Tên lửa RS-26 của Nga, Trung ám ảnh Mỹ lo sợ
Trung Quốc kinh ngạc, Mỹ lo sợ tên lửa đường đạn tối tân RS26 Rubezh vốn được mệnh danh là “sát thủ đối với lá chắn tên lửa” Nga.
Các chuyên gia quân sự thế giới kinh ngạc với loại vũ khí mới của Nga là hệ thống tên lửa trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh. Đầu tháng 3/2016, trên một kênh truyền hình Trung Quốc, một chuyên gia quân sự nước này đã bàn luận về sự độc đáo của RS-26 và sự kinh ngạc của quân đội các nước trước ICBM mới của Nga. ( ảnh minh họa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân RS -26 )
Theo các chuyên gia quân sự RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ cũng không thể làm gì được RS-26
Hệ thống tên lửa chiến lược Rubezh (còn có tên Avangard) do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa hạt nhân Yars với phần chiến đấu kiểu tách mang nhiều đầu đạn. Tên lửa nhiên liệu rắn RS-26 cũng mang mấy đầu đạn, nhưng nhẹ hơn (80 tấn so với 120 tấn) nên có tầm bắn nhỏ hơn. Yars có 2 biến thể: cố định và lắp trên xe bệ phóng cơ động, còn RS-26 dự định chỉ phóng từ xe bệ phóng cơ động mặt đất chứ không có biến thể lắp trong giếng phóng.
Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết tên lửa dài khoảng 12m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng 36 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500km/giờ)
RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Video đang HOT
Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 11.000 km. Có nghĩa là các đầu đạn khi cần có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tháng 12/2015, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller đã kêu gọi chính phủ Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga chính là với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước thủ tiêu tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn, mà thực tế là ICBM thì không bị chế tài hạn chế.
Theo ông Karakayev, RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động năm 2016. Giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự chọc thủng được lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic. Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Sự ra đời của ICBM RS-26 Rubezh có thể sẽ làm phá sản kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tốn kém hàng tỉ USD mà Mỹ đang cố gắng để thực hiện.
RS-26 Rubezh “Quái vật” không thể đánh chặn.
Phú Nguyễn
Theo_Báo Đất Việt
Dùng Uranium nghèo làm giáp, M1-Abrams vẫn bị RPG-7 Nga xé nát
Dù được trang bị giáp đa lớp và bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn nhưng tăng M1 Abrams vẫn bị súng chống tăng RPG7 của Nga phá hủy.
Giáp đa lớp nhưng không đủ mạnh
Để đảm bảo an toàn tối đa cho tổ lái xe, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho tăng M1 Abrams giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn.
Khi xe tăng bị bắn đạn xuyên thì trên một diện tích rất nhỏ viên đạn bắn vào sẽ tập trung đa phần năng lượng, thổi bay khối lượng kim loại trong lỗ thủng đạn bắn vào.
Vì thế, nếu sử dụng kim loại có tỉ khối thấp, thì đạn xuyên càng tốn ít năng lượng để xuyên giáp. Do đó, sử dụng giáp uranium nghèo với tỉ khối lớn sẽ giúp ngăn chặn có hiệu quả các loại đạn bắn vào xe tăng.
Đê chông lai cac tên lưa chông tăng co điêu khiên, xe đươc trang bi thiêt bi gây nhiêu AN/VLQ-8A. Khi tac chiên trong đô thi, xe đươc bô sung goi nâng câp TUSK (Tank Urban Survability Kit) vơi giap phan ưng nô ERA va giap lông đê bao vê xe khoi sung chông tăng.
Tăng M1 Abrams của Iraq bị phá hủy.
Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường không như nhà sản xuất Mỹ tính. Giáp lồng được bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
Hệ thống giáp này hoạt động như một dạng "bẫy đầu đạn" RPG-7 (loại vũ khí lực lượng phiến quân tại Iraq khiến tăng M1 Abrams thiệt hại nhiều nhất), khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua.
Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
Trước thực tế đó, giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7.
Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn "Tandem", đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn "tandem" này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống.
Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó.
Hỏa lực siêu mạnh
M1 Abrams ban đầu được trang bị pháo nòng trơn M68 cỡ 105mm nhưng sau đó được hiện đại hóa lên pháo M256 120mm trên biến thể M1A1 và M1A2. Yếu tố làm nên sức mạnh của pháo chính 105/120mm là nó sử dụng đạn xuyên giáp sabot đặc biệt được cấu tạo với một thanh kim loại nhỏ với một đầu được vót nhọn mà một đầu được gắn cánh nhằm ổn định đường bay.
Súng RPG-7 tấn công mục tiêu.
Đầu xuyên đạn Sabot làm bằng vật liệu Uranium nghèo, nó có tính dê bôc chay để tăng sự phá hủy mục tiêu, va co kha năng tư lam nhon cho phep xuyên sâu hơn vao vo giap gây thiêt hai năng đên kip lai xe tăng đich.
Viên đạn sabot gắn với thanh xuyên chỉ bằng một lớp nhựa mỏng, do đó phần vỏ đạn sẽ rơi ra ngay sau khi viên đạn vừa thoát khỏi nòng pháo. Thanh xuyên sẽ bay đi với một tốc độ cao, hướng thẳng đến mục tiêu.
Động năng cực lớn này tập trung vào một điểm cực kỳ nhỏ, do đó sức xuyên phá của nó là rất khủng khiếp. Và khi đã chui được vào trong xe tăng địch, nó sẽ vỡ thành từng mảnh, phá tan tành mọi thứ bên trong xe.
Ngoài khẩu pháo uy lực cùng đạn đặc biệt, M1-Abrams còn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép đạt độ chính xác cao với các mục tiêu tĩnh và động.
Theo đó, xe được trang bị máy tính đạn đạo tính đường đạn pháo dựa trên các thông số:góc bắn (xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách (xác định bằng hệ thống laser), tốc độ và hướng gió (cảm biến gió trên nóc xe),
thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu (xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Tổng hợp tất cả yếu tố, máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình thường.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Nga diễn tập triển khai tên lửa Iskander-M Đơn vị tên lửa thuộc Quân khu miền Đông ở nước Cộng hòa Buryatia (Siberia) đã được đặt vào vị trí báo động để chuẩn bị cho một cuộc tập trận chiến thuật mới. Đây sẽ là cuộc tập trận đầu tiên có sự góp mặt của hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M ở Siberia. Thông tin trên vừa được người phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?

Gã khổng lồ 'công nghệ gián điệp' NSO Group bị phạt 170 triệu USD trong vụ tấn công mạng

Tương quan tiềm lực quân sự, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan

Thông điệp Ấn Độ gửi Pakistan sau cuộc tấn công xuyên biên giới

Ấn Độ thông báo cho Mỹ, Nga và nhiều bên về tình hình chiến sự với Pakistan

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines
Có thể bạn quan tâm

Hứa giới thiệu việc làm qua Facebook để chiếm đoạt tiền của nạn nhân
Pháp luật
16:01:46 07/05/2025
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện
Tin nổi bật
15:50:35 07/05/2025
Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
Lạ vui
15:34:21 07/05/2025
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?
Sao việt
15:26:10 07/05/2025
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh
Đồ 2-tek
15:25:52 07/05/2025
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?
Sao âu mỹ
15:20:22 07/05/2025
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản
Phim châu á
15:14:18 07/05/2025
Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?
Hậu trường phim
15:04:21 07/05/2025
7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'
Phim việt
14:59:23 07/05/2025
Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết
Sao châu á
14:52:08 07/05/2025