Tên lửa phòng không tiên tiến NASAMS đang được lắp đặt tại Ukraine
Tập đoàn vũ khí Raytheon Technologies đã chuyển giao hai hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS cho chính phủ Mỹ và chúng đang được lắp đặt tại Ukraine.
Một tên lửa AMRAAM-Extended Range được bắn từ bệ phóng NASAMS, tấn công và tiêu diệt thành công một mục tiêu giả trong cuộc thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ Andoya ở Na Uy. Ảnh: Raytheon
Theo trang Defensenews, Giám đốc điều hành của Raytheon Technologies, ông Greg Hayes cho biết trên kênh CNBC ngày 25/10: “Chúng tôi vừa cung cấp hai hệ thống NASAMS… Chúng tôi đã giao hai hệ thống cho chính phủ vài tuần trước. Chúng đang được lắp đặt ở Ukraine”.
“Đó là một hệ thống phòng không tầm ngắn và nó có thể bắn tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120, có thể hạ gục mọi thứ trên bầu trời, từ máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo đến máy bay chiến đấu”, ông Hayes nhấn mạnh.
Hệ thống NASAMS do Na Uy phát triển sẽ cung cấp khả năng phòng thủ tầm trung đến tầm xa chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga. Những đợt tấn công như vậy đã bắn phá nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong hai tuần qua, bao gồm cả lưới điện và các cơ sở nhiên liệu.
Sau đợt không kích ồ ạt của Nga trên khắp lãnh thổ Ukraine vào ngày 10/10, Mỹ đã cam kết cung cấp hai hệ thống NASAMS trong vòng vài tuần và sáu hệ thống nữa trong khung thời gian dài hơn. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết hệ thống NASAMS đầu tiên được họ mua nhanh chóng vì phần lớn hệ thống đã được sản xuất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc điện đàm vào tháng 10 này đã cam kết với Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky sẽ xúc tiến chuyển giao nhanh NASAMS trong bối cảnh Nga liên tục tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.
Một bệnh nhân đi ngang qua khoa phẫu thuật đã bị phá hủy trong bệnh viện ở Izium, Ukraine, vào ngày 17/9/2022. Ảnh AP
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết hôm 24/10, NASAMS dự kiến sẽ được chuyển giao “trong vòng vài tuần tới” và Ukraine sẽ thông báo khi các hệ thống này tới và đi vào hoạt động.
Quân đội Mỹ sẽ “tiếp tục nỗ lực để đưa các hệ thống này đến Ukraine càng nhanh càng tốt”, vị quan chức trên nói thêm.
Trong thông báo về tình hình tài chính quý 3 của Raytheon, ngày 25/10, ông Hayes cho biết công ty hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hệ thống phòng không NASAMS tiếp theo “trong thời gian ngắn” do nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm của công ty kể từ khi Nga tấn công Ukraine.
Ông Hayes nói: “Chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu đáng kể trên toàn cầu đối với các hệ thống phòng không tiên tiến, đặc biệt là ở Đông Âu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn”.
Tới nay Mỹ đã cung cấp viện trợ quân sự trị giá hơn 17 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu đưa quân vào nước láng giềng ngày 24/2.
Xem Raytheon và Kongsberg thử nghiệm thành công phóng tên lửa AMRAAM-ER dành cho hệ thống NASAMS vào tháng 4/2021 (Nguồn: Raytheon Technologies)
NASAMS là một hệ thống phòng không đất đối tầm trung được thiết kế và phát triển bởi tập đoàn Raytheon của Mỹ và Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy.
NASAMS có thể được triển khai để xác định, tham gia và tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV), cũng như bảo vệ các tài sản có giá trị cao và các trung tâm dân cư lớn trước các mối đe dọa không đối đất.
Hệ thống phòng không NASAMS có kiến trúc mở, giúp tăng khả năng sống sót trước các biện pháp đối phó điện tử. Hệ thống tên lửa đất đối không này có thể tấn công đồng thời 72 mục tiêu ở chế độ chủ động và bị động.
Vũ khí chính của hệ thống là tên lửa AIM-120 AMRAAM. NASAMS có thể bắn các phiên bản của AMRAAM dẫn đường bằng radar, bao gồm dẫn xuất phạm vi mở rộng mới được tối ưu hóa để sử dụng trong các vai trò phóng từ mặt đất, cũng như tên lửa tầm nhiệt AIM-9X Sidewinder…
NASAMS được trang bị 3 bệ phóng đa nhiệm vụ, mỗi bệ mang tới sáu tên lửa. Nó có thể được chở trên xe tải hoặc xe bánh xích. Hệ thống có khả năng phòng thủ 360 độ, thích hợp cho các hoạt động trong cả ngày lẫn đêm, dưới mọi điều kiện thời tiết.
Tại sao máy bay không người lái đặt ra thách thức khác với Ukraine so với tên lửa?
Tên lửa hành trình và máy bay không người lái "tự sát" đều là loại vũ khí tấn công và phát nổ khi đến mục tiêu, nhưng chúng lại gây ra các mối đe dọa khác nhau.
Những máy bay không người lái cảm tử có giá rẻ hơn so với 1 quả tên lửa đánh chặn chúng. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters ngày 22/10, kể từ khi Nga thay đổi chiến thuật vào tuần trước để thực hiện các cuộc không kích vào những mục tiêu cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine, Moskva đã tăng cường sử dụng hai loại vũ khí chính: tên lửa hành trình tầm xa và cái gọi là "máy bay không người lái cảm tử".
Cả hai đều là loại vũ khí tấn công và phát nổ khi đến mục tiêu, nhưng chúng lại gây ra các thách thức khác nhau đối với Ukraine.
Các tên lửa, mỗi tên lửa trị giá hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD, bay nhanh, khó bị bắn hạ và mang theo khối lượng thuốc nổ lớn. Nhưng hiện tại, mối đe dọa lớn hơn có thể đến từ các máy bay không người lái - nhỏ, chậm, rẻ và dễ bắn hạ, nhưng lại có số lượng lớn đến mức chúng có thể được sử dụng để tấn công đồng loạt.
Nga có thể đã sử dụng những loại vũ khí trị giá hàng trăm triệu USD chỉ trong một ngày hôm 10/10 khi Tổng thống Putin phát tín hiệu về chiến thuật mới của mình bằng các cuộc không kích lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra, bắn hơn 80 tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.
Tên lửa Kalibr của Nga được cho là có tầm bắn lên tới 2.000 km, với tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh và mang theo đầu đạn nặng hơn 400 kg, có khả năng bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quân sự phòng thủ tốt, có giá trị cao như tàu chiến hoặc trung tâm chỉ huy của đối phương. Để đánh chặn những tên lửa này đòi hỏi hệ thống phòng không hiện đại, phức tạp.
Kiev tuyên bố đã bắn hạ hơn một nửa số tên lửa do Nga phóng đi trong những tuần qua, nhưng Ukraine cũng đã chịu những tổn thất lớn.
Mặc dù các nhà phân tích phương Tây không biết chính xác Moskva còn lại bao nhiêu tên lửa, nhưng nguồn cung cấp có hạn, khiến các cuộc tấn công liên tục trên quy mô lớn như vậy khó có thể kéo dài.
Các nước phương Tây đã cam kết sẽ bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến cho Ukraine, chẳng hạn như hệ thống NASAMS của Mỹ, dự kiến được chuyển giao trong những tháng tới trong khi Đức đã gửi hệ thống phòng không IRIS-T đầu tiên tới Ukraine vào tuần trước.
Với máy bay không người lái, chúng có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ giám sát, nhưng cũng có thể làm vũ khí tấn công khi mang theo chất nổ.
Cái gọi là "máy bay không người lái cảm tử", chẳng hạn như Shahed của Iran, có thể có giá chỉ bằng một chiếc ô tô cỡ nhỏ. Nga đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu ở Ukraine chỉ trong vài tuần qua.
Máy bay không người lái thường bay chậm nên có thể bắn hạ chúng bằng một khẩu súng trường và chúng chỉ mang theo một lượng nổ nhỏ tương đương với một quả đạn pháo, nhưng lại có thể bay được hàng trăm km.
Kiev cũng tuyên bố đã bắn hạ phần lớn trong số các máy bay không người lái của Nga. Nhưng vì chi phí thấp, chúng có thể thực hiện cuộc tấn công đồng loạt theo nhóm, gây khó khăn cho việc đánh chặn hoàn toàn.
Trong khi đó, hệ thống phòng không tiên tiến được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao trước tên lửa tấn công sẽ không phải là giải pháp lý tưởng để ngăn chặn các máy bay không người lái giá rẻ: hàng chục máy bay không người lái có thể có giá thấp hơn một tên lửa phòng không đất đối không được sử dụng để bắn hạ chỉ một trong số chúng.
Thay vào đó, các hệ thống phòng thủ chống máy bay không người lái chuyên dụng sử dụng cảm biến có thể phát hiện chúng bay tới và đánh chặn từ mặt đất, với phần mềm trí tuệ nhân tạo để giúp phát hiện và theo dõi chúng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong tuần này cho biết liên minh phương Tây sẽ cử lực lượng phòng thủ chống máy bay không người lái tới Ukraine trong những ngày tới, mặc dù ông không cho biết chi tiết.
Báo động không kích vang khắp Ukraine Báo động không kích bằng tên lửa đã vang lên ở nhiều khu vực của Ukraine vào sáng 22/10, bao gồm cả thủ đô Kiev. Tòa nhà trúng không kích của Nga ở thủ đô Kiev. Ảnh: New York Times Theo đài Sputnik, Nga đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng, quốc phòng, quân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser
Thế giới số
09:35:29 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025
Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển
Tin nổi bật
09:19:05 21/05/2025
Galaxy S25 Edge: Minh chứng cho chiếc smartphone vừa có thiết kế đẹp, vừa có ảnh sang
Đồ 2-tek
09:12:01 21/05/2025
Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?
Sao việt
09:03:21 21/05/2025
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025