Test “bánh quy” giúp nhận biết khả năng xử lý tinh bột của cơ thể
Đặt một chiếc bánh quy (chẳng hạn như bánh quy kem hoặc bánh quy nước) vào miệng và bắt đầu nhai, đồng thời nhìn đồng hồ. Khi nào bạn bắt đầu thấy vị ngọt? Điều này sẽ cho thấy cơ thể bạn xử lý carbonhydrat hoặc biến nõ thành mỡ tốt như thế nào.
Nếu mất dưới 14 giây để vị ngọt xuất hiện thì bạn có thể theo chế độ ăn nhiều carbohydrat, nhưng nếu mất hơn 30 giây, bạn không chuyển hóa carbohydrat hiệu quả và do đó có thể tích lũy nhiều calo hơn chúng.
Hãy thử đặt một chiếc bánh quy giòn vào trong miệng và bắt đầu nhai, đồng thời nhìn đồng hồ để xác định khả năng xử lý carbonhydrate
Chuyện gì vậy? Một số ít người may mắn có thể ăn thực phẩm nhiều carbonhydrat mà không bị tích tụ mỡ – bởi vì cơ thể họ có thể xử lý chúng rất hiệu quả – những người khác thì không thể. Theo TS. Sharon Maolem, chuyên gia di truyền người Canada và là cha đẻ của test bánh quy giòn, bài kiểm tra này cho thấy bạn rơi vào nhóm nào, và có thể giúp giải thích tại sao bạn luôn rất vất vả với cân nặng của mình.
Tuy khoa học còn chưa rõ ràng, song điều này liên quan đến mức amylase, một loại enzym trong nước bọt; nó phá vỡ tinh bột thành đường để cơ thể sử dụng làm năng lượng.
Video đang HOT
Một số người có nhiều amylase hơn tới 50 lần nên việc giáng hóa carbonhydrat dễ dàng hơn, đó là lý do tại sao thức ăn có vị ngọt nhanh hơn.
Nếu bạn không chuyển hóa carbonhydrat tốt như vậy, hãy giảm lượng chất bột đường như gạo, bánh mì và mì ống và thay vào đó là thật nhiều các loại rau nhiều chất xơ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Phân luồng bệnh nhân để chống lây nhiễm chéo
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam một số bệnh truyền nhiễm như: Sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng lây lan nhanh trong cộng đồng với nhiều diễn biến phức tạp. Trước mắt, để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cần đẩy mạnh phân tuyến, phân luồng bệnh nhân.
Đưa trẻ đi khám bệnh tay chân miêng tại BV Nhi Đồng 1 - TP Hồ Chí Minh.
Nguy cơ bùng phát dịch sởi
Thống kê cho thấy, hiện nay 24/24 quận, huyện của TPHCM đã có ca mắc bệnh sởi, trong đó số ca mắc tập trung nhiều nhất tại Thủ Đức, quận 12, quận 7... Bên cạnh đó, trong tuần qua, thành phố đã ghi nhận 355 ca tay chân miệng, giảm 8% so với tuần trước. Như vậy, tính từ đầu năm 2018 đến nay, thành phố có 4.567 ca tay chân miệng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Còn bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay có 14.589 ca, giảm 16% so với cùng kỳ.
Theo PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, tại khu vực phía Nam tình hình mắc sởi liên tục tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM...
BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi đồng 1- TPHCM cũng cho biết, bên cạnh số ca tay chân miệng tăng đột biến, tại bệnh viện còn có không ít trẻ mắc sởi. Đây cũng là một bệnh lây nhiễm rất nhanh. Ba tuần trước, bệnh viện phát hiện ca mắc sởi đầu tiên tại khoa Tim mạch. Hiện nay, bệnh viện xác định có khoảng gần 60 ca sởi, trong đó có 3-4 ca nặng. Được biết, trước tình trạng bệnh nhân tay chân miệng tăng cao, BV Nhi Đồng 1 đã chủ động phối hợp với Viện Pasteur TPHCM và Bệnh viện Nhiệt đới cho phân lập xét nghiệm chủng virus. Qua đó, nhận thấy chủng virus EV71 chiếm tỷ lệ cao, đặc biêt tuýp C4 giống với chủng virus gây ra vào năm 2011.
Tăng cường kiểm soát bệnh dịch
Để chủ động phòng chống dịch tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết,... ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, vệ sinh khử khuẩn nơi sinh hoạt, đồ chơi của trẻ tại nhà, tại trường và tại các khu vui chơi công cộng nhằm giảm thiểu sự hiện diện của mầm bệnh tay chân miệng trong môi trường.
Các bậc cha mẹ có con dưới 5 tuổi phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch; tự kiểm tra lại tiền sử tiêm vaccine sởi của trẻ và liên hệ trạm y tế phường, xã gần nhất để được tư vấn tiêm chủng phòng bệnh sởi cho trẻ. Trường hợp trẻ chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh sởi theo quy định sẽ được tư vấn tiêm bổ sung.
Theo các chuyên gia, bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết đều là các bệnh truyền nhiễm với cơ chế lây nhiễm khác nhau. Bệnh sởi lây theo đường hô hấp; Bệnh tay chân miệng lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh còn bệnh sốt xuất huyết lây do muỗi Aedes aegypti truyền bệnh.
Để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cần đẩy mạnh, phân luồng bệnh nhân theo hướng 1 chiều, bệnh nhân đi vào và đi ra thẳng khỏi bệnh viện, không đưa trẻ nhỏ đi lại nhiều nơi trong bệnh viện dễ lây nhiễm chéo từ trẻ khác. "Nếu không làm tốt việc cách ly, lọc bệnh thì khả năng lây nhiễm chéo, bệnh nặng sẽ còn tiếp diễn"- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay.
Hiện Bộ Y tế cũng đặt ra yêu cầu phải phân bệnh ngay từ tuyến dưới, không để bệnh nhẹ vẫn đổ dồn lên tuyến trên. Các bệnh viện cần phát huy hơn nữa vai trò của bệnh viện vệ tinh, phòng khám vệ tinh tại tuyến bệnh viện quận, huyện; tuyên truyền, vận động người dân có con bị bệnh nhẹ đến khám và điều trị tại tuyến dưới; hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhi chỉ mắc tay chân miệng độ 1 vẫn nằm điều trị nội trú ở các bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM như hiện nay.
Lê Minh
Theo daidoanket
Không muốn bị nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng bạn hãy làm ngay những điều này Chỉ cần ghi nhớ những "bí kíp" dưới đây là bạn có thể tránh bị nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng. Rửa tay Trước khi bạn đeo kính áp tròng, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt hết vi trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Sau khi rửa tay bạn hãy lấy khăn lau khô tay. Theo hướng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Bật mí về nam VĐV cao 2,2m, đóng phim kinh dị trăm tỷ nhưng chẳng ai biết
Hậu trường phim
13:37:57 03/05/2025
Harley-Davidson ra mắt CVO Road Glide RR 2025, giá 2,8 tỷ đồng
Xe máy
13:36:46 03/05/2025
Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng
Thế giới số
13:32:41 03/05/2025
Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"
Sao âu mỹ
13:21:51 03/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2
Phim châu á
13:17:56 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
Nhạc việt
13:05:29 03/05/2025
"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025