Tăng lương cho giáo viên là khả thi

Theo dõi VGT trên

Khẳng định của GS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội: Tăng lương cho giáo viên là cần thiết, không phải ở nước nghèo, khó khăn như nước ta mà thậm chí cả với cả những nước có nền giáo dục phát triển.

Tăng lương cho giáo viên là khả thi - Hình 1

ảnh minh họa

Tăng lương phải đi đôi với tăng thu nhập. Nói như vậy có nghĩa, lương là khoản cứng, còn thu nhập là khoản dao động theo tùy theo năng lực, vị trí việc làm, hiệu quả công việc, thâm niên

Cho rằng tăng lương là khả thi, nhưng GS Đinh Quang Báo cũng lưu ý: Khả thi với điều kiện có sự quyết tâm của các những người quản lý, hoạch định chính sách.

Trả lời câu hỏi: Nguồn ở đâu để thực hiện tăng lương cho giáo viên, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm: Trong điều kiện nhà nước còn khó khăn, đặt vấn đề ngân sách tăng chi tiêu cho ngành giáo dục là khó khăn, nên cần tìm cách tăng lương qua điều chỉnh lại cơ cấu chi tiêu mà không làm tăng gánh nặng cho ngân sách.

Tuy nhiên, nhà nước cũng có thể phải nghĩ đến việc tặng thêm ngân sách cho giáo dục, nhưng trọng số vấn là điều chỉnh cơ cấu chi tiêu. Rà soát lại những khoản chi bất hợp lý hoặc hợp lý nhưng chưa phải là cấp bách, chưa tác động lớn có thể tạo ra đột phá cho chất lượng giáo dục. Chất lượng đội là khâu đột phá trong giáo dục là điều không bàn cãi. Ta đặt trọng số chi tiêu cho giáo viên là ở triết lý ấy.

Ví dụ, chỉ cần thực hiện được việc trang bị những trang thiết bị, đồ dùng dạy học… theo đúng nhu cầu của đơn vị sử dụng cuối cùng, không trang bị đồng loạt… cũng có thể tiết kiệm được khoản chi và chi hiệu quả. Người đề xuất phương án điều chỉnh chính là người có nhu cầu trực tiếp. Có nghĩa là mỗi trường học là một đơn vị hạch toán chi tiêu linh hoạt đó, không áp đặt một công thức chi tiêu chung cho tất cả các nhà trường.

“Hiện trong nông nghiệp, người ta thực hiện bón phân và tưới nước đúng gốc theo nhu cầu của cây, theo từng thời điểm. Đó là điều tạo nên thắng lợi của Israel trong nông nghiệp” – GS Đinh Quang Báo ví von.

Video đang HOT

GS Đinh Quang Báo cũng cho rằng, tăng lương phải trở thành động lực phấn đấu để giáo viên muốn vươn lên về chất lượng nghề nghiệp. Việc vươn lên đó được đánh giá bằng thu nhập. Trả lương sao cho nếu giáo viên làm tốt đồng nghĩa với việc được tăng thu nhập. Có như vậy, việc tăng thu nhập với trở thành giải pháp làm chuyển biến chất lượng giáo dục.

Theo tinmoi24.vn

Giáo viên ngại lên chức vì thu nhập giảm

Nhiều nhà giáo khi sang làm quản lý bị mất phụ cấp thâm niên, thu nhập giảm nên không muốn được điều động, luân chuyển.

Sáng 12/12, hội thảo góp ý cho dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục tổ chức tại phía Nam, một lần nữa "nóng" về vấn đề tiền lương.

Ông Bùi Văn Hoàng, Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long (Đồng Nai) chia sẻ, ông từng được lãnh đạo ngành mời làm trưởng phòng đào tạo nhưng từ chối vì khi làm quản lý chế độ phụ cấp thâm niên sẽ mất, thu nhập giảm.

"Chế độ này chỉ áp dụng cho nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập", ông Hoàng nêu sự bất cập.

Theo ông Hoàng, nhiều giáo viên giỏi ở các trường cũng có tâm lý này khi được cất nhắc lên làm chuyên viên, lãnh đạo cấp phòng bởi ngoài yếu tố thu nhập họ còn bị khống chế thời gian làm việc. Chẳng hạn giáo viên có thời gian nghỉ hè, trong khi chuyên viên chỉ được hưởng ngày nghỉ phép trong năm.

Giáo viên ngại lên chức vì thu nhập giảm - Hình 1

Hiệu trường trường THPT Chu Văn An (Đăk Nông) Phan Sỹ Quang trăn trở về tiền lương cho giáo viên và xã hội hóa giáo dục. Ảnh: Mạnh Tùng.

Ông Hoàng ủng hộ điều luật tiền lương trong dự thảo là tiến bộ - khi quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định.

"Để khắc phục tình trạng giáo viên giỏi không muốn lên làm chuyên viên hoặc quản lý, dự thảo sửa đổi Luật giáo dục nên định nghĩa lại khái niệm nhà giáo, bao gồm không chỉ là người đứng lớp mà phải gồm cả người làm chuyên viên, cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục trở lên", ông đề nghị.

Cùng quan điểm, Hiệu trưởng trường Mầm non Vàng Anh (quận 5, TP HCM) Nguyễn Thị Hương cho rằng, khi lên làm cán bộ phòng giáo dục, lãnh đạo trường hoặc giáo viên sẽ mất gần nửa thu nhập so với ở cơ sở. Trong khi đó áp lực, trách nhiệm với công việc nhiều hơn nên không mấy người mặn mà.

Trình độ giáo viên mầm non ở TP HCM khá cao - phần lớn là cao đẳng, đại học nhưng khi xếp ngạch lương chỉ hưởng ở hệ số thấp nhất nên các trường mầm non ở tuyến dưới chật vật tuyển người.

Còn ông Phan Sỹ Quang - Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (Đăk Nông) - đặt vấn đề "tăng lương thì tăng thế nào, có đủ sống không, có xảy ra tình trạng lương chưa vào túi mà vật giá đã tăng?".

Theo ông Quang, nếu ngân sách đủ đáp ứng cho công tác giáo dục và trả tiền lương đủ sống cho giáo viên thì vị thế của nhà giáo sẽ được nâng lên rất nhiều.

Giáo viên ngại lên chức vì thu nhập giảm - Hình 2

GS.TS Mai Hồng Quỳ, thành viên soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nói rõ hơn về vấn đề này, thành viên soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục - GS.TS Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng Đại học Luật TP HCM) - nhìn nhận quy định hiện hành về tiền lương cho nhà giáo còn nhiều hạn chế.

Phần lớn giáo viên từ tiểu học đến THPT đa phần thuộc nhóm viên chức A0 và A1 nên có 9-10 bậc lương trong mỗi ngạch. Cơ hội để nhà giáo chuyển sang ngạch cao khó hơn nhiều so với viên chức các lĩnh vực khác.

Bà Quỳ phân tích, ở bậc mầm non và tiểu học, mỗi nhà giáo đi từ bậc lương thấp nhất đến bậc cao nhất trong ngạch lương là 24 năm, và số tiền tăng lên chỉ 2,8 triệu đồng. Con số này cũng tương tự với giáo viên bậc THPT với thời gian kéo dài 27 năm.

"Rõ ràng, lương quá thấp khó trở thành động lực cho nhà giáo cống hiến", bà Quỳ nhận xét và cho rằng việc tăng lương là cần thiết nhưng vấn đề là "tăng thế nào, kinh phí từ đâu".

Giải pháp được nữ GS.TS đề xuất là giảm số lượng giáo viên biên chế nếu hạn chế được thực trạng chương trình giáo dục quá nhiều, thời gian học dài, phương pháp dạy lạc hậu, ít áp dụng công nghệ. Cách khác là có thể chuyển sang cơ chế khoán quỹ lương cho đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, sử dụng hiệu quả nhân lực, giảm biên chế để tăng thu nhập cho nhà giáo.

Tại hội thảo, đại biểu đến từ Sở Giáo dục, trường học các tỉnh Kon Tum, Đăk Nông, Đồng Nai, TP HCM... cũng góp ý về vấn đề nâng cao chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, nâng từ trung cấp lên cao đẳng; vấn đề chính sách phổ cập liên quan đến việc miễn học phí bậc THCS; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; xã hội hóa giáo dục...

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo sửa đổi 29 điều và bổ sung một điều mới.

Bộ Giáo dục sẽ tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 12, sau đó Bộ giải trình ý kiến thẩm định, chỉnh sửa dự thảo để trình Chính phủ trong tháng 1/2018.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đức Tuấn tranh cãi vì thái độ cười cợt vụ mất drone, phải ngừng diễnĐức Tuấn tranh cãi vì thái độ cười cợt vụ mất drone, phải ngừng diễn
07:22:02 02/05/2025
Sinh viên Đại học vỗ lễ cựu chiến binh lên tiếng xin lỗi, khoe gia đình có côngSinh viên Đại học vỗ lễ cựu chiến binh lên tiếng xin lỗi, khoe gia đình có công
10:04:23 02/05/2025
Nữ Thượng tá 5 lần đọc thuyết minh diễu binh, diễu hành, tiết lộ phải thi tuyển rất gắt gaoNữ Thượng tá 5 lần đọc thuyết minh diễu binh, diễu hành, tiết lộ phải thi tuyển rất gắt gao
06:56:28 02/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ ánNữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án
10:41:19 02/05/2025
Làm việc với chủ bãi xe "chặt chém" 100.000 đồng/xe máy xem diễu binh, diễu hànhLàm việc với chủ bãi xe "chặt chém" 100.000 đồng/xe máy xem diễu binh, diễu hành
06:50:53 02/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?
07:08:40 02/05/2025
Chưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước ThịnhChưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước Thịnh
07:40:51 02/05/2025
Đầu tư vàng lời 35 tỷ, ông chủ siêu thị lập tức chia toàn bộ cho nhân viên vì lời "nói dối" năm xưaĐầu tư vàng lời 35 tỷ, ông chủ siêu thị lập tức chia toàn bộ cho nhân viên vì lời "nói dối" năm xưa
08:19:32 02/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

CSGT khống chế người đàn ông vừa lái xe vừa "múa rựa"

CSGT khống chế người đàn ông vừa lái xe vừa "múa rựa"

Pháp luật

12:53:00 02/05/2025
Ngày 2/5, Công an phường Dĩ An (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đang tạm giữ một người đàn ông để lấy lời khai làm rõ về hành vi điều khiển xe máy cầm rựa "múa" trên phố.
"Nữ hoàng rating" thu mình sau biến cố mất cha và em trai: Không kết hôn, cuộc sống hiện tại chỉ xoay quanh 1 thứ

"Nữ hoàng rating" thu mình sau biến cố mất cha và em trai: Không kết hôn, cuộc sống hiện tại chỉ xoay quanh 1 thứ

Sao châu á

12:45:52 02/05/2025
Ha Ji Won thích trồng cây, đọc sách, vẽ tranh, và nuôi thú cưng. Với nữ diễn viên, bình yên là được làm điều mình thích và sống trọn vẹn mỗi ngày.
Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala

Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala

Sao âu mỹ

12:40:49 02/05/2025
Page Six đưa tin rằng, biểu tượng Diana Ross sẽ tham dự buổi từ thiện sang trọng diễn ra vào thứ Hai tuần tới cùng với con gái, ngôi sao Black-ish Tracee Ellis Ross và con trai Evan.
Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Tin nổi bật

12:35:18 02/05/2025
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 28/4 tại điểm trường bản Bắc Thắng, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã gây chấn động dư luận.
Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Thế giới

12:30:33 02/05/2025
Nga gửi lời cảm ơn Mỹ vì viện trợ quân sự thời Thế chiến II, nhưng khẳng định Liên Xô vẫn sẽ đánh bại phát xít Đức.
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5

Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5

Trắc nghiệm

11:21:44 02/05/2025
Phú Yên - mảnh đất của biển trời yên bình - đang trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng chục nghìn du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày.
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến

Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến

Đồ 2-tek

11:18:47 02/05/2025
Những lỗ hổng chưa được vá có thể bị kẻ xấu khai thác nhằm truy cập trái phép vào dữ liệu của người dùng, đánh cắp mật khẩu hay thậm chí cài đặt phần mềm độc hại.
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon

Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon

Sáng tạo

11:09:52 02/05/2025
Phải đến khi quyết tâm theo dõi lại toàn bộ chi tiêu trong 2 tháng, tôi mới thấy vấn đề không nằm ở chợ, không nằm ở giá rau, mà nằm ở cách tôi đi chợ và mua đồ mỗi ngày.
Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Lạ vui

11:06:52 02/05/2025
Dù đã nghiên cứu hàng thập kỷ, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra những hiểu biết mới về cách thức hoạt động và tương tác của các yếu tố trong lòng đại dương.
Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Thế giới số

10:51:54 02/05/2025
Theo PhoneArena, nhiều người dùng smartphone luôn ao ước có thể thay đổi ống kính linh hoạt như trên máy ảnh DSLR chuyên nghiệp để nâng tầm khả năng nhiếp ảnh.
Áo gile, bí quyết nâng tầm vẻ ngoài thanh lịch cho mùa hè

Áo gile, bí quyết nâng tầm vẻ ngoài thanh lịch cho mùa hè

Thời trang

10:47:45 02/05/2025
Áo gile chính là biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng, thanh tao của phái nữ. Không còn bó buộc trong hình ảnh của những cô nàng công sở, áo gile nâng tầm vẻ ngoài với nhiều bản phối năng động để nàng tỏa sáng hết cỡ.