Tàu cao tốc cánh ngầm chở khách: Lúng túng quản lý
Bấy lâu nay, tai nạn liên quan đến tàu cao tốc chở khách vẫn thường xảy ra, nghiêm trọng hơn cả là vụ chìm tàu cao tốc tại Cần Giờ (TP.HCM). Theo Dự thảo Nghị định quy định về niên hạn sử dụng tàu cao tốc chở khách ở Việt Nam mà Bộ GTVT đang soạn thảo, tàu cao tốc chở khách sẽ không được quá 25 năm.
Tàu cao tốc chở khách chỉ được sử dụng không quá 25 năm?
Tàu cao tốc lắp giám sát hành trình ô tô
Đến nay, người dân cả nước vẫn chưa quên vụ chìm tàu cao tốc tại Cần Giờ – TP.HCM làm 9 người chết vào đầu tháng 8-2013 vừa qua. Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải cho biết, hiện tại, vụ việc đã được chuyển sang cơ quan điều tra. Ngay sau vụ việc này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã giao các Cục, Vụ liên quan của Bộ thanh kiểm tra hoạt động của tàu cánh ngầm trên địa bàn một số tỉnh, thành như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu… Ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ ATGT báo cáo: “Qua kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, đoàn kiểm tra phát hiện trên tuyến có 7 điểm đen, thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo vì lắp thiết bị của ô tô, không có bản đồ số của tuyến đường sông. Khi kiểm tra, phương tiện ở dưới sông nhưng thiết bị hiển thị ở trên cạn…”.
Thống kê của Cục Hàng hải về sự cố, tai nạn các tàu cao tốc chở khách tại 13 tỉnh, thành cho thấy, trong 5 năm qua (từ 2007 đến tháng 6-2012) đã ghi nhận tổng số 25 vụ tai nạn trên đường thủy nội địa, làm chết 12 người, bị thương 33 người, chìm 1 phương tiện. Còn theo ông Nguyễn Văn Thuấn, tàu cao tốc cánh ngầm chạy chủ yếu từ TP.HCM – Vũng Tàu và Hải Phòng – Cát Bà. Riêng tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM – Vũng Tàu vận chuyển hàng triệu khách/năm. Trong tháng 8-2013, thống kê cả nước xảy ra khoảng 20 sự cố với tàu cánh ngầm, chủ yếu tập trung vào các tàu cánh ngầm một động cơ.
Nhiều tàu quá “già”
Video đang HOT
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tổng số tàu cao tốc chở khách hoạt động trên đường thủy nội địa cả nước hiện có 335 chiếc. Trong đó, 282 chiếc đang hoạt động, 53 chiếc hết hạn hoạt động hoặc đang chờ sửa chữa. Tuổi bình quân của toàn bộ đội tàu là 7 tuổi, chiếm phần lớn (đến 44%) là tàu từ 1-5 tuổi. Tuy nhiên, hiện có 11 chiếc trên 20 tuổi, 1 chiếc từ 25-30 tuổi và 1 chiếc từ 30-35 tuổi. Ngoài ra, tàu cao tốc chở khách hoạt động trên biển hiện có 26 chiếc với độ tuổi bình quân là 9,27 tuổi, trong đó 1 chiếc có độ tuổi từ 20-25 năm.
Trước thực trạng trên, Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy cao tốc chở khách tại Việt Nam. Theo đó, Bộ GTVT đưa ra 2 phương án. Thứ nhất, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy cao tốc chở khách không quá 25 năm. Bộ GTVT đánh giá, nếu áp dụng theo phương án này thì không ảnh hưởng đến vận tải, chủ tàu có đủ thời gian để đổi mới phương tiện nên hầu như không tác động xấu đến vận tải hành khách, không ảnh hưởng nhiều đến đầu tư.
Phương án 2 đưa ra cụ thể: tàu cánh ngầm: không quá 21 năm; tàu đệm khí: không quá 18 năm; các phương tiện thủy cao tốc chở khách khác: không quá 25 năm. “Nếu áp dụng theo phương án 2 thì số lượng phương tiện bị loại khi hết năm 2013 là rất lớn (đặc biệt đội tàu cánh ngầm). Chủ tàu không có đủ thời gian để đổi mới phương tiện nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vận tải hành khách (đặc biệt tuyến TP.HCM – Vũng Tàu) và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của chủ tàu”, Bộ GTVT nhận định. Tuy nhiên, nếu áp dụng thì sẽ thúc đẩy chủ tàu đầu tư tàu mới, nhưng về mặt tài chính lâu dài sẽ không ảnh hưởng nhiều do tàu mới thì chi phí cho hoạt động sửa chữa ít.
Ông Nguyễn Anh Vũ – Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam: “Hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển là rất khó khăn bởi vùng hoạt động rộng lớn, mênh mông, đặc biệt là tại các vùng cách xa bờ. Hiện tại, Trung tâm có đội tàu gồm 7 con tàu để duy trì hoạt động tìm kiếm cứu nạn là quá ít. Đội tàu năng lực hạn chế, chỉ chịu được sóng gió đến cấp 8, cũng như chỉ có thể hoạt động xa bờ trong thời gian ngắn”.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Đi đò, "đạp vịt" phải mặc áo phao: Quy định có cũng như không
Nhiều vụ chìm tàu, thuyền và những cái chết thương tâm đã xảy ra nhưng hành khách đi thuyền, đò vẫn cố tình không mặc áo phao. Ngay trong nội thành, các khu vui chơi giải trí ở hồ Tây, Trúc Bạch, Thủ Lệ... dù đã có quy định bắt buộc phải mặc áo phao nhưng xem ra, quy định chỉ ở trên giấy.
Đò Thọ An qua sông Hồng cũng chẳng ai quan tâm đến áo phao
Bất chấp quy định
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2003, xảy ra hàng loạt tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến các hoạt động vận chuyển hành khách ngang, dọc sông, trong lòng hồ, các khu vui chơi giải trí và một số tuyến đường thủy nội địa. Trước tình trạng này, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vận chuyển hành khách đường thủy nội địa.
"Cương quyết không cho phương tiện xuất bến khi trên phương tiện vẫn còn hành khách không mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân", ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội yêu cầu.
Quy định là vậy, nhưng theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu vui chơi giải trí có hoạt động bến thủy nội địa như hồ Tây, Trúc Bạch, Thủ Lệ cho thấy, hành khách tham gia dịch vụ đạp vịt, vui chơi trên thuyền nổi không mặc áo phao. Đặc biệt, tại hồ Tây diện tích mặt nước và độ sâu nguy hiểm trên địa bàn TP lại tấp nập các dịch vụ vui chơi giải trí như "đạp vịt", cà phê, ăn uống trên thuyền song, tuyệt nhiên không ai tuân thủ quy định.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phương Văn Vĩnh, Phó trưởng Ban Quản lý hồ Tây cho biết, hiện trên hồ Tây có 6 doanh nghiệp đang khai thác dịch vụ mặt nước với 10 thuyền nổi và khoảng hơn 100 thuyền "đạp vịt". "Kiểm tra các quy định về an toàn thì các doanh nghiệp tại đây đều chấp hành đầy đủ". Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến thực tế kể trên, ông Vĩnh cho rằng, khi kiểm tra thì không thấy như vậy!
Chưa bị phạt, còn chủ quan
Mặc dù lãnh đạo Ban quản lý hồ Tây khẳng định, việc mặc áo phao là bắt buộc phải tuân thủ vì an toàn tính mạng của người tham gia nhưng Ban quản lý hồ Tây không có chức năng xử phạt các doanh nghiệp hay hành khách vi phạm. "Chúng tôi chỉ quản lý, kiểm tra, tham mưu cho quận Tây Hồ cùng các sở, ngành liên quan. Khi thấy doanh nghiệp vi phạm, không đảm bảo an toàn... chúng tôi sẽ kiến nghị để xử lý", ông Vĩnh cho biết.
Nguy hiểm hơn, trên các tuyến đò ngang qua sông, người dân cũng ngày ngày "đánh đu" với tử thần. Hà Nội có 36 bến đò dọc và 1 bến đò ngang trải dài trên 200km đường sông, nhưng việc chấp hành các quy định về an toàn còn bị xem nhẹ. Bến đò Thọ An (Km35 đê hữu sông Hồng) thuộc địa phận xã Thọ An, huyện Đan Phượng, hàng ngày vẫn chở khách qua sông Hồng nhưng quy định về mặc áo phao hay dụng cụ nổi chỉ tồn tại trên giấy. Hay tại bến Vân Phúc (Km28 bờ hữu sông Hồng) thuộc địa bàn xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, mặc dù không được phép chở ô tô qua sông, nhưng bến đò này vẫn chuyên chở ô tô, xe máy, xe thô sơ... Và, đều không có bất kỳ hành khách nào mặc áo phao.
Theo Đại tá Khuất Duy Kiều, Trưởng phòng CSGT đường thủy, Công an TP Hà Nội cho biết: "Tới đây, quy định xử phạt của Chính phủ đã được ban hành. Tuy nhiên, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, Thanh tra GTVT là rất quan trọng, vì với lực lượng mỏng của CSGT đường thủy cũng khó lòng xử lý hết vi phạm".
Điều 55 của Nghị định 93 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa, có hiệu lực từ 15-10 tới đây quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Theo ANTD
Bình yên giữa những ngày mưa bão Chúng tôi tìm đến Phòng CSGT đường thủy CATP Hà Nội giữa những ngày đang diễn ra cơn bão số 6. Ngoài bộ phận trực ban và quản lý hành chính, tất cả Ban chỉ huy phòng đến CBCS đoàn viên thanh niên đều tỏa đi khắp các đội quản lý địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn bình yên sông nước....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên
Pháp luật
09:35:21 08/05/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Triệu Vy
Sao châu á
09:29:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
Nhạc việt
09:26:16 08/05/2025
Bí Đỏ tả thực cuộc sống với Vũ Cát Tường, netizen xót: Thương Tường quá, nhưng kệ nha...
Netizen
09:23:43 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025
Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17
Thế giới số
09:10:35 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025