Tàu ngầm Trung Quốc gây sức ép cho nguồn lực của Mỹ?
Việc Trung Quốc triển khai ít nhất một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân sẽ gây thêm áp lực cho nguồn lực của Mỹ và đồng minh.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc hiện đang duy trì ít nhất một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân dưới biển. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên Mỹ và các đồng minh trong bối cảnh các nước này muốn kiềm chế Bắc Kinh.
Báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng 11.2022 cho biết hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 44 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel/hệ thống động lực không dùng không khí, theo tờ Washington Times.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 094A của hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông ngày 12.4.2018. Ảnh REUTERS
Theo đánh giá, hạm đội 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Tấn của Trung Quốc đang thực hiện các cuộc tuần tra “gần như liên tục” từ đảo Hải Nam đến Biển Đông và được trang bị một tên lửa đạn đạo JL-3 mới, với tầm bắn ước tính hơn 10.000 km, có thể đặt lục địa Mỹ vào tầm ngắm.
Gây áp lực lên Mỹ
Video đang HOT
Ngay cả khi thỏa thuận tàu ngầm AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc sẽ cho phép Canberra triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trong 20 năm tới, việc Trung Quốc liên tục tuần tra tàu ngầm hạt nhân trên biển có thể gây áp lực cho các nguồn lực của Mỹ, theo Reuters.
Tổng số tàu ngầm của Mỹ hiện là 68 chiếc, bao gồm 14 chiếc tàu ngầm tấn công mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio. Trong số này còn có 4 tàu ngầm mang tên lửa hành trình (SSGN) lớp Ohio được cải tiến để mang tên lửa thông thường và hỗ trợ các lực lượng tác chiến đặc biệt. Tuy nhiên, các tên lửa SSGN được tối ưu hóa cho hoạt động tấn công trên bộ chứ không phải vai trò chống hạm, theo trang USNI News.
Hạm đội Thái Bình Dương cho biết Hải quân Mỹ đang triển khai khoảng 20 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm ở đảo Guam và Hawaii. Theo thỏa thuận AUKUS, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ và Anh sẽ được triển khai gần bang Tây Úc của nước Úc từ năm 2027, theo Reuters.
Ông Timothy Wright, nhà phân tích quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh), cho biết các lực lượng Mỹ có thể đối phó với nguồn lực hiện có, nhưng sẽ phải cam kết nhiều khí tài hơn trong 10 đến 15 năm tới khi các cuộc tuần tra tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc bắt đầu.
Ông nói thêm, việc Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng lực lượng hạt nhân đồng nghĩa với việc các chiến lược gia của Mỹ lần đầu tiên phải đối mặt với hai “đối thủ hạt nhân ngang hàng” – Trung Quốc và Nga.
“Điều đó sẽ gây lo ngại cho Mỹ vì nó sẽ kéo căng hệ thống phòng thủ của nước này, khiến nhiều mục tiêu gặp rủi ro hơn và chúng sẽ cần giải quyết bằng các năng lực thông thường và hạt nhân bổ sung”, theo ông Wright.
Vấn đề của Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc được cho là có khả năng tuần tra răn đe, nhưng các vấn đề về chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc đã làm chậm quá trình triển khai các hoạt động này, theo Reuters. Các tàu ngầm lớp Tấn, dự kiến sẽ được thay thế bằng Type-096 trong thập niên tới, tương đối ồn ào và dễ theo dõi.
Nếu Trung Quốc có thể triển khai các tàu ngầm siêu yên tĩnh ngang với các tàu tốt nhất của Mỹ và Nga, thì điều đó sẽ thể hiện một sự thay đổi chiến lược lớn – không chỉ đối với khả năng phòng thủ trên đại dương mà còn đối với năng lực của Trung Quốc, theo USNI News
Ông Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết ông tin rằng các vấn đề liên lạc và chỉ huy của tàu Trung Quốc vẫn là một “công việc đang được tiến hành”, nhưng có vẻ như khả năng đó chưa hoàn thiện.
Theo ông Kristensen, việc triển khai nhiều tàu ngầm hơn của Trung Quốc có nghĩa là quân đội Trung Quốc và Mỹ ngày càng “cọ xát” với nhau – làm tăng khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên.
“Người Mỹ tất nhiên đang cố gắng thâm nhập vào pháo đài đó và xem họ có thể làm gì và cần làm gì, vì vậy căng thẳng có thể hình thành và các sự cố có thể xảy ra”, ông nói.
Thỏa thuận AUKUS: Trung Quốc quan ngại, IAEA kêu gọi không phổ biến vũ khí hạt nhân
Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại của nước này trước tuyên bố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia.
Với tổng giá trị ước tính lên đến 100 tỷ AUD, thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS sẽ trở thành dự án quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Australia - Ảnh minh họa. (Nguồn: The Australian)
Tại cuộc họp báo thường kỳ vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã nhấn mạnh, Bắc Kinh "kiên quyết phản đối 3 quốc gia ép buộc IAEA tham gia vào kế hoạch này".
Theo thỏa thuận mới nhất trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh 3 bên (AUKUS), Mỹ dự kiến sẽ bán 3 tàu ngầm lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia.
Tàu ngầm trên sẽ được General Dynamics chế tạo vào đầu những năm 2030 và Canberra sẽ có khả năng đặt mua thêm 2 chiếc tương tự.
Trước đó, ngày 14/3, IAEA cho rằng nhóm AUKUS (Mỹ, Australia và Anh) cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ và cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân liên quan đến kế hoạch cung cấp tàu ngầm năng lượng cho Australia.
IAEA đã cho biết: "Trong công tác trao đổi thông tin, các bên AUKUS đã tái khẳng định cam kết nêu rõ trước đây của họ, rằng việc duy trì tính toàn vẹn của cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân và thực hiện các biện pháp bảo vệ vẫn là mục tiêu cốt lõi liên quan đến AUKUS".
Australia với AUKUS và Trung Quốc: Thủ tướng Albanese khẳng định sẽ 'vẹn cả đôi đường' Ngày 10/3, tờ Financial Review đưa tin, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đáp trả những chỉ trích của Trung Quốc đối với việc Canberra mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc cáo buộc, quan hệ đối tác AUKUS phá hoại thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. (Nguồn: Youtube) Thủ tướng Australia Anthony Albanese...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Váy tơ bồng bềnh, nhẹ mát là 'chân ái' của mọi cô gái
Thời trang
20:57:06 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
Sao việt
20:28:19 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025