Thả tôm trong ruộng lúa, không sợ hạn mặn, lợi nhuận gấp đôi
Những năm gần đây, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã thả nuôi tôm mỗi khi nước mặn về, trồng lúa khi mùa mưa đến để tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích. Ở một số nơi, bà con còn thả tôm càng trong ruộng lúa, tạo ra sản phẩm tôm và lúa an toàn, có giá bán cao.
Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ tiến hành trồng một vụ lúa hoặc kết hợp nuôi tôm càng xanh lúa. Ảnh: Ngọc Oanh
Mùa khô năm nay, xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền, mức độ tàn phá hơn cả đợt hạn mặn năm 2015 – 2016 khiến nhiều nơi sản xuất và sinh hoạt khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nơi người dân không cần lo chống hạn mặn, bởi họ đã tìm cách thích ứng, thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên để tồn tại, phát triển.
Thay đổi để thích ứng
Nhận thấy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng ở ĐBSCL, trong tương lai có thể có những diễn biến bất lợi hơn, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã chủ động liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu, thử nghiệm những mô hình sản xuất thích ứng với tình hình, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Trong đó có thể kể đến mô hình luân canh lúa và thủy sản đang được triển khai hiệu quả tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, điểm mạnh của mô hình tôm – lúa là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với độc canh cây lúa. Mức thu nhập trung bình của mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa đạt khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.
Hay như mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện với quy mô 234ha ở huyện Hòn Đất và Gò Quao cũng đem lại hiệu quả.
Theo đó, mô hình đã lắp đặt 8 trạm quan trắc môi trường và 7 ống cảm biến ướt khô xen kẽ, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa thông minh. Qua đó, nông dân có thể giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động để tiết kiệm nước tưới, từ đó nâng cao thu nhập.
Mô hình thâm canh tôm – lúa ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.L
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hiển – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2016-2019, đơn vị đã thực hiện các chương trình, dự án trên cây lúa được hơn 26.000ha, gần 2.000ha tôm – lúa, cá – lúa, 500ha cây ăn trái, hơn 700 điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…
“Các mô hình trên phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững. Có nhiều mô hình đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, sâu sắc về mặt xã hội như ở vùng U Minh Thượng, việc nuôi tôm, cua, cá kết hợp với trồng lúa hữu cơ có tính thân thiện môi trường cao hơn so với trồng chuyên canh, bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư” – ông Hiển cho biết.
Ngoài mô hình tôm – lúa, bà con nông dân các vùng ven biển, có nguy cơ hạn mặn cao ở Kiên Giang còn phát triển tốt mô hình nuôi vịt biển thương phẩm, nuôi vịt kết hợp nuôi cá. Trong khi ở tỉnh Bạc Liêu, chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích người dân thả nuôi tôm càng nuôi trong ruộng lúa.
Ông Phạm Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết: Khi thả tôm càng trong ruộng lúa, cây lúa sẽ được chăm sóc tốt hơn do không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật, con tôm thì được bổ sung thức ăn, phù du trong quá trình chăm sóc lúa. Theo tính toán, thu nhập của mô hình lúa, tôm càng, tôm sú trên 1ha có thể đạt 80 triệu đồng/năm.
Đề xuất chính sách cho mô hình tôm – lúa
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mô hình canh tác tôm – lúa tại ĐBSCL là mô hình canh tác hở, hầu hết điều kiện canh tác phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của vùng. Đa phần mô hình tôm – lúa phát triển ở nội đồng, vào mùa nắng thiếu nước, nhưng mùa mưa thì ứ đọng nước. Do đó, phát triển bền vững tôm – lúa ở ĐBSCL cần thực hiện theo hướng phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn 2030.
Ông Lê Hoàng Tùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu cũng cho rằng cần đẩy mạnh việc tổ chức các tổ hợp tác, HTX vùng tôm – lúa. Trong đó các mô hình HTX, tổ hợp tác sẽ là cơ sở phát triển cánh đồng lớn, giúp khắc phục được các hạn chế về giống tôm, giống lúa; hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thúc đẩy bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
Thương lái thu mua tôm càng xanh tại ruộng với giá 105.000 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)
Trên cơ sở các mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn đang được ứng dụng, các nhà khoa học cũng cho rằng, trước mắt các địa phương ĐBSCL cần rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch các vùng tôm – lúa, lúa – màu, chuyên lúa phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện tự nhiên.
Về lâu dài, cần ban hành quy hoạch sử dụng đất thống nhất cho toàn vùng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm – lúa và tôm – màu tập trung; đầu tư các hệ thống trữ, bơm cấp nước ngọt để chủ động cho sản xuất; tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa chịu mặn cao, phù hợp với vùng nuôi tôm lúa…
Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Mô hình tôm – lúa qua sản xuất thực tế đã chứng minh tính thích với ứng biến đổi khí hậu, có khả năng phát triển trong điều kiện nước biển xâm nhập, bảo vệ môi trường; sản phẩm lúa an toàn vì nông dân ít hoặc không dùng thuốc bảo vệ thực vật… Để nâng cao hiệu quả mô hình, nông dân cần quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là hình thức nuôi tôm 2 giai đoạn nhằm cải tạo đất cắt mầm bệnh, tăng hiệu quả mô hình.
Theo Danviet
Hàng ngàn khối nước ngọt miễn phí cứu vườn sầu riêng bị hạn mặn
Anh Nguyễn Minh Hiếu - thành viên Hợp tác xã Rạch Gầm (Tiền Giang), đơn vị đang phối hợp tỉnh Tiền Giang cung cấp nước ngọt miễn phí cho nông dân nhằm cứu các vườn sầu riêng đang bị hạn mặn cho biết, đơn vị này đã đưa hàng ngàn khối nước ngọt miễn phí về các địa phương để hỗ trợ nông dân cứu vườn sầu riêng bị hạn mặn.
"Hôm qua (13/3), HTX đã triển khai 2 sà lan (1.700 - 2.000 khối nước/sà lan) và hôm nay sẽ có thêm một sà lan nữa đưa nước ngọt đến 2 xã: Tam Bình và Phú Phong (Cai Lậy) - nơi có nhiều diện tích sầu riêng bị hạn mặn", anh Hiếu thông tin.
Nước ngọt được đưa vào sà lan và chuyển đến các địa phương có diện tích sầu riêng bị hạn mặn.
Cũng theo anh Hiếu, sắp tới ngoài việc dùng sà lan trọng tải lớn để lấy nước ở thượng nguồn, HTX còn dùng sà lan trọng tải nhỏ để chở nước vào các vùng trồng sầu riêng nằm sâu trong nội đồng qua hệ thống sông, rạch nhỏ.
Hiện, mỗi ngày HTX có thể cung cấp tối đa khoảng 10.000 khối nước ngọt cho nông dân.
Do bị ảnh hưởng của hạn mặn khốc liệt thời gian qua, nhiều diện tích cây ăn trái, đặc biệt là sầu riêng, ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và TX. Cai Lậy (Tiền Giang) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nơi, nông dân phải mua nước ngọt với giá 200.000 - 300.000 đồng/khối để tưới cây. Trước tình hình đó, UBND tỉnh quyết định thuê sà lan chở nước về cấp miễn phí cho người dân từ ngày 15/3 đến hết tháng 4.
Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy Nguyễn Văn Bằng cho biết, hiện nhiều xã trên địa bàn huyện, như Tam Bình, Ngũ Hiệp, Tân Phong, Long Trung, Long Tiên... thiếu nước ngọt trầm trọng. Đến nay, địa phương có 800ha sầu riêng bị rụng lá, 40ha cây bị chết chủ yếu do thiếu nước ngọt.
Nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang đã rụng lá trơ trụi do bị hạn mặn.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, tỉnh sẽ thuê tàu chở nước ngọt cấp cho các huyện trên để tưới cho 12.100ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn, mặn, với thời gian hỗ trợ nước ngọt để tưới 1,5 tháng. Tổng kinh phí thực hiện theo phương án là gần 37 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, đối với cây sầu riêng giai đoạn cho thu hoạch (trên 5 năm tuổi trở lên) cần 100 lít nước/cây/lần tưới và tưới 4 lần/tháng. Như vậy, với mật độ trồng bình quân 200 cây/ha phải cần 80 khối nước/ha/tháng. Đối với cây sầu riêng giai đoạn kiến thiết (từ 2 đến 5 năm tuổi) thì cần 50 lít/cây/lần tưới và cần tưới 40 khối nước/ha/tháng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Anh Tuấn nhận định, việc cấp ngọt cho các địa phương phục vụ vùng trồng sầu riêng là rất khẩn cấp. Những khu vực, diện tích sầu riêng nào đang "khát" nước ngọt thì ưu tiên trước.
Riêng các khu vực nằm xa kinh trục, địa phương phải có ghe, có tàu nhỏ để trung chuyển đến điểm cố định. Tỉnh cho kinh phí thuê tàu chở nước về, địa phương phải bỏ kinh phí mua bạt về trải lấy nước ở những điểm cố định và ghe trung chuyển vào những điểm sâu bên trong.
Nhiều nơi nông dân phải mua nước ngọt với giá "cắt cổ" để tưới sầu riêng.
Các huyện như Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và TX. Cai Lậy trực tiếp ký hợp đồng với Hợp tác xã (HTX) Rạch Gầm để chở nước; giám sát quá trình lấy nước, lo phương tiện vận chuyển nước cho người dân.
Theo Danviet
"Xé rào" trồng lúa (Bài 3): Không đổ hết lỗi cho nông dân Phân tích về nguyên nhân vì sao dù đã được cảnh báo, song nhiều hộ nông dân vùng ĐBSCL vẫn "xé rào" trồng lúa ở những vùng nước có nguy cơ bị nhiễm mặn, GS - TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về cây lúa ở ĐBSCL, cho rằng, "do người dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt
Có thể bạn quan tâm

Vợ nhận được một món quà từ chồng nhưng lại sợ hãi 'hất tung' khi thấy thứ này bên trong
Góc tâm tình
20:55:21 12/05/2025
Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
20:43:01 12/05/2025
Băng nhóm sản xuất thuốc giả lĩnh án
Pháp luật
20:33:31 12/05/2025
Amber Heard thông báo hạ sinh cặp song sinh, nói 1 điều gây xúc động
Sao âu mỹ
20:26:13 12/05/2025
Lọ Lem đột ngột đổi xe, chở Hạt Dẻ xuống phố hậu ồn ào, sắc vóc ngỡ ngàng?
Netizen
20:23:44 12/05/2025
Thêm 1 nhân vật lên tiếng căng giữa drama tình ái của Wren Evans, thừa nhận giữ trong tay nhiều bí mật
Sao việt
20:21:56 12/05/2025
Thái Hòa phấn khích và lo lắng đóng cặp Lê Phương
Hậu trường phim
20:17:28 12/05/2025
Lý giải cơn sốt "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", hút 5 tỷ lượt xem
Nhạc việt
19:51:06 12/05/2025
Hendrio tìm được bến đỗ mới?
Sao thể thao
19:11:44 12/05/2025