Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là “thành viên BRICS”
Tây Ban Nha lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nước này là thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS ).
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga hồi năm ngoái (Ảnh: AFP).
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã nhầm lẫn Tây Ban Nha là thành viên của nhóm BRICS dù nước này là một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và NATO .
Tây Ban Nha không phải là thành viên của BRICS, viết tắt của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tây Ban Nha là thành viên của NATO, cùng với Mỹ, và là thành viên của Liên minh Châu Âu.
Ông Trump đã nói nhầm rằng Tây Ban Nha là thành viên của BRICS khi một phóng viên hỏi ông về các quốc gia NATO như Tây Ban Nha không đáp ứng mức chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của khối.
Tây Ban Nha đứng cuối bảng trong số 32 quốc gia thành viên NATO, ước tính chi tiêu 1,28% cho quốc phòng trong năm ngoái.
Ông Trump bắt đầu câu trả lời khi nói “Tây Ban Nha chi rất ít”, đề cập đến chi tiêu quốc phòng của nước này, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang nói về BRICS.
“Họ là một quốc gia thành viên của BRICS, Tây Ban Nha. Bạn có biết quốc gia BRICS là gì không? Bạn sẽ tự hiểu thôi”, ông Trump nói với phóng viên từ bàn làm việc tại Phòng Bầu Dục.
Ông Trump tiếp tục lặp lại mối đe dọa áp thuế đối với BRICS, nói rằng “chúng tôi sẽ áp ít nhất mức thuế 100% đối với các giao dịch mà họ thực hiện với Mỹ”.
Sau đó, Bộ trưởng Giáo dục Tây Ban Nha Pilar Alegría, người phát ngôn của chính phủ, cho biết bà không hiểu lý do tại sao ông Trump lại có phát biểu như vậy.
“Tôi không biết liệu tuyên bố của Tổng thống Trump có phải là kết quả của một sự nhầm lẫn hay không, nhưng tôi có thể xác nhận rằng Tây Ban Nha không phải là thành viên của BRICS”, bà Alegría nói với các phóng viên vào ngày 21/1.
Tây Ban Nha đã là một thành viên của NATO trong suốt 4 thập niên vừa qua và chính phủ Tây Ban Nha coi Mỹ là đồng minh, bà nhấn mạnh.
Tây Ban Nha là 1 trong 8 quốc gia không đạt được mục tiêu chi tiêu 2% của NATO trong năm ngoái. Đây là mức cũ mà NATO đã thống nhất trong nhiều năm qua nhưng nhiều nước chưa đạt được.
Trong khi đó, ông Trump gần đây đã nói rằng ông muốn các thành viên NATO đạt 5% chi tiêu cho quốc phòng trong thời gian tới, nhằm giảm bớt gánh nặng bảo vệ của Mỹ với các thành viên liên minh.
Nhóm BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc, nhưng sau đó đã kết nạp thêm các nước khác. Nhóm này không có đồng tiền chung, nhưng các cuộc thảo luận lâu dài về chủ đề này đã đạt được một số động lực sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Năm ngoái, ông Trump yêu cầu các nước thành viên BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế đồng USD. Ông nhấn mạnh rằng nếu BRICS không làm theo yêu cầu, họ sẽ phải đối mặt với mức thuế 100% “và nên nói lời tạm biệt với việc xuất khẩu vào nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ”.
Sau đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đồng USD đang mất đi sức hấp dẫn như một loại tiền tệ dự trữ đối với nhiều quốc gia, một xu hướng mà ông cho biết đang diễn ra nhanh chóng.
“Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng nội tệ trong các hoạt động thương mại và kinh tế đối ngoại của họ”, ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông dự đoán rằng nếu Washington dùng đến “vũ lực kinh tế” để buộc các nước sử dụng đồng USD thì điều này sẽ phản tác dụng và khiến các nước tiếp tục chuyển sang dùng đồng nội tệ hoặc đồng tiền khác trong giao thương.
Ông Putin và ông Tập Cận Bình vừa điện đàm, họ nói gì?
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21.1 có cuộc điện đàm trực tuyến với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại buổi điện đàm, ông Putin cảm ơn sự ủng hộ của ông Tập cho Nga trong vai trò chủ tịch khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ năm 2024 là một năm rất hiệu quả trong quan hệ 2 nước, với nhiều cuộc gặp cấp cao và thúc đẩy các chương trình hợp tác, Hãng TASS đưa tin ngày 21.1.
"Có thể khẳng định rằng hợp tác trong chính sách đối ngoại giữa Nga và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các vấn đề quốc tế", Tổng thống Nga Putin nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp trực tuyến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21.1 . ẢNH: REUTERS
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói: "Chúng tôi sẽ cùng với Nga hỗ trợ hệ thống quốc tế lấy Liên Hiệp Quốc làm trung tâm".
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu thêm Trung Quốc và Nga thời gian qua duy trì tăng trưởng ổn định trong thương mại song phương. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Nga đạt mức kỷ lục, với hơn 244 tỉ USD vào năm 2024.
Chính sách đối ngoại của ông Trump: Chấm dứt chiến sự Ukraine, mua Greenland
Putin cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Nga, trong khi Nga là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ sự hài lòng khi tuyến đường ống dẫn khí đốt Trung Quốc - Nga đã đạt công suất tối đa trước kế hoạch.
Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẵn sàng đưa quan hệ với Nga lên một tầm cao mới vào năm 2025, theo TASS. Ông Tập nói 2 nhà lãnh đạo đã gặp nhau 3 lần vào năm 2024 và đạt được nhiều thỏa thuận. Tổng thống Putin nhấn mạnh quan hệ Nga - Trung Quốc được xây dựng dựa trên cơ sở hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, bình đẳng và hướng đến lợi ích chung, nêu rằng mối quan hệ này không phụ thuộc vào diễn biến hiện nay trên toàn cầu.
Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt Giới chức Tây Ban Nha cho biết ngày 18/1, một cáp treo trượt tuyết đã bị sập tại một khu nghỉ dưỡng ở vùng Aragon của nước này, khiến hàng chục người bị thương, trong đó có 9 người bị thương nghiêm trọng. Hiện trường vụ sập cáp treo tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết vùng Aragon, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters/TTXVN. Theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cuộc thử nghiệm bộc lộ sự tụt hậu đáng lo ngại của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hiện đại

Liên minh Mỹ - Nhật lung lay trước sức ép kinh tế và quân sự

Các tỉnh miền Nam Trung Quốc kích hoạt cảnh báo khẩn cấp do bão Wipha

Tổng thống Zelensky: Ukraine đề xuất đàm phán hòa bình với Nga vào tuần tới

Chuyên gia Trung Quốc nêu các yếu tố then chốt giải quyết ô nhiễm không khí

Đánh giá về phản ứng của Nga với 'tối hậu thư' từ Mỹ về xung đột ở Ukraine

Chia rẽ trong EU về 'cuộc chiến' ngân sách 2 nghìn tỷ euro

Lý do EU phản ứng dữ dội với cuộc tập trận Serbia - Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản khẳng định tìm kiếm kết quả có lợi đôi bên

Nội các Ukraine cải tổ lớn: Kỳ vọng đổi thay hay duy trì hiện trạng?

Một nước EU tiếp tục vận chuyển dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt mới

Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền Syria tuyên bố ngừng bắn toàn quốc
Có thể bạn quan tâm

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi mắc sởi
Sức khỏe
10:46:46 20/07/2025
Choáng ngợp trước giấy báo nhập học năm 2025 của các trường ĐH Trung Quốc, có nhất định phải đẹp đến vậy không?
Netizen
10:21:13 20/07/2025
Mikie Hara "Nữ thần áo tắm Nhật Bản" kết hôn, khiến nhiều fan nam tiếc hùi hụi
Sao châu á
10:18:37 20/07/2025
"Nữ hoàng trượt tuyết" Olympic gặp sự cố trang phục trên thảm đỏ, cách xử lý cực khéo léo
Sao thể thao
10:18:09 20/07/2025
Giám đốc công an Quảng Ninh thông tin về vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long
Tin nổi bật
09:57:32 20/07/2025
Bốn lâu đài cổ tích ở Đức được công nhận Di sản Thế giới UNESCO
Du lịch
08:48:37 20/07/2025
Chỉ một sao T1 tránh được "bão" sau trận thua thảm AL
Mọt game
08:42:41 20/07/2025
Sợ flop sau 2 tháng "lặn không sủi tăm", nữ cosplayer tái xuất với màn trình diện khó rời mắt
Cosplay
08:39:51 20/07/2025
Lần đầu về quê chồng nghỉ hè, giữa trưa thấy cảnh tượng trong nhà tắm, tôi vội vã ôm con bỏ về luôn
Góc tâm tình
07:55:14 20/07/2025
Phim ngôn tình mới chiếu 10 phút đã chiếm top 1 rating cả nước, nam chính là "ông cố nội visual" không hot mới lạ
Phim châu á
07:02:53 20/07/2025