Tàu ngầm TP HCM lặn tới độ sâu 190m
Tàu ngầm TP HCM, chiếc tàu ngầm Kilo 636 thứ 2 Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, đã hoàn tất việc thử nghiệm trên biển, trong đó có lần lặn xuống độ sâu 190 mét, để sẵn sàng bàn giao cho Việt Nam.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn nguồn tin công nghiệp đóng tàu quốc phòng nước này cho biết, chiếc thứ 2 trong số 6 tàu ngầm Kilo của dự án 636 “Varshavyanka” do Việt Nam đặt hàng đã kết thúc thành công giai đoạn thử nghiệm trên biển cấp nhà máy và cấp nhà nước Nga.
Trong quá trình kiểm tra tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 2 lần lặn thử nghiệm, 1 lần ở độ sâu 190 mét.
“Hiện nay, chiếc tàu ngầm đã được đưa trở lại dock tàu của Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg (Nga) để tiếp tục kiểm tra. Công tác huấn luyện các thủy thủ đoàn nước ngoài sẽ bắt đầu vào tuần thứ ba của tháng 7″ – nguồn tin quốc phòng Nga cho biết.
“Trong vòng 1 tháng sẽ thực hiện phần kiểm tra trên bờ, sau đó là phần kiểm tra trên biển mà theo kế hoạch sẽ là 5 chuyến đi ra biển xa” – hãng “Interfax” dẫn lời quan chức ngành công nghiệp đóng tàu quốc phòng Nga nói.
“Đến cuối năm 2013 có kế hoạch hạ thủy chiếc tàu ngầm xuất khẩu thứ 3. 3 chiếc tiếp theo của dự án cũng đang trong giai đoạn xây dựng” – quan chức Nga nói về kế hoạch đóng 6 tàu ngầm Kilo 636 theo đơn đặt hàng của Việt Nam.
Tàu ngầm Hà Nội đã hoàn tất việc thử nghiệm để sẵn sàng chuyển giao cho Việt Nam – Ảnh: QĐND
Ngày 2/7, trước ý kiến dành nguồn lực đầu tư xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, đủ sức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đông đảo cử tri ở Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam hiện đang đầu tư đóng tàu ngầm mang tên Hà Nội và TP HCM tại Nga.
“Sắp tới, sẽ đóng tàu ngầm thứ 3 mang tên Hải Phòng” – Thủ tướng cho biết thêm.
Sau khi nêu rõ Việt Nam có những chính sách xây dựng an ninh quốc phòng vững mạnh để thực hiện nhất quán đường lối bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, Thủ tướng cho biết thời gian tới Việt Nam sẽ công khai mua tiếp máy bay SU30, tên lửa tầm xa để củng cố quốc phòng vững mạnh.
Trước đó, ngày 13/5/2013, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức LB Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thị sát tàu ngầm Hà Nội. Đây là chiếc tầu ngầm đầu tiên mà Nga đóng theo đơn hàng 6 chiếc của Việt Nam.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát buồng điều khiển ngư lôi của tàu ngầm Hà Nội – Ảnh: VGP
Tàu ngầm Hà Nội được hạ thuỷ tháng 8/2012 và hoàn thành nhiều chuyến đi thử nghiệm biển xa. Tàu ngầm Hà Nội đã thực hiện thành công 23 cuộc lặn trong khi thuỷ thủ đoàn Việt Nam cũng đã thực hiện chuyến huấn luyện đi biển xa đầu tiên 10 ngày.
Sau tàu ngầm TP HCM, nhà máy đóng tàu Admiralty đã lên kế hoạch hạ thuỷ chiếc thứ 3 mang tên tàu ngầm Hải Phòng trong tháng 8 tới. “Cũng trong năm 2013 nhà máy sẽ khởi đóng chiếc tàu ngầm thứ 4″ – Itar-Tass dẫn nguồn tin công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.
Trong tháng 2/2013, tại xưởng số 6 của nhà máy đóng tàu Admiralty cũng đã bắt đầu việc cắt kim loại cho chiếc tàu ngầm Kilo 636 thứ 6. Đây cũng là chiếc tàu ngầm cuối cùng trong đơn đặt hàng 6 tàu ngầm loại này của Việt Nam.
Tàu ngầm điện-diesel project 636 Varshavyanka, NATO định danh là Kilo, thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3. Ưu thế quan trọng nhất của Kilo 636, theo các chuyên gia, là có tiềm năng hiện đại hóa lớn, cho phép tích hợp vũ khí tối tân, bao gồm cả tên lửa chống tàu Club, giúp mở rộng đáng kể khu vực tấn công mục tiêu.
Ngoài những vũ khí hiện đại, những tàu ngầm Kilo 636 đóng cho Hải quân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập các hệ thống mới nhất đảm bảo hoạt động sống của thủy thủ đoàn và các hệ thống máy tính tối tân.
Theo hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo 636 cho Việt Nam, bên cạnh việc đóng 6 tàu ngầm, hợp đồng còn bao gồm cả việc đào tạo thủy thủ đoàn Việt Nam, cung cấp các thiết bị và vật tư cần thiết.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 là thế hệ tàu ngầm thứ 3, được thiết kế với nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Đồng thời tàu cũng hữu hiệu trong nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực bờ biển và đảm bảo thông tin liên lạc. Ngoài ra, tàu còn thực hiện nhiệm vụ trinh sát và các hoạt động tuần tra ngăn chặn thông tin liên lạc của đối phương.
Tàu Kilo 636 chạy động cơ diesel/điện thuộc loại êm nhất thế giới, được mệnh danh là “hố đen trong đại dương”, thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (tải trọng tối đa), tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 – 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla.
Theo 24h
Thủy lôi và trận Bạch Đằng ở Biển Đông
Thủy lôi là loại vũ khí đầu tiên được sử dụng, khi xuất hiện các loại tầu hiện đại, trong đó đặc biệt là tàu ngầm. Dần dần, thủy lôi nhường vị trí đầu bảng cho ngư lôi và tên lửa chống tầu. Nhưng thủy lôi vẫn giữ được khả năng chiến đấu hiệu quả cho đến ngày nay.
Điều này đặc biệt với những nước có tiềm lực kinh tế - quân sự hạn chế, nhưng có vùng biển dài, rộng và có nhiều khả năng bị đe dọa quân sự từ hướng biển như khu vực Biển Đông của Việt Nam. Việc sử dụng các trận địa thủy ngư lôi đã có thời gian sản xuất từ lâu (từ 1964) có trang bị bổ sung những thiết bị dò tìm mục tiêu hiện đại, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất chống lại các lực lượng hải quân hiện đại. Bảo vệ thành công thềm lục địa, biển đảo.
Đối với các lực lượng hải quân có trang bị tàu ngầm, thông thường sử dụng các loại thủy ngư lôi như: Thủy lôi neo; Thủy lôi đáy; Thủy lôi phóng nổi trong vùng nước; Thủy lôi - ngư lôi ; Thủy lôi - tên lửa.
Thủy lôi neo PM-1 được sử dụng để chống tàu ngầm, được lắp đặt trong ống phóng ngư lôi 533mm (hai quả ) ở độ sâu đến 400m, độ chìm của thủy lôi là 10 - 25 m. Khối lượng nổ là 230 kg. bán kích cảm biến âm thanh bộ phận kích nổ là 15 - 20 m. Loại mìn neo PM-2 được biên chế vào trong hải quân từ năm 1965 sử dụng ăng ten cũng tương tự như PM-1, nhưng có khả năng tấn công cả tàu nổi và tàu ngầm ở độ sâu đến 900m.
Thủy lôi neo PM-1 và PM-2.
Loại mìn thủy lôi đáy MDM-6 được sử dụng để chống các tàu nổi và tàu ngầm. Thủy lôi được chế tạo thiết bị kích nổ phi tiếp xúc với 3 kênh cảm biến âm thanh, cảm biến từ trường và cảm biến thủy lực. Thủy lôi có trang bị thiết bị đặt thời gian trực chiến đấu, thiết bị phóng đại tín hiệu và thiết bị tự hủy. Đường kính ống phóng là 533m. Độ sâu đặt thủy lôi đến 120m.
Thủy lôi đáy MDM-6.
Thủy lôi tự chuyển động dưới đáy biển MDS được sử dụng để tiêu diệt các tàu nổi và tàu ngầm đối phương. Đặt rải thủy lôi MDS được tiến hành phóng ra từ ống phóng ngư lôi 533mm từ tầu ngầm. Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ khi mục tiêu tiến đến khoảng cách gần, kích hoạt thiết bị gây nổ từ trường hoặc sóng âm. Khu vực nguy hiểm có thể lên đến 50m. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển mooyj cách bí mật. Độ sâu đặt thủy lôi thấp nhất là 8m.
Thủy lôi tự cơ động đáy MDS.
Thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Sử dụng ống phóng ngư lôi 533mm của tàu ngầm. Mìn bao gồm thân mìn và thiết bị neo. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tầu mục tiêu. Đồng thời có thiết bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu. Đồng thời thủy lôi cũng có đầu nổ tiếp xúc thân mìn.
Thủy lôi phản lực RM-2.
Thủy lôi chống tàu ngầm PMT-1 được biên chế vào Hải quân Xô viết vào năm 1972. Được chế tạo bao gồm thủy lôi có neo và ngư lôi loại nhỏ MGT-1 đường kính 406mm. Loại thủy lôi neo phản lực PMR-2 là tổ hợp thủy lôi neo với động cơ phản lực dưới nước. Bao gồm có ống phóng, tên lửa đẩy và neo. Động cơ phản lực hoạt động đẩy thủy lôi về phía mục tiêu khi thiết bị dò tìm mục tiêu đã xác định được mục tiêu dựa vào các trường vật lý xuất hiện ở tàu ngầm. Thủy lôi kích nổ đầu đạn bởi thiết bị kích nổ tiếp xúc hoặc kích nổ không tiếp xúc.
Thủy lôi chống tầu ngầm PMT-1.
Thủy lôi thềm lục địa MSM được sử dụng để chống lại các loại tầu nổi và tầu ngầm trong khu vực ven biển. Thủy lôi là tổ hợp mìn đáy biển với động cơ phản lực tên lửa. Thủy lôi được đặt ngầm trong tư thế thẳng đứng. Thiết bị dò tìm sóng âm cho phép phát hiện và định hướng mục tiêu. Tên lửa đẩy phóng thủy lôi từ thân mìn. Thủy lôi được trang bị thiết bị kích nổ sóng âm phi tiếp xúc. Cho phép tấn công hiệu quả mục tiêu trong khu vực nguy hiểm. Đường kính thủy lôi là 533mm.
Không quá tốn kém, nhưng rất hiệu quả, việc phong tỏa một khu vực hoặc cả một vùng biển rộng lớn có thể tiến hành bằng cách rải thủy lôi, thiết lập những trận địa ngầm bí mật dưới lòng biển mai phục quân thù khi chúng xâm phạm biên giới hải đảo của tổ quốc. Với trí tuệ Việt, những vũ khí không thuộc loại công nghệ cao như thủy lôi vẫn có thể làm nên những trận Bạch Đằng Giang lừng lẫy trên Biển Đông nếu kẻ địch dám manh động, làm liều.
Thủy lôi thềm lục địa MSM.
Theo Dantri
Tướng Trung Quốc "ớn" tàu ngầm ở Biển Đông Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Trung Quốc, chuẩn đô đốc Yin Zhuo cho rằng cần phải tăng cường lực lượng chống ngầm của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông để đối phó tốc độ phát triển chóng mặt các hạm đội tàu ngầm của hải quân nước ngoài. Biển Đông nhộn nhịp tàu ngầm Có vẻ như sự kiện thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025