“Thà lương đừng có tăng!”
Thông tin lương cơ bản tăng lên 830.000 đồng/tháng (bắt đầu từ 1-5-2011) không khiến công chức vui mừng. Ngược lại, họ đang lo ngại bão giá sẽ theo đà này để có cớ tăng thêm một cách chính đáng.
Đi… giật lùi
Thông tin tăng lương cơ bản lên 830.000 đồng/tháng xuất hiện đúng thời điểm cơn bão giá đang hoành hành mạnh nhất. Mỗi tháng được thêm 100.000 đồng tiền lương khiến những người thụ hưởng không những không vui mà nỗi lo còn được nhân đôi.
“Trước khi tăng lương, mọi thứ như: xăng, ga, thực phẩm, vv… đã tăng rồi nhưng tất cả đều vin cái cớ xăng dầu tăng giá để đu theo. Nay có thông tin tăng lương thì giá cả lại tăng tiếp, tăng hiển nhiên và có lý nữa”, chị Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng.
Giá rau củ quả, thực phẩm đã tăng chóng mặt kể từ đầu tháng 3 đến nay
Câu chuyện tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng/tháng hâm nóng cả các diễn đàn trực tuyến và trở thành câu chuyện thu hút sự quan tâm của đông đảo các thành viên. Thậm chí, từ thông tin tăng lương tối thiểu trong bối cảnh bão giá như hiện nay, nhiều người đã cùng nhau “hiến kế” để có những cách chi tiêu tiết kiệm nhất có thể.
“Sợ nhất là chưa kịp lĩnh lương cơ bản có cả phần tăng thêm thì đã nai lưng ra gánh các loại tăng khác: học phí của con, tiền đi chợ, xăng xe, tiền ga (mới tăng 50 ngàn đồng/bình), tiền điện (sẽ tăng trong thời gian ngắn nhất), tiền nước v…v… Tóm lại là nếu để nguyên lương ở mức cũ cũng được (vì khoản tăng không thấm tháp vào đâu). Lương cơ bản tăng làm gì để mọi thứ tăng theo? Lương thì tăng theo cấp số cộng, giá cả tiêu dùng thì tăng theo cấp số nhân”.
Nhiều người khác cũng đồng cảm với suy nghĩ và thổ lộ: “Đọc xong thông tin tăng lương cơ bản thêm 100 ngàn đồng/tháng mà chảy nước mắt, giờ cái gì cũng lên giá gấp mấy lần rồi mà tận tháng 5-2011 lương mới lên, mà chỉ nhích lên 100.000 đồng. Thà lương đừng có lên để mọi thứ bình ổn còn hơn”.
Trước tình cảnh ảm đạm này, có người còn chua chát: “Được tăng lương mà ai cũng buồn thế, đúng là ngược đời, là nghịch lý cuộc sống!”.
Bở hơi tai chạy theo giá
Video đang HOT
Cơn bão giá hoành hành được gần 1 tháng nay và hiện đã “ngấm” đến những cuộc sống của người dân. Nhiều người thu nhập thấp cho biết mình đang “lê lết” sống qua thời kỳ khó khăn này, khi mà mọi thứ đều tăng giá vù vù, cả tiền thuê nhà cũng theo đà bão giá để leo thang.
“Cà pháo trước có giá là 9.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4 mua đã tăng thành 18.000 đồng/kg, tăng đúng gấp đôi. Trước đổ xăng tầm 75 ngàn là đầy bình, giờ đổ 100 ngàn mà vẫn thấy vơi vơi. Mới nửa tháng trước mua 1 chai sữa tươi với giá 25 ngàn, vậy mà nay đã phải mua với giá 28 ngàn rồi. Cứ bão giá thế này chắc phải cố sống lê lết cho qua ngày đoạn tháng mất thôi”, chị Thuận (phường Ngọc Thụy, Long Biên) than thở.
Người tiêu dùng chỉ dám ngó ngàng đến nhu yếu phẩm trong siêu thị. Nhiều người đang “bở hơi tai” chạy theo bão giá
Chị Thuận đang thuê nhà giá 1,5 triệu đồng/tháng nhưng từ khi giá cả tăng, giá nhà đã leo lên 1,8 triệu đồng/tháng. Tiền điện tăng từ 3.000 đồng/số lên 3.500 đồng/số. Với khoản thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng của cả 2 vợ chồng, chị Thuận chật vật xoay sở nuôi 2 đứa con nhỏ và trang trải toàn bộ chi phí nhưng cứ đến gần cuối tháng là hết sạch tiền.
“Tôi đang tính phải gửi đứa lớn về quê ngoại cho ông bà nuôi hộ. Nếu cáng cả hai con cùng toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại và các khoản chi tiêu tối thiểu khác thì cả hai vợ chồng không kham được”, chị nói.
Thời buổi giá cả tăng cao cũng khiến các khoản chi tiêu bị thu hẹp lại đáng kể, người dân hầu như chỉ dành tiền cho nhu yếu phẩm chứ không hướng đến các khoản làm đẹp, ăn chơi. Anh Trung, chủ một cửa hàng thời trang trên phố Nguyễn Lương Bằng cho biết: “Ở thời điểm này cách đây 1 hoặc 2 năm, mỗi ngày cửa hàng phải bán được 6-7 triệu tiền hàng nhưng từ đợt sau Tết đến giờ mỗi ngày chỉ được 2-3 triệu đồng. Nhu cầu mua sắm áo quần đang giảm rõ rệt”.
Tại các siêu thị, giá cả tăng cao đã đặt người tiêu dùng đứng trước những lựa chọn chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý. Các siêu thị như BigC, Maximark cho biết tỷ trọng thực phẩm bán ra so với các mặt hàng phi thực phẩm đang tăng mạng trong tháng 3.
Tại siêu thị Maximark, doanh thu từ nhóm thực phẩm trong tháng 3 chiếm 70% trong tổng doanh thu của siêu thị, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Tại siêu thị Big C, doanh thu từ thực phẩm tăng 20%.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Bão giá", vẫn đổ xô đi nước ngoài du lịch
Mặc dù "bão" giá, các công ty du lịch vẫn dự báo nhu cầu khách đi du lịch sẽ tăng khoảng 25- 30% trong các dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, thay vì chọn các tour nội địa thì các điểm đến trong khu vực châu Á năm nay được khách Việt lựa chọn do giá tour thấp, chất lượng dịch vụ ổn định, thuận lợi cho việc mua sắm, nghỉ ngơi, vui chơi, thủ tục thuận tiện...
Giá tour nước ngoài rẻ hơn trong nước?
Đến thời điểm này, khi dịp nghỉ lễ 30.4- 1.5 còn nửa tháng nữa, một số tour đi nước ngoài của các công ty lớn đã ngừng đón khách vì lượng đăng ký quá đông.
Giá tour nước ngoài rẻ hơn trong nước? (Ảnh:nkh287 - phuot.com)
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn- đại diện của Công ty du lịch Vietravel, nhu cầu đi nước ngoài của khách du lịch Việt thể hiện khá rõ với mức tăng 30-40% so với năm trước. Giá các tour nước ngoài năm nay được các công ty giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh tăng khoảng 10% (sau khi giá xăng dầu tăng hồi tháng 2.2011). Vietravel dự kiến đón 19.000 khách trong dịp 30.4- 1.5, đến nay đã có hơn 15.000 khách đăng ký.
Nhiều công ty du lịch cho biết: Khi xây dựng tour đã phải rất căn cơ để điều chỉnh tăng ở mức thấp nhất, nhằm đưa ra giá hấp dẫn, thu hút du khách. Dù vậy, giá tour trong nước vẫn cao hơn nhiều giá tour nước ngoài. Riêng về giá, tour trong nước đã khó cạnh tranh với tour nước ngoài, chưa nói đến sự chuyên nghiệp trong khai thác du lịch ở các điểm đến du lịch nước ngoài. Giá tour hiện được các công ty du lịch chào bán từ TP.HCM đi Campuchia 4 ngày- 3 đêm, khách sạn từ 3- 5 sao, giá 3,2- 4,2 triệu đồng/ người. Tour đi Thái Lan 5 ngày- 4 đêm, khách sạn 3-4 sao, giá 6,2- 6,6 triệu đồng/ người... Trong khi đó, TP.HCM đi Hà Nội- Ninh Bình- Hạ Long- Bắc Ninh, 4 ngày- 3 đêm, giá 8,6- 9,3 triệu đồng/ người. Tour đi Phú Quốc, 3 ngày- 2 đêm, khách sạn 3-4 sao, giá 7,5 triệu đồng/ người....
Các tour nước ngoài như đi Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Singapore, Malaysia... vẫn hút khách nhất. Hầu hết các thị trường đều ổn định. Chỉ có thị trường Nhật Bản hoặc những tour nối Nhật Bản với Châu Âu, Hàn Quốc là bị ảnh hưởng do động đất, sóng thần hồi tháng 3 ở nước này.
Một số thị trường trong khu vực châu Á vẫn đang tung ra các chương trình giảm giá mạnh, các chiến dịch bán hàng giảm giá, quà tặng, phần thưởng hấp dẫn để thu hút khách nước ngoài. Đặc biệt là giá dịch vụ vận chuyển, ăn nghỉ và giá cả chung ở các thị trường nước ngoài không tăng, các đối tác ổn định nên tour nước ngoài được nhiều khách lựa chọn hơn. Cơ cấu khách cũng đã thay đổi, từ 40% tổng lượng khách lựa chọn đi nước ngoài, 60% khách đi du lịch trong nước ở những năm trước nay tỉ lệ khách đi nước ngoài so với đi du lịch nội địa đã đổi thành 6/4. Các công ty du lịch cũng thích làm tour đưa khách đi nước ngoài (outbound) hơn vì ổn định, không phải tính toán nhiều mà vẫn có lãi.
Đau đầu vì giá nội địa tăng cao
Các công ty du lịch nội địa hiện nay đang phát hoảng lên vì giá cả trong nước thay đổi quá lớn. Giá tour du lịch nội địa hiện đã tăng khoảng 30- 50% do giá đầu vào (vé máy bay, điện, xăng dầu, lương thực thực phẩm) tăng quá cao khiến giá các dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, khách sạn đều tăng đến mức nhiều công ty du lịch bối rối, không biết phải làm thế nào để vừa bán được tour, vừa thu hút được khách mà lại không bị lỗ.
Một số thị trường trong khu vực châu Á vẫn đang tung ra các chương trình giảm giá mạnh, các chiến dịch bán hàng giảm giá, quà tặng, phần thưởng hấp dẫn để thu hút khách nước ngoài (Ảnh:Lekimahung - phuot.com)
Thậm chí, các công ty dự báo, giá hiện nay khó duy trì được đến ngày nghỉ lễ mà sẽ tiếp tục tăng vì giá thị trường, giá đầu vào trong nước vẫn tăng. Trong khi đó, người dân vẫn chưa có thói quen đặt tour, đặt dịch vụ trước nên chắc chắn không tránh khỏi tình trạng vỡ hợp đồng (chấp nhận chịu phạt khi phá hợp đồng nếu bán được giá cao hơn), găm hàng ép giá, nâng giá vô tội vạ các dịch vụ, "cháy" dịch vụ vì khách tăng đột biến ở những điểm du lịch nổi tiếng...
"Làm khách nội địa, khách đi đoàn đông chắc chắn lỗ. Các công ty lữ hành đua nhau bán tour cho khách lẻ hoặc đưa khách đi nước ngoài thì mới mong lấy công làm lãi. Khách sạn cũng đang nhìn ngó nhau để tăng giá mà không bị mất khách. Vận chuyển thì cứ viện cớ giá xăng dầu tăng để tăng giá xe. Hiện tượng "té nước theo mưa" làm doanh nghiệp du lịch điêu đứng. Du lịch đang thiết lập mặt bằng giá tour mới. Suy cho cùng, khách du lịch là những người phải gánh chịu những cơn tăng giá này"- ông Đinh Quang Lực- Tổng giám đốc Công ty du lịch South Pacific cho biết.
Với các tour nội địa, khách du lịch lựa chọn các chuyến đi xa, chất lượng cao. Khách miền Bắc thích đến nghỉ biển, thăm di sản thế giới tại miền Trung (Hội An- Đà Nẵng- Huế- Phong Nha - Kẻ Bàng) tới Cần Thơ nối tuyến Phú Quốc và TP.HCM. Khách miền Nam và miền Trung đặc biệt thích khám phá cung đường Đông - Tây Bắc, thăm Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình, Cát Bà...
Các điểm du lịch nổi tiếng khác ở trong nước như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Mũi Né, đồng bằng sông Cửu Long, Mộc Châu, Côn Đảo, Buôn Ma Thuột... cũng khó tránh cảnh đông đúc, chen lấn, tăng giá quá quy định...
Giải thích về việc tăng giá tất cả các tour nội địa, ngoài lý do giá đầu vào các dịch vụ tăng, đại diện các công ty du lịch cho biết: Năm 2009- 2010, có tour giảm giá 20- 35% do chiến dịch kích cầu du lịch toàn quốc "Ấn tượng Việt Nam" và "Việt Nam điểm đến của bạn". Giá vé máy bay, dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm... đều giảm giá nhưng năm nay không có chiến dịch kích cầu lớn, các công ty du lịch dù cố gắng cũng không thể có mức giá tốt hơn khi giá vé máy bay không giảm mà còn tăng, khách sạn tăng, giá xe tăng, lương hướng dẫn viên tăng, giá nhà hàng tăng.
(Theo Báo Văn Hóa)
Bão giá, đi trăng mật bằng... xe máy Chỉ vì giá cả tăng vùn vụt mà nhiều cặp tân hôn đành hoãn không kỳ hạn chuyến trăng mật. Nhiều đôi đi nghỉ trăng mật bằng... xe máy. Chọn cho mình một kỳ nghỉ trăng mật giá rẻ nhất có thể hoặc hoãn tuần trăng mật là cách mà các cặp vợ chồng son ứng phó với cơn bão giá hiện nay....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong

Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội

2 người đi xe máy lao xuống vực ở Tam Đảo

TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay

Nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lớn kéo dài

Cảnh tượng chưa từng thấy sau vụ tai nạn giao thông giữa ngã tư

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Kết quả nồng độ cồn, ma túy của tài xế
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh tơi tả dưới mưa bão chứng minh 1 điều về visual của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
13:16:43 11/05/2025
Tay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy Viên
Sao châu á
13:10:33 11/05/2025
BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?
Netizen
13:09:18 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
Sao thể thao
13:05:11 11/05/2025
Bí ẩn chưa có lời giải về Đoàn Di Băng
Sao việt
13:02:36 11/05/2025
Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng
Thời trang
13:02:28 11/05/2025
Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'
Hậu trường phim
12:54:55 11/05/2025
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5
Trắc nghiệm
12:15:28 11/05/2025
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?
Thế giới
11:50:12 11/05/2025
Những món đồ nội thất phòng ngủ một thời gây bão dần bị 'thất sủng'
Sáng tạo
11:11:10 11/05/2025