Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc thường xuyên sử dụng đồ uống có đường (ĐUCĐ) làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư…
Đây là vấn đề nghiêm trọng, bởi những nhóm bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử von.g tại Việt Nam.
Mối nguy hại khôn lường
“Đa số tr.ẻ e.m Việt Nam đều thích sử dụng nước ngọt, trong khi chỉ cần uống một lon nước ngọt đã gần mức tiêu thụ đường trong cả ngày”, đây là cảnh báo của bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).
Bà Thủy cho biết, nghiên cứu ở 75 quốc gia cho thấy, mức tiêu thụ đồ uống có đường tăng 1% liên quan đến việc có thêm gần 5 người lớn thừa cân/100 người và hơn 2 người lớn béo phì/100 người; chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) bày lo lo ngại về đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tr.ẻ e.m Việt Nam.
Trên thế giới, đồ uống là nguồn cung cấp đường lớn nhất trong chế độ ăn, đóng góp 25% lượng đường tiêu thụ tự do ở người lớn và 40% lượng tiêu thụ ở thanh thiếu niên. Đường dạng lỏng hấp thụ trực tiếp vào má.u và gan chuyển hóa rất nhanh, dẫn đến dư thừa năng lượng.
Tiêu thụ ĐUCĐ trong thời thơ ấu có liên quan đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Tình trạng béo phì cao hơn khi trẻ 5 tuổ.i, cứ mỗi 100ml tăng thêm trong tiêu thụ ĐUCĐ mỗi ngày có liên quan đến chỉ số khối cơ thể cao hơn và tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,2 lần ở tuổ.i lên 6; với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm. Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng một năm cũng sẽ tăng 6,75kg cân nặng.
Theo WHO, mỗi người không nên tiêu thụ quá 50g đường mỗi ngày, và tốt nhất là dưới 25g. Nhưng hiện nay, chỉ cần một lon nước ngọt phổ biến trên thị trường đã chứa tới gần 40g đường gần chạm ngưỡng khuyến cáo cho cả ngày. Tệ hơn, mức tiêu thụ ĐUCĐ tại Việt Nam hiện đã tăng gấp 4 lần so với năm 2009.
Bà Thủy cũng chia sẻ, ĐUCĐ hiện chiếm tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người trưởng thành, và đến 40% ở thanh thiếu niên. Điều này phản ánh rõ ràng rằng, nếu không can thiệp kịp thời, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế hệ lớn lên cùng bệnh tật.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm – Văn phòng WHO tại Việt Nam thông tin thêm, tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng rất nhanh. Tổng tiêu thụ nước ngọt tăng từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023, gấp 4 lần. Tiêu thụ đầu người cũng tăng từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên 66,5 lít/người năm 2023. Tỷ lệ thừa cân béo phì và tiểu đường tuýp 2 cũng tăng nhanh ở Việt Nam.
Video đang HOT
Cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt
Trước thực trạng đó, chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt được nhìn nhận không chỉ dưới lăng kính tài chính mà là một biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp.
Bà Thủy khẳng định, thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ giúp làm giảm tiêu dùng ĐUCĐ, mà còn đóng vai trò như một lá chắn y tế nhằm giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ ngân sách quốc gia khỏi những tổn thất do bệnh tật kéo dài gây ra.
Mặc dù cơ quan chức năng đã đề xuất lộ trình áp thuế từ năm 2027 (8%) và nâng lên 10% từ năm 2028, song WHO và các chuyên gia khuyến nghị mức thuế nên đạt ít nhất 40% để thực sự tạo ra thay đổi hành vi tiêu dùng. Tại nhiều quốc gia, mức thuế này đã giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ nước ngọt, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.
Chung quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Lâm lưu ý, số liệu của World Bank cho thấy có 117 quốc gia áp thuế với ĐUCĐ. Thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp y tế dự phòng hiệu quả để làm giảm sử dụng nước ngọt.
TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, thuế là thông điệp thể hiện trách nhiệm của chính phủ với sức khỏe người dân. Khi người dân hiểu rõ tác hại, và khi giá thành tăng đủ để khiến họ cân nhắc, sự thay đổi sẽ xảy ra.
Không chỉ WHO, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng, thuế với ĐUCĐ là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Tính đến năm 2023, đã có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế đối với ĐUCĐ, tăng gần gấp ba lần so với năm 2009. Trong khu vực ASEAN, 6 nước đã đi trước Việt Nam gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia và Brunei.
Hầu hết các nước đều ghi nhận hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn áp dụng. Theo đó, người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn ít đường hơn, tỷ lệ béo phì ở trẻ giảm, và doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi bằng cách đổi mới công thức sản phẩm.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt được kỳ vọng là khởi đầu cho một chiến lược dài hơi nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng, mở đường cho thế hệ tương lai lớn lên khỏe mạnh hơn, sáng suốt hơn và không bị ràng buộc bởi những lựa chọn gây hại được “bọc đường”.
Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
Theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, uống một lon nước ngọt mỗi ngày có thể làm giảm 12 phút sống khỏe mạnh trong cuộc đời của một người.
Tại Mỹ, gần 2/3 người trưởng thành uống ít nhất một loại đồ uống có đường mỗi ngày. Và đồ uống có đường, đặc biệt là soda, hiện là nguồn bổ sung đường lớn nhất trong chế độ ăn của người Mỹ, một xu hướng đang dần lan sang nhiều nước khác.
Trong một nghiên cứu đăng trên Nature Food, các nhà khoa học từ Đại học Michigan (Mỹ) đã tính toán tác động của các loại thực phẩm và đồ uống đến tuổ.i thọ "khỏe mạnh", tức là số năm sống không bệnh tật.
Theo đó, chỉ một lon soda mỗi ngày có thể khiến bạn mất tới 12 phút sống khỏe mạnh, do nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng lên rõ rệt như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Giảm đồ uống có đường để sống khỏe mạnh hơn. Ảnh: Pexels
Đường bổ sung, thủ phạm gây ra hàng loạt bệnh mạn tính
Một lon soda 330 ml chứa tới 10 muỗng cà phê đường bổ sung, gần bằng hoặc vượt mức giới hạn khuyến nghị cho cả ngày.
Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, người trưởng thành nên giới hạn lượng đường bổ sung ở mức dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày (tức khoảng 12,5 muỗng cà phê cho chế độ ăn 2.000 calo).
"Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát, rối loạn mỡ má.u, bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2," chuyên gia dinh dưỡng Jamie Nadeau, RD, LDN từ tổ chức The Balanced Nutritionist cảnh báo.
Trong khi đó, chuyên gia Laura M. Ali, MS, RDN, LDN tại Pittsburgh, cho rằng soda gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng: "Bạn chỉ nhận được đường và calo rỗng mà không có vitamin, khoáng chất hay bất kỳ lợi ích sức khỏe nào."
Ảnh hưởng dây chuyền đến cân nặng, hệ tiêu hóa và cả răng miệng
Soda không khiến bạn cảm thấy no như thực phẩm, theo chuyên gia Beth Stark, RDN, LDN. Điều đó có nghĩa là bạn dễ ăn thêm nhiều thực phẩm khác để bù lại, từ đó dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn và tăng rủi ro bệnh lý.
Không dừng lại ở đó, các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra mối liên hệ giữa lượng đường cao và hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, một yếu tố tiềm ẩn gây viêm nhiễm, nền tảng của nhiều bệnh mạn tính, từ tiểu đường đến trầm cảm.
Đối với sức khỏe răng miệng, đường và axit trong soda tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Hậu quả không chỉ là răng hư, mà còn ảnh hưởng đến tim mạch và chuyển hóa, do sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến các bệnh toàn thân như tim mạch và tiểu đường.
Thay thế soda, nước uống có đường bằng các loại nước phù hợp hơn. Ảnh: Pexels
Uống gì thay soda? Chuyên gia gợi ý
- Nước khoáng có ga: Không đường, không calo nhưng vẫn giữ được cảm giác dễ chịu. Bạn có thể chọn loại có hương vị tự nhiên để dễ uống hơn.
- Nước pha trái cây và thảo mộc: Stark gợi ý kiểu nước lọc pha với dâu, dưa lưới, cam quýt và bạc hà hoặc cỏ xạ hương, vừa thanh mát vừa không đường.
- Trà đá không đường: Trà xanh, đen hay thảo mộc đều là lựa chọn tuyệt vời. Không chỉ chứa chất chống oxy hóa mà còn hỗ trợ giảm viêm và kiểm soát đường huyết.
- Cà phê đen: Nếu bạn cần caffeine, cà phê là lựa chọn tốt hơn soda. Nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê không thêm đường có thể hỗ trợ kéo dài tuổ.i thọ.
Nhìn chung, không ai bắt bạn phải từ bỏ hoàn toàn những ly soda yêu thích, nhưng nếu bạn đang tìm cách để kéo dài tuổ.i thọ, sống khỏe mạnh hơn, hãy cân nhắc giảm dần hoặc thay thế đồ uống có đường bằng những lựa chọn phù hợp hơn.
Theo lời chuyên gia Jamie Nadeau, "Soda có thể thỉnh thoảng khiến bạn vui, nhưng để sống khỏe, bạn nên ưu tiên những gì làm lợi cho cơ thể mình."
Vì tuổ.i thọ không chỉ tính bằng năm sống, mà bằng số năm sống khỏe mạnh, không bệnh tật, không phụ thuộc thuố.c, và đầy năng lượng.
Bạn đã biết cách nhận biết lượng đường trong đồ uống? Các nhà sản xuất thường sử dụng các cách khác nhau để công bố lượng đường trong đồ uống; và không phải người tiêu dùng nào cũng biết rõ để nhận diện thức uống có chứa nhiều đường hơn mức tiêu thụ cho phép. Hiện người tiêu dùng, đặc biệt thế hệ Millennials (sinh từ đầu những năm 1980 đến 1995), ngày càng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Nhiều người lớn, tr.ẻ e.m bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở tr.ẻ e.m

Những căn bệnh âm thầm đ.e dọ.a dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiế.m tiề.n tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâ.m xuyê.n hộp sọ ở Hải Phòng

B.é gá.i 13 tuổ.i ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'

Bài thuố.c chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân
Có thể bạn quan tâm

Tử vi tài chính 3 tháng tới: 2 cung hoàng đạo càng tiêu nhiều càng có lộc, 1 cung càng "run tay" càng rỗng ví
Trắc nghiệm
19:57:22 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Khởi tố hàng chục thanh niên gây rối an ninh trật tự
Pháp luật
19:54:12 29/04/2025
Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc
Thế giới
19:51:32 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025