Tàu vỏ thép vừa sử dụng đã hỏng: Cử tri đòi công khai xử lý trách nhiệm
Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội báo cáo tổng hợp sơ bộ kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội, thông qua đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3 vừa qua với nhiều vấn đề được nhắc đến như quản lý quy hoạch bán đảo Sơn Trà, tai biến ngành y, xử lý các dự án đắp chiếu, truy trách nhiệm về hiện tượng gian lận chương trình đóng tàu vỏ thép…
Tại nhiều địa phương đã ghi nhận hiện tượng các tàu vỏ thép được đóng theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67 chất lượng kém, nhanh xuống cấp, vỏ tàu, máy tàu bị tráo đồ rởm so với thiết kế.
Chỉ rõ yếu kém trong hoạt động của Chính phủ
Báo cáo nêu rõ, tính đến hết ngày 10/7/2017 đã có 36/63 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố gửi báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đến UB Thường vụ Quốc hội (qua Ban Dân nguyện) (đạt tỷ lệ hơn 57%).
Thông qua các báo cáo đã tập hợp được 681 kiến nghị cử tri từ 309 cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14.
UB Dân nguyện khái quát, cử tri đánh giá cao kết quả của kỳ họp thứ 3 khi đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong các phiên thảo luận các dự án luật, nghị quyết. Các vị đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến, thể hiện vai trò, trách nhiệm đại biểu của dân, thẳng thắn, không né tránh, đề xuất những vấn đề thời sự mà đông đảo cử tri cả nước đang quan tâm.
Nhiều vấn đề được đề cập cụ thể như chuyện được mùa mất giá, giá thịt lợn hơi, dưa hấu giảm sâu; công tác quản lý văn hóa du lịch, quy hoạch bán đảo Sơn Trà; quản lý giá thuốc, tai biến trong ngành y, trục lợi bảo hiểm xã hội, các dự án “đắp chiếu”… đáp ứng mong đợi của cử tri.
Cử tri đánh giá, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, trình độ của các đại biểu Quốc hội, góp phần làm rõ thêm nguyên nhân của nhiều hạn chế, yếu kém trong các hoạt động của Chính phủ thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, cử tri cũng bày tỏ sự lo lắng đối với một số vấn đề như: tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhưng việc thu hồi tài sản tham nhũng còn đạt tỷ lệ thấp. Vấn đề thất thoát lớn trong đầu tư, nhất là các dự án gây thất thoát nghìn tỷ vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn xảy ra nhiều trường hợp đáng lo ngại, việc xử lý trách nhiệm còn chưa tương xứng.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn đáng lo ngại, tai nạn giao thông vẫn còn ở mức độ cao. Tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản bừa bãi, nhất là tình trạng “lâm tặc”, “cát tặc” đang diễn ra khá phức tạp; y tế, giáo dục có nhiều vấn đề đáng quan tâm; đời sống người nông dân vẫn còn bấp bênh, nông sản không tiêu thụ được…
Cử tri mong mỏi Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm và có những giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
Video đang HOT
Báo cáo chính thức việc xử lý 12 dự án thất thoát nghìn tỷ
Đi vào một số vấn đề cụ thể, Ban Dân nguyện cho biết, cử tri phản ánh, nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã tạo điều kiện để ngư dân nâng cấp, đóng mới tàu có công suất lớn để vươn khơi, bám biển đánh bắt thủy hải sản đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai thực hiện đã xảy ra tình trạng chất lượng của tàu không đáp ứng được yêu cầu, thường hư hỏng gây khó khăn cho người dân.
Cử tri đề nghị các bộ, ngành liên quan, các địa phương rà soát, kiểm tra tổng thể để làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm, công khai đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc hàng loạt tàu vỏ thép mới được đưa vào sử dụng đã hư hỏng phải nằm bờ.
Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, cử tri rất bức xúc trước tình hình khai thác cát, sỏi trái phép gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân.
Cử tri kiến nghị Nhà nước cần có phương án quản lý vấn đề khai thác cát hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn, hạn chế gây sạt lở đồng thời đảm bảo nhu cầu xây dựng của nhân dân; nghiên cứu các vật liệu thay thế để hạn chế việc sử dụng cát sông, cát biển. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ cần kiểm tra, chấn chỉnh xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng nạo vét, khơi thông luồng sông để khai thác cát trái phép như thời gian vừa qua, gây bất bình trong dư luận.
Qua tiếp xúc với các vị đại biểu sau kỳ họp, cử tri còn phản ánh tình trạng hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài (đặc biệt là hướng dẫn viên Trung Quốc) khi hướng dẫn, giới thiệu cho du khách nước ngoài tham quan tại Việt Nam giới thiệu sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, văn hóa, lịch sử của Việt Nam đối với du khách nước ngoài tuy đã được chấn chỉnh nhưng hiện vẫn còn xuất hiện tại nhiều địa điểm du lịch. Đề nghị có sớm có biện pháp xử lý nghiêm, chấm dứt tình trạng nói trên.
Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nêu đề nghị Chính phủ có báo cáo chính thức với Quốc hội về việc xử lý 12 dự án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian vừa qua.
P.T
Theo Dantri
"Chỉ múc cát lên lấy tiền, có điều kiện tôi cũng múc"
"Giá cát liên tục tăng mạnh, tạo ra lợi ích kinh khủng. Chỉ múc cát lên lấy tiền, nói thật tôi có điều kiện tôi cũng đi múc" - Phó trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi của Chính phủ sáng 6/7.
Hội nghị của Chính phủ được tổ chức trực tuyến với các địa phương.
"Cát tặc" dùng bạo lực, người dân lập chốt chặn
Báo cáo về tình tình khai thác cát, sỏi, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Qúy Vương cho biết, thống kê của các tỉnh thành đến tháng 5/2017 có 824 mỏ cát, sỏi được cấp phép. Các sai phạm tại các mỏ cát thường gặp là khai thác vượt khối lượng và số lượng phương tiện cho phép, không xuất hóa đơn, chứng từ không đúng quy định...
Một số địa phương thiếu quản lý chặt chẽ dẫn đến một số mỏ vi phạm pháp luật dẫn tới bức xúc, khiếu kiện như ở Phú Thọ, Bắc Giang, Đồng Nai...
Đối với các dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa tận thu sản phẩm thường vi phạm khai thác ngoài phạm vi dự án, khai thác vượt độ sâu, vượt số tàu cho phép, không xuất hóa đơn, chứng từ theo quy định, lợi dụng chủ trương khai thác cát trái phép...
Thời gian gần đây, hoạt động khai thác cát trái phép tuy giảm nhưng vẫn còn tình trạng lén lút hoạt động ở một số tuyến sông Hồng, sông Lam, sông Lô, sông Đồng Nai, Sài Gòn... Một số nơi dân lập chốt ngăn chặn, chống lại cát tặc.
"Có nơi cát tặc dùng bạo lực đe dọa, tranh giành địa bàn, phương tiện để khai thác cát và đối phó với cơ quan chức năng" - Thứ trưởng Bộ Công an cảnh báo, hiện nay nổi lên tình trạng sát lở hai bên bờ sông, nghiêm trọng nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, hiện bộ này quản lý, khai thác 42 tuyến luồng hàng hải và các khu chuyển tải trong vùng nước cảng biển với chiều dài hơn 885km.
Đây là tuyến giao thông hàng hải huyết mạch nên hàng năm nhà nước có trách nhiệm nạo vét, duy tu theo chuẩn tắc thiết kế để bảo đảm giao thông hàng hải với kinh phí dự kiến trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên do ngân sách chỉ bố trí được khoảng 600 - 700 tỷ đồng để thực hiện nạo vét từ 12 - 16 tuyến luồng quan trọng, không có kinh phí nạo vét các tuyến luồng khác.
"Do nguồn ngân sách còn hạn chế do đó chủ trương xã hội hóa theo hình thức nạo vét thông luồng, kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét, không sử dụng ngân sách là cần thiết", ông Công nhấn mạnh.
Nói về việc cấp phép, Thứ trưởng GTVT cho hay, tính đến tháng 6/2017, bộ đang tạm dừng thi công 9 dự án; chấm dứt thu hồi 16 dự án; đang xem xét thủ tục 12 dự án luồng tuyến hàng hải. Còn các dự án luồng tuyến đường thủy nội địa đã chấm dứt, thu hồi 48 dự án; đang xem xét thủ tục 2 dự án.
Làm 1 tuyến đường mất hàng chục triệu m3 cát, 1 khu đô thị ngốn 7 triệu m3
Ông Đỗ Văn Đương: "Việc giá cát tăng mạnh đang tạo ra những lợi ích khủng".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết, chỉ một tuyến Quốc lộ 5, việc thi công đã dùng mấy chục triệu m3 cát để san lấp. Bộ Xây dựng đề nghị không dùng cát cho san lấp mà chỉ dùng cho xây dựng.
Đề nghị này được Thượng tướng Lê Quý Vương ủng hộ vì dùng cát cho san lấp sẽ rất lãng phí và gây cạn kiệt tài nguyên. Ông dẫn chứng, một khu đô thị ở Đà Nẵng phải sử dụng 7 triệu m3 cát để san lấp.
"Với số lượng lớn như vậy, cả khu vực Miền Trung lấy đâu ra? Nên họ mới đi mua lung tung. Phải rất suy nghĩ điều này", Tướng Vương lưu ý.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, nghiên cứu sản xuất vật liệu thay thế cát, sỏi dùng cho xây dựng, san lấp, không xuất khẩu cát kể cả cát nhiễm mặn.
Phó trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương nhận định, tình trạng khai thác cát diễn ra tràn lan, gây mất nhà, mất đất của dân, quốc gia thì mất khoáng sản.
Trước việc giá cát tăng mạnh, tạo ra lợi ích khủng, ông Đương đề nghị cần kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn. "Múc cát lên lấy tiền, nói thật tôi có điều kiện tôi cũng đi múc" - ông Đương nhấn mạnh.
Nói về tình trạng khai thác cát sỏi quá mức, nhà nước lỏng tay quản lý dẫn đến thất thoát tài nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác khai thác cát, sỏi, cùng với đó các địa phương vào cuộc rất mạnh. Tuy nhiên do nhu cầu lớn nên giá cát, sỏi tăng mạnh do đó phải xem xét toàn diện, tạo điều kiện để đảm bảo nguồn cung, đồng thời vừa bảo vệ môi trường, vừa tránh thiệt hại người dân và nhà nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần có giải pháp đảm bảo đủ nguồn cung cát, sỏi hoặc các vật liệu tương đương cát đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế của các địa phương đồng thời đảm bảo bờ biển, bờ sông, lòng sông, không ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe, tính mạng, đời sống của người dân...
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại các quy hoạch, giấy phép về thăm dò, khai thác cát, sỏi gắn với đảm bảo chống sạt lở bờ sông, bờ biển; gắn với nhu cầu của thị trường, nhu cầu đầu tư xây dựng ở các địa phương.
P.Thảo
Theo Dantri
Những đồ án quy hoạch lỗi thời và bài toán được - mất khi sửa luật Tại cuộc hội thảo về dự án luật Quy hoạch do UB Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 22/2, câu chuyện đụng chạm lợi ích, chuyện "giữ đất", "lấn sân" giữa các Bộ, ngành một lần nữa được đề cập... Tại phiên họp hồi tháng trước của UB Thường vụ Quốc hội, đại diện một số Bộ, ngành nêu ý kiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm
Có thể bạn quan tâm

Không hẹn mà gặp, cả G-Dragon và Sơn Tùng đều gây bão visual cuối tuần qua: Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi!
Nhạc quốc tế
12:31:35 06/05/2025
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Thế giới số
12:13:09 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025