đẹp quá"Nữ hoàng dao kéo tuổi U60 đang đi ở châu Âu: "Trời ơi, ông Tây khen tôi đẹp quá"
11:01:19 18/05/2025
1 triệu người "nín thở" nghe Lê Dương Bảo Lâm livestream nói đúng câu này giữa thông tin đã ly thân1 triệu người "nín thở" nghe Lê Dương Bảo Lâm livestream nói đúng câu này giữa thông tin đã ly thân
10:09:35 18/05/2025
Hôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễHôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễ
11:18:15 18/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái hôn chỉ sau 3 tháng thảm kịch, mẹ cố diễn viên giật spotlight với phát ngôn sốcChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái hôn chỉ sau 3 tháng thảm kịch, mẹ cố diễn viên giật spotlight với phát ngôn sốc
10:45:00 18/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi

Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi

Tin nổi bật

14:12:45 18/05/2025
CQCS điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên phối hợp cung cấp toàn bộ hồ sơ để phục vụ công tác điều tra vụ gian lận trong thi cử, cấp chứng chỉ hành nghề y.
Yuna cố tình lừa dối khán giả bởi chiêu trò, âm mưu chiếm spotlight của đồng đội

Yuna cố tình lừa dối khán giả bởi chiêu trò, âm mưu chiếm spotlight của đồng đội

Sao châu á

13:57:41 18/05/2025
Trong giới Kpop các nhóm nhạc thần tượng luôn khắt khe với bản thân để sở hữu vẻ đẹp ngoại hình là điều không xa lạ với công chúng. Tuy nhiên mới đây fan soi ra được Yuna (ITZY) có dấu hiệu lừa dối khán giả cố tình chơi trội để làm lu m...
Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?

Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?

Sao việt

13:54:30 18/05/2025
Sau khoảng 10 ngày nhập cuộc hơn 100 thí sinh đã có mặt đầy đủ để tham gia vào các hoạt động bên lề. Họ cùng nhau giao lưu và có những chuyến tham quan ấn tượng tại nước nhà Ấn Độ, qua đó các thí sinh đã thể hiện sự thân thiện của mình ...
Hyundai Stargazer: Mẫu xe MPV giá rẻ dành cho gia đình, chỉ từ 489 triệu đồng

Hyundai Stargazer: Mẫu xe MPV giá rẻ dành cho gia đình, chỉ từ 489 triệu đồng

Ôtô

13:34:35 18/05/2025
Với giá 599 triệu đồng, Stargazer X cao cấp sở hữu thêm các công nghệ an toàn thuộc gói ADAS như: cảnh báo va chạm phía trước, phanh hỗ trợ va chạm phía trước/sau, hỗ trợ phanh tránh va chạm điểm mù, hỗ trợ giữ làn, kiểm soát hành trình...
Top 10 naked bike cho cảm giác lái thoải mái nhất năm 2025: Xướng tên Honda CB750 Hornet

Top 10 naked bike cho cảm giác lái thoải mái nhất năm 2025: Xướng tên Honda CB750 Hornet

Xe máy

13:28:29 18/05/2025
Kawasaki Z H2 SE ABS, Honda CB750 Hornet là những mẫu xe naked bike cho cảm giác lái thoải mái nhất thế giới năm 2025.
Biến hóa phong cách hè với các kiểu họa tiết chấm bi, hoa lá trẻ trung

Biến hóa phong cách hè với các kiểu họa tiết chấm bi, hoa lá trẻ trung

Thời trang

13:20:30 18/05/2025
Điểm nhấn là một chiếc túi tote vải thô hoặc túi xách đan lát, đều là những xu hướng đang thống trị mùa hè này. Sự cân bằng giữa họa tiết chấm bi và các món đồ trơn màu giúp tổng thể hài hòa, vừa tinh tế vừa dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn...
Kiểu tóc ngắn sang trọng, vừa gọn mặt lại mát mẻ

Kiểu tóc ngắn sang trọng, vừa gọn mặt lại mát mẻ

Làm đẹp

13:08:03 18/05/2025
Một mái tóc đẹp mùa hè cần thỏa mãn nhiều tiêu chí từ thẩm mỹ đến công năng. Ai cũng muốn được làm mới chính mình và tóc ngắn chính là con đường nhanh gọn, dễ dàng nhất.
Bom tấn của Johnny Trí Nguyễn bất ngờ xuất hiện ở Cannes 2025, hé lộ bí mật mà netizen Việt chưa hề hay biết

Bom tấn của Johnny Trí Nguyễn bất ngờ xuất hiện ở Cannes 2025, hé lộ bí mật mà netizen Việt chưa hề hay biết

Hậu trường phim

12:55:39 18/05/2025
Dự án hé lộ nhiều thông tin chưa từng công bố, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mãn nhãn và là bước đột phá lớn cho điện ảnh Việt trên trường quốc tế.
Độc đáo những khách sạn Nhật Bản không có nhân viên phục vụ

Độc đáo những khách sạn Nhật Bản không có nhân viên phục vụ

Du lịch

12:36:48 18/05/2025
Các nhà ga, bất động sản bỏ trống và những chiếc xe buýt cũ kỹ đã được chuyển đổi thành nơi lưu trú du lịch linh hoạt, mang lại sức sống mới cho người dân Nhật Bản ở vùng nông thôn.
Chị em phụ nữ sẽ mừng thầm khi thấy những món ăn này, nấu rất nhanh mà ăn ngon như nhà hàng

Chị em phụ nữ sẽ mừng thầm khi thấy những món ăn này, nấu rất nhanh mà ăn ngon như nhà hàng

Ẩm thực

12:23:53 18/05/2025
Không cần kỹ năng nấu nướng cao siêu, không nguyên liệu cầu kỳ, chỉ cần vài phút là bạn đã có thể chuẩn bị một bữa cơm ngon miệng, đủ đầy cho gia đình.
Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m, mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá

Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m, mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá

Sáng tạo

12:01:05 18/05/2025
Sau gần 10 năm sống trong căn nhà thuê nhỏ hẹp giữa thành phố để tiện chăm con học đại học, chị Lan - 45 tuổi - quyết định bỏ phố về quê khi con trai tốt nghiệp và đi làm ổn định.